Sẽ triển khai thí điểm điều trị bệnh nhân COVID-19 tại nhà

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đây là nội dung được Bộ trưởng Bộ Y tế nêu ra trong hội nghị tập huấn trực tuyến về quản lý, điều trị và chăm sóc người nhiễm SARS-CoV-2, người bệnh COVID-19 và an toàn tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, diễn ra vào sáng 13/8.

Triển khai thí điểm chương trình điều trị bệnh nhân COVID-19 tại nhà

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết trong thời gian qua, lực lượng khám chữa bệnh cùng hệ thống y tế dự phòng, các viện, các trường và toàn thể ngành y tế đã cùng nhau hết sức nỗ lực trong công tác phòng, chống dịch. Lực lượng y tế luôn luôn sẵn sàng, nỗ lực hết mình để phục vụ công tác phòng, chống dịch, giảm tỷ lệ tử vong tại các điểm nóng.

Tại những tỉnh, thành phố đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Bình Dương… công tác phòng, chống dịch đã được tập trung cao độ và có rất nhiều nỗ lực. Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, bên cạnh công tác dự phòng, vấn đề điều trị là ưu tiên trọng tâm với các địa phương trong giai đoạn hiện nay để giảm tối đa các trường hợp tử vong. Từ thực tiễn chống dịch, chúng ta thấy cần rút ra một số bài học kinh nghiệm.

Về công tác tổ chức khám, chữa bệnh nói chung và đặc biệt là điều trị bệnh nhân COVID-19 nói riêng đã được thay đổi trên nguyên tắc tất cả người dân đều được tiếp cận và cung cấp các dịch vụ y tế và đảm bảo tiếp cận nhanh, thuận tiện, chất lượng cho bệnh nhân.

“Tới đây chúng tôi sẽ triển khai thí điểm chương trình điều trị tại nhà tại TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố khác khi có ca nhiễm tăng nhanh, vượt quá khả năng thu dung, điều trị của các cơ sở; để đảm bảo vấn đề quản lý và điều trị bệnh nhân COVID-19 ở tại nhà, ở các cơ sở thu dung, điều trị ban đầu. Tầng điều trị này rất quan trọng để bệnh nhân được tiếp cận nhanh nhất với dịch vụ y tế”- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết thêm, Bộ Y tế đã sửa đổi các phác đồ về điều trị theo cách thức tiếp cận rộng rãi hơn, đảm bảo tiếp cận rộng rãi với tất cả các loại thuốc.

Khi triển khai chương trình điều trị tại nhà thí điểm sẽ sử dụng thuốc Molnupiravir, một trong những thuốc được đánh giá là giảm nhanh nồng độ virus.

Bộ Y tế cũng đề nghị các doanh nghiệp có thể sản xuất thuốc này có thể trao đổi với các doanh nghiệp có bản quyền để chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc. Đây là vấn đề rất quan trọng trong điều trị tại cộng đồng.

Ngoài ra, việc điều trị cho bệnh nhân nặng đang có hỗ trợ thuốc Remdesivir (đã về một đợt) và một số thuốc kháng virus khác.

“Coi thuốc kháng virus là một trong các vũ khí chống lại virus để áp dụng cho bệnh nhân theo từng mức độ hướng dẫn chuyên môn và có thể áp dụng đại trà”, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thanh Long. Ảnh: Dân Trí

Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thanh Long. Ảnh: Dân Trí

Điều trị theo mô hình tháp 3 tầng

Đối với các địa phương, Bộ Y tế đã có hướng dẫn chia tầng điều trị theo mô hình tháp 3 tầng, trong đó tại tầng 1, bao gồm các bệnh viện dã chiến, các địa điểm tại cộng đồng, kể cả tại gia đình… để quản lý và chăm sóc người nhiễm COVID-19 không triệu chứng, theo điều kiện của từng địa phương.

Tầng điều trị thứ 2 - vô cùng quan trọng và phải có đủ oxy cho người bệnh, thuốc kháng đông và kháng viêm

Có 3 yếu tố cực kỳ quan trọng mà tầng điều trị này phải chuẩn bị, đó là oxy; thuốc kháng đông và thuốc kháng viêm. Bộ trưởng nói: “Nếu chúng ta làm tốt công tác điều trị ở tầng này thì sẽ giảm nhẹ ca mắc và không làm tăng nặng ca nhiễm. Khả năng cứu sống bệnh nhân nhiều hơn, thực tế đã chứng minh điều đó”.

“Đây là tầng điều trị vô cùng quan trọng, do đó các địa phương phải đặc biệt chú trọng tăng cường năng lực cho các cơ sở y tế thuộc tầng này để đảm bảo có thể thực hiện được các kỹ thuật cao nhất khi cần. Đối với tầng 2, chúng tôi khuyến cáo nên sử dụng máy thở dòng cao (HFNC) trong điều trị, máy thở không xâm nhập… và một số trang thiết bị khác mà nhân viên y tế có thể kiểm soát được”, Tư lệnh ngành Y tế nhấn mạnh.

Về thuốc kháng đông và thuốc kháng viêm, Bộ trưởng nhắc lại một lần nữa: Các cơ sở ở tầng điều trị thứ 2 phải luôn luôn có oxy, thuốc kháng đông và kháng viêm; phải cho bệnh nhân sử dụng sớm để giảm mức độ nặng của bệnh nhân.

Tầng thứ 3 là tầng điều trị hồi sức tích cực. Bộ Y tế yêu cầu tất cả các địa phương phải chuẩn bị cả về nhân lực và trang thiết bị cho tầng điều trị này. Riêng nhân lực phải sử dụng được máy thở xâm nhập.

“Các địa phương cần rà soát lại các tầng điều trị trên địa bàn, trên nguyên tắc tăng công suất tối đa của các tầng điều trị. Ngay tại tầng 1 phải tăng khả năng, dung lượng điều trị. Tầng thứ 2 và 3 cũng vậy, để khi dịch xảy ra, các địa phương không bị ngỡ ngàng, không hoang mang, bị động. Phải chuẩn bị cao hơn một mức”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Các địa phương phải chuẩn bị nhân lực cho phòng, chống dịch

Các địa phương phải chuẩn bị về nhân lực cho phòng chống dịch, đặc biệt cho công tác điều trị; không nên có tâm lý trông chờ vào nguồn nhân lực chi viện.

Cũng liên quan đến vấn đề nhân lực, Bộ trưởng Bộ Y tế lưu ý phải thường xuyên, liên tục đào tạo về chuyên môn sử dụng máy thở cho nhân viên y tế; đào tạo về thực hành chia ca, chia kíp trực; đào tạo về đảm bảo phòng hộ trong thực hiện nhiệm vụ “nói thì đơn giản nhưng bắt tay vào việc thì không dễ, ngay cả cách thức mặc, cởi quần áo bảo hộ cho đến cách đeo khẩu trang”.

“Phải duy trì được lực lượng y tế mới có thể thực hiện công tác điều trị lâu dài được. Chúng tôi đề nghị các địa phương đã chuẩn bị phải chuẩn bị cao hơn, mong dịch không xảy ra, nhưng khi dịch xảy ra thì không lúng túng, bị động”, GS.TS Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Về thiết lập các Bệnh viện dã chiến, Trung tâm hồi sức tích cực, Bộ trưởng lưu ý các địa phương nên chọn mặt bằng sẵn, cũng như có sẵn các trang thiết bị để trong trường hợp cần thiết triển khai ngay. UBND tỉnh, thành phố, Sở Y tế có quyền thành lập các trung tâm này ngay để phục vụ cho việc chăm sóc bệnh nhân.

Sửa đổi các phác đồ về điều trị theo cách thức tiếp cận rộng rãi hơn, đảm bảo tiếp cận rộng rãi với tất cả các loại thuốc.

Cũng tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế đã huy động hỗ trợ tổng lực cho Thành phố. Bộ Y tế đã thành lập 1 Bệnh viện và 4 Trung tâm hồi sức tích cực bệnh nhân nặng và nguy kịch tại TP Hồ Chí Minh, trong đó Bệnh viện Chợ Rẫy điều hành Bệnh viện hồi sức tích cực COVID-19 TP Hồ Chí Minh với quy mô 1000 giường; Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh đều đã nhận bệnh nhân nặng và nguy kịch.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế hình thành các trung tâm điều trị hồi sức tích cực tại Bình Dương (đã khành thành đi vào hoạt động ngày 12/8), tại Đồng Nai, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ...

Bộ Y tế đã yêu cầu các cơ sở y tế trên toàn quốc phải dành ít nhất 40% nhân lực để sẵn sàng cho tình huống có diễn biến phức tạp mà khả năng các địa phương không đáp ứng được thì phải điều động lượng nhân lực lớn hỗ trợ, giống như hiện nay chúng ta đang tiếp tục điều động lượng nhân lực lớn cho TP Hồ Chí Minh, hỗ trợ cho các tỉnh miền Đông Nam bộ cũng như một số các tỉnh có dịch nặng nề.

Tuy nhiên người đứng đầu ngành y tế tiếp tục nhấn mạnh: “Các địa phương cần xây dựng kịch bản có tình huống xấu xảy ra trên địa bàn”.

Đọc thêm

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.

Cô gái trẻ mắc viêm não do... khối u buồng trứng

Bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) -  Vốn là một cô gái trẻ khỏe mạnh, khoảng 2 tuần trước ngày nhập viện điều trị, bệnh nhân nữ T.H.N.Y (20 tuổi, ở Cẩm Lệ, Đà Nẵng) có biểu hiện rối loạn tâm thần, nói nhảm nên được người nhà đưa đi bệnh viện...

Bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương nêu 'bí quyết' giúp cai thuốc lá thành công

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Anh - Trưởng Khoa thăm dò và Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Phổi Trung ương.
(PLVN) - Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Anh – Trưởng Khoa thăm dò và Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Phổi Trung ương, có 3 yếu tố giúp người hút tránh được tác hại của các loại thuốc lá, đặc biệt là thuốc lá mới gồm: Hiểu biết, quyết tâm và sự hỗ trợ. Trong đó quyết tâm là yếu tố quan trọng nhất.

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)
(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Chữa lành tổn thương từ “không gian ảo”

Cần phải tách bản thân ra khỏi “thế giới ảo”, gần gũi với thiên nhiên, cuộc sống thực để chữa bệnh do mạng xã hội gây ra. (Ảnh minh họa - Nguồn: Trekking-Camping)
(PLVN) - Theo thống kê, có khoảng 73% người Việt Nam sử dụng Internet. Trong đó, có rất nhiều người thường xuyên dùng các tài khoản mạng xã hội. Đây là một không gian tiện lợi để mọi người trò chuyện, kết nối, nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Trong đó, không ít cá nhân đã bị tổn thương tâm lý từ cộng đồng “ảo” trên mạng xã hội.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.
(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Cần đẩy mạnh công tác phòng, chống lao trong trại giam

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh lao của phạm nhân trong các trại giam của nước ta vẫn cao, nhận thức của phạm nhân về bệnh lao, đặc biệt là lao/HIV, lao đa kháng thuốc còn hạn chế nên nguy cơ lây nhiễm trong môi trường này rất lớn...

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.