Tuyệt đối không phun khử khuẩn trực tiếp lên nhân viên y tế, người bệnh

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo Bộ Y tế, việc lạm dụng phun khử khuẩn không những không có hiệu quả để khử khuẩn không khí, bề mặt, mà còn gây ô nhiễm môi trường, lãng phí hóa chất, không an toàn cho sức khỏe của người bệnh.

Bộ Y tế mới có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng Y tế các ngành; Giám đốc Bệnh viện, Viện trực thuộc Bộ Y tế và Bệnh viện thuộc trường đại học về việc tuân thủ đúng các biện pháp vệ sinh môi trường bề mặt trong cơ sở khám, chữa bệnh

Theo Bộ Y tế, hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng xuất hiện hình ảnh một số cơ sở khám chữa bệnh chưa tuân thủ đúng các biện pháp vệ sinh môi trường bề mặt như: phun khử khuẩn môi trường trong và ngoài phòng bệnh; phun khử khuẩn lên người bệnh, người nhà người bệnh và đồ dùng cá nhân; phun khử khuẩn lên phương tiện phòng hộ cá nhân của nhân viên y tế; phun khử khuẩn lên chất thải....

Việc lạm dụng phun khử khuẩn như trên không những không có hiệu quả để khử khuẩn không khí, bề mặt mà còn gây hậu quả nặng nề như: ô nhiễm môi trường, lãng phí hóa chất, đặc biệt không an toàn cho sức khỏe của người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế.

"Chỉ phun khử khuẩn đối với bề mặt không thể lau và khi không có người trong khu vực đó", Bộ Y tế lưu ý.

Để bảo đảm tuân thủ đúng các biện pháp phòng chống bệnh dịch, vệ sinh môi trường bề mặt trong cơ sở khám chữa bệnh, Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng Y tế các ngành; Giám đốc các Bệnh viện, Viện trực thuộc Bộ Y tế và Bệnh viện thuộc trường đại học chỉ đạo các đơn vị trực thuộc một số công việc.

Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh chữa bệnh tại Quyết định 5188/QĐ-BYT ngày 14/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tuân thủ vệ sinh môi trường bề mặt và xử lý nghiêm các hành vi không đúng.

Đọc thêm

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.

"Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang xạ trị

Khánh thành khu vui chơi và học tập cho bệnh nhi tại Trung tâm Ung bướu.
(PLVN) - Chiều 3/5, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ khánh thành khu vui chơi và học tập với tên gọi “Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang điều trị tại khoa Xạ trị 2, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế.

Suýt tử vong vì mắc căn bệnh thường gặp rồi đi uống thuốc nam

Các xét nghiệm cho thấy có tình trạng rối loạn đông máu trầm trọng, số lượng tiểu cầu giảm sâu, men gan tăng cao, suy các cơ quan. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Cấp Cứu của đơn vị vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 17 tuổi, đến từ Bắc Giang. Cách vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện mụn nước nhiều vùng lưng, ngực không rõ sốt kèm theo mệt nhiều. Đặc biệt, trước đó, bệnh nhân có tiếp xúc với em gái ruột bị thủy đậu đã khỏi.