Sẽ hết cảnh “thò tay xé vé” khi qua trạm thu phí?

Ở Đài Loan, thiết bị thu phí tự động gắn trên giá long môn, phía dưới xe vẫn qua trạm với tốc độ cao
Ở Đài Loan, thiết bị thu phí tự động gắn trên giá long môn, phía dưới xe vẫn qua trạm với tốc độ cao
(PLO) - Sau kỳ nghỉ Tết Bính Thân vừa qua, tại các cửa ngõ ra vào các đô thị lớn trong cả nước, giao thông bị tê liệt nhiều giờ do phương tiện tăng đột biến khiến các trạm thu phí quá tải nghiêm trọng.

Nguyên nhân dẫn đến ùn tắc là do các trạm thu phí trên các tuyến cao tốc  vẫn sử dụng công nghệ… “thò tay xé vé”, làm chậm thời gian lưu thông, gây ùn ứ phương tiện vào ngày cao điểm.

“Đóng cửa” vẫn… không tắc

Theo thống kê, trung bình mỗi ngày có khoảng 23.000 lượt xe qua cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Trong những ngày nghỉ Tết, lượng phương tiện qua tuyến  đường này tăng đột biến, lên 35.000 - 40.000 lượt.

Theo đó, mỗi xe qua trạm phí này mất khoảng 20 giây, bình quân mỗi làn xe chỉ cho phép khoảng 180 xe đi qua/giờ. Tuy nhiên, trong dịp Tết vừa qua, có xe đã phải chờ đợi đến gần một tiếng đồng hồ để di chuyển qua trạm thu phí, trong khi cả đoạn đường này, trong điều kiện lưu thông bình thường chỉ mất hơn 20 phút.

Trạm thu phí Cầu Giẽ dù đã phải mở thêm 2 làn thu phí lưu động ở đường ngược chiều cùng với 8 làn thu phí khác, nhưng ùn tắc vẫn kéo dài tới cả cây số.

Theo các chuyên gia về giao thông đường bộ cũng như kinh nghiệm của một số nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, nếu muốn hạn chế hoặc chấm dứt tình trạng trên cần sử dụng công nghệ thu phí tự động không dừng (ETC) để tăng năng lực xử lý cho các trạm thu phí đường bộ thay cho nhân công. 

Trao đổi với PLVN, ông Richard -  Phó Tổng Giám đốc Công ty FETC  Đài Loan (Trung Quốc) - đơn vị đã sử dụng công nghệ ETC để thu phí tại các tuyến cao tốc trên đảo Đài Loan cho hay: “Với các thiết bị (camera, đầu đọc...) hiện đại được lắp đặt tại các giá long môn khắp từ Bắc vào Nam của Đài Loan đã cho phép hệ thống của chúng tôi thu nhận, xử lý hình ảnh, tính phí đường bộ chi tiết và không bỏ sót bất kỳ xe nào dù tất cả các xe vẫn  lưu thông qua trạm  với tốc độ cao”.

Theo đó, để sử dụng dịch vụ này, chủ phương tiện được cấp miễn phí một thẻ định danh E-tag  dán trên kính trước của xe ôtô kèm một tài khoản thu phí để giao dịch trên các tuyến đường bộ. Thẻ E-tag dán trên xe sẽ nhận được một tín hiệu tần số cao và hoàn thành việc giao dịch thu phí chỉ trong vòng 0,02 mili giây, thay vì 20 giây/phương tiện theo phương thức thủ công trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ hiện nay. 

Ứng dụng công nghệ ETC, tại các trạm thu phí luôn có một hệ thống “barie” bao gồm các thiết bị giám sát hiện đại thường xuyên làm việc với độ chính xác cao  như những cánh cửa tại các trạm thu phí đường bộ ở Việt Nam hiện nay.

Nhưng thực tế, những “cánh cửa” này không hề gây ùn tắc do áp dụng công nghệ lưu giữ lượt xe qua trạm bằng hình ảnh để tính phí thay vì bố trí nhân viên ngồi xé vé rồi nhấn nút mở barie cho xe qua trạm.

Quyết tâm hoàn thành trong tháng 6

Theo ghi nhận của PLVN, trong dịp Tết Bính Thân, một số trạm thu phí tại các cửa ngõ ở TP HCM, Quảng Bình… đã mở cửa trạm cho phương tiện đi qua để tránh ùn tắc giao thông. Cụ thể, các trạm như Quán Hàu (Quảng Bình), Sông Phan (Bình Thuận) đã mở cửa nhiều thời điểm trong các ngày Tết mà không thu phí.

Các trạm ở phía Bắc, khi có hiện tượng ùn tắc cũng đã thực hiện các giải pháp bán vé từ xa và phân luồng bằng cách đảo chiều - giảm cửa vào và tăng cửa ra để tránh ùn tắc.

Tuy nhiên, những giải pháp này vẫn chỉ mang tính tạm thời, bởi với điều kiện giao thông như hiện này, ùn tắc sẽ lại tái diễn vào những dịp cao điểm. Vì thế, ngay phiên họp diễn ra trong ngày đầu năm, Thứ trưởng phụ trách Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường đã chỉ đạo các cơ quan chức năng của Bộ này phải tập trung triển khai một số dự án đối tác công - tư (PPP), trong đó có Dự án thu phí tự động không dừng kết hợp kiểm soát tải trọng xe trên toàn quốc (giai đoạn 1 áp dụng cho QL1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên (QL14) theo hình thức hợp đồng BOO), với tổng mức đầu tư khoảng hơn 1.500 tỷ đồng. 

“Chúng tôi đặt mục tiêu đến tháng 6 này phải cơ bản hoàn thành việc lắp đặt thiết bị tại các trạm thu phí đường bộ BOT trên tuyến QL1 và QL14 để có thể ứng dụng ngay công nghệ ETC vào thời điểm sau 30/6/2016”, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường khẳng định.

Được biết, ứng dụng công nghệ thu phí tự động không dừng RFID, mỗi chip nhớ sẽ chứa một mã mang thông tin về xe và chủ xe. Khi xe qua trạm phí, đầu đọc được bố trí quanh trạm sẽ nhận biết mã này và máy tính sẽ so sánh với mã đã lưu trong cơ sở dữ liệu.

Hệ thống sẽ tự động đối chiếu thông tin và kiểm tra tài khoản của chủ xe. Nếu hợp lệ và số tiền trong tài khoản còn đủ thì hệ thống tự động trừ tiền tương ứng với lần xe qua trạm. 

Dự kiến trong giai đoạn đầu, Bộ GTVT sẽ duy trì  song song  hai hình thức với một nửa số làn thu phí không dừng và một nửa một dừng để chuyển đổi dần dần, đồng thời tạo điều kiện cho các chủ phương tiện có thời gian làm quen và tiếp cận với công nghệ. Nhưng đến sau năm 2020, sẽ tiến hành thu phí tự động không dừng hoàn toàn tại tất cả các trạm.

Đơn vị triển khai dự án cần đẩy nhanh tiến độ

Sẽ hết cảnh “thò tay xé vé” khi qua trạm thu phí? ảnh 1

“Sau khi Bộ GTVT có chủ trương triển khai thu phí tự động trên toàn quốc, Ceco 545 – chủ đầu tư Dự án nâng cấp QL1 (km947 - km987) đoạn Quảng Nam đã triển khai xây dựng hệ thống hạ tầng, kỹ thuật  thu phí theo mô hình mẫu về đường và nhà điều hành... như Bộ đã phê duyệt, nhưng đến nay không hiểu sao vẫn chưa triển khai. Để tạo tính đồng bộ và tránh xảy ra ùn tắc như dịp sau Tết vừa qua, chúng tôi đề nghị Bộ GTVT và đơn vị được giao triển khai dự án đẩy nhanh tiến độ chuyển giao công nghệ thu phí tự động. Ceco 545 sẽ ký Phụ lục hợp đồng và chấp thuận đưa vào vận hành hệ thống này”. 

Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng công trình 545 Thân Hóa

Đọc thêm

Cục CSGT tăng cường xử lý vi phạm giao thông theo chuyên đề

Cục CSGT tăng cường xử lý vi phạm giao thông theo chuyên đề
(PLVN) - Trong năm 2023 và 3 tháng đầu năm 2024, lực lượng CSGT toàn quốc đã tập trung xử lý các hành vi là nguyên nhân gây TNGT. Trong đó vi phạm về nồng độ cồn 1.045.844 trường hợp, chiếm 20,21%; ma túy 4.522 trường hợp; đi sai làn đường, phần đường 102.878 trường hợp; tránh vượt không đúng quy định 15.261 trường hợp; quá tải 123.177 trường hợp...

Tổ chức chạy tàu 'Kết nối di sản miền Trung'

Tuyến đường sắt nối Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng sẽ qua đèo Hải Vân hi vọng sẽ đem đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách.
(PLVN) - Để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách từ Huế đến Đà Nẵng và ngược lại, từ ngày 26/3/2024, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng tổ chức vận hành đoàn tàu trên khu đoạn Huế - Đà Nẵng và ngược lại theo hình thức kinh doanh vận tải kết hợp khai thác dịch vụ du lịch.

Con số đáng báo động

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Cả nước hiện có gần 1.900km đường cao tốc, nhưng do phân kỳ đầu tư nên trong giai đoạn 1, 5 dự án mới có 2 làn xe, gồm: Cam Lộ - La Sơn, La Sơn - Túy Loan, Yên Bái - Lào Cai, Thái Nguyên - Chợ Mới, Hòa Lạc - Hòa Bình.