Sẽ có chi nhánh Văn phòng Thừa phát lại?

(PLO) - Nghị định 61/CP ngày 24/7/2009 về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại TP.Hồ Chí Minh cũng như Nghị định 135/CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định 61 đều không quy định Văn phòng Thừa phát lại có thể mở chi nhánh hoặc đặt các điểm giao dịch. Tuy nhiên, với những địa bàn đặc thù thì quy định như trên có vẻ cứng nhắc.
Từ mô hình “điểm tiếp nhận hồ sơ”
Theo Nghị định 61/CP: “Văn phòng Thừa phát lại (TPL) có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính… Cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành, chế độ tài chính của Văn phòng TPL thực hiện theo quy định của Nghị định này, trong trường hợp Nghị định này không quy định thì áp dụng quy định của Luật Doanh nghiệp”. Nghị định cũng quy định điều kiện cũng như thủ tục đăng ký hoạt động của Văn phòng TPL. Tuy nhiên, Nghị định 61 (và cả Nghị định 135 sau này) đều không quy định Văn phòng TPL được lập chi nhánh (hoặc một hình thức đại diện tương đương).
Trên thực tế, do hoạt động TPL mới đang triển khai thí điểm (tại 13 địa phương, trong đó có những địa phương đã lập nhiều văn phòng như TP.HCM thành lập 12 văn phòng, Hà Nội có 8 văn phòng, còn một số tỉnh hiện chỉ có 2- 3 văn phòng) nên việc lập các văn phòng chủ yếu mới chỉ ở các địa bàn kinh tế phát triển, lại không đồng đều. Do đó, vấn đề đặt ra là ở những địa bàn mà người dân có nhu cầu, TPL có thể đặt các điểm giao dịch để tiếp nhận hồ sơ hay không? 
Theo ông Nguyễn Văn Lạng, Trưởng Văn phòng TPL Ba Đình (Hà Nội) thì Văn phòng này đã mạnh dạn đặt các điểm tiếp nhận hồ sơ và tư vấn về TPL tại các địa bàn xa trung tâm. “Nói đơn giản như địa bàn của chúng tôi ở tận Mê Linh, để tống đạt một văn bản, riêng việc đi, về đã mất cả ngày trời, có cố gắng lắm cũng chỉ nhận tống đạt được khoảng 2 văn bản. Hay nếu người dân có yêu cầu mà buộc họ phải đến tận quận Ba Đình để được tư vấn thì vừa mất thời gian, vừa tốn kém. Cho nên chúng tôi tổ chức người phụ trách mạng lưới ở đó tiếp nhận và tư vấn cho dân. Những người phụ trách này đều có hiểu biết về TPL và làm theo chế độ khoán việc”, ông Lạng cho biết. Được biết, ở Hà Nội một số Văn phòng TPL cũng đang duy trì mô hình này.
Có thể lập đại diện ở các vùng khó khăn?
Là một tỉnh có địa bàn rộng, gồm cả miền núi, biên giới và hải đảo, trong khi đó toàn tỉnh hiện chỉ có 4 Văn phòng TPL, do đó để đảm bảo đúng thời gian cho việc lập vi bằng cũng như thực hiện tống đạt giấy tờ đối với Quảng Ninh cũng còn nhiều khó khăn. 
Trưởng Văn phòng TPL Cẩm Phả Trần Ngọc Toàn cho biết “Nhiều trường hợp chúng tôi đi tống đạt ở các huyện miền núi hay hải đảo có khi mất cả tuần, chưa kể nếu gặp bão hay biển động thì còn mắc kẹt lâu hơn. Tuy nhiên, cả việc lập vi bằng và tống đạt giấy tờ đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về thời gian”.
Thời gian ở đây đơn cử theo Nghị định 61/CP quy định về lập vi bằng thì trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày lập vi bằng, TPL phải gửi một bản  về Sở Tư pháp để đăng ký. Vậy những vi bằng không đảm bảo về thời gian thì giải quyết ra sao? 
Trưởng phòng Bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đăng Vĩnh cho biết, vì điều kiện địa lý cách trở nên khi lập vi bằng, TPL phải chủ động gửi qua email để Sở Tư pháp thẩm định về nội dung trước, sau đó đăng ký cho kịp thời. Được biết ở Quảng Ninh, hiện nay do các Văn phòng đều chỉ có một trụ sở chính nên có nơi (như TP.Uông Bí) Thành ủy đã tạo điều kiện cho TPL ngồi tại Trung tâm hành chính công để tiếp nhận và hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ của TPL. Đây cũng là một hình thức để TPL đến gần dân hơn.
Trong tương lai xa, nhiều ý kiến đề nghị xem xét việc cho phép các Văn phòng TPL đặt đại diện ở các vùng sâu, xa, biên giới, hải đảo hay các vùng có tính đặc thù khác để thực hiện kịp thời các nhiệm vụ được giao.

Đọc thêm

Hội Cựu chiến binh Bộ Tư pháp tri ân các "địa chỉ đỏ", thăm lại chiến trường xưa dọc Miền Trung - Tây Nguyên

Đoàn CCB Bộ Tư pháp thực hiện nghi lễ dâng hương hoa, tưởng niệm tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn. Ảnh: Nguyên Phong
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Hội Cựu chiến binh (CCB) Bộ Tư pháp đã bắt đầu chuyến hành trình tri ân thăm chiến trường xưa dọc dải đất miền Trung – Tây Nguyên với các “địa chỉ đỏ” đầu tiên là mảnh “đất lửa” Quảng Trị, Huế anh hùng.

Những cống hiến thầm lặng của một nữ Phó Chi cục trưởng Thi hành án dân sự

Chấp hành viên Nguyễn Thị Hương – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự Thị xã Bình Long
(PLVN) -Trong lĩnh vực thi hành án dân sự, công việc của chấp hành viên vốn đã đầy thử thách, nhưng với những người phụ nữ đảm nhận vai trò này, khó khăn lại nhân lên gấp bội. Nhưng vượt lên tất cả, họ vẫn luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Chị Nguyễn Thị Hương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Bình Long (Bình Phước) là trường hợp như vậy.

Sở Tư pháp Điện Biên quyết tâm xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh

Tập thể công chức, viên chức và người lao động Sở Tư pháp Điện Biên quyết tâm xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.
(PLVN) - Những năm qua, Sở Tư pháp tỉnh Điện Biên luôn chú trọng công tác xây dựng Đảng, không ngừng sáng tạo, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động ; thực hiện các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên. Qua đó, góp phần t hực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị được giao, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh tiếp và làm việc với Giám đốc Sở Tư pháp khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc)

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh tiếp và làm việc với Giám đốc Sở Tư pháp khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc)
(PLVN) - Chiều 21/4, tại Trụ sở Bộ Tư pháp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã có buổi tiếp và làm việc với ông Lý Đạo Quân, Giám đốc Sở Tư pháp khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và đoàn công tác Sở Tư pháp tỉnh Quảng Tây.

Cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng pháp luật phải có luận cứ chặt chẽ, cụ thể

Toàn cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 21/4, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã chủ trì buổi làm việc với đơn vị về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong công tác xây dựng pháp luật. Ông Ngô Trung Thành, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú cùng tham dự buổi làm việc.

Quy định chủ thể ban hành văn bản trong Trung tâm tài chính quốc tế: Cần phản ứng linh hoạt, kịp thời khi thị trường tài chính thế giới thay đổi

Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát của QH Lê Thị Nga.
(PLVN) - Tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của QH về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam vừa qua, nhiều đại biểu bày tỏ sự quan tâm đến vấn đề áp dụng pháp luật tại TTTCQT.

Sửa đổi Luật Quốc tịch: Đồng hành, lắng nghe và gắn kết kiều bào với khát vọng vươn mình

Quang cảnh Tọa đàm về chính sách pháp luật với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tại Hà Nội, ngày 13/1/2023.(Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Kiều bào ta dù ở đâu cũng đều hướng về quê hương - đất nước. Trong mọi chặng đường lịch sử, kiều bào ở khắp mọi nơi luôn đồng hành cùng đất nước, dân tộc. Việc sửa đổi Luật Quốc tịch lần này là bước đi quan trọng để “cởi trói” về mặt pháp lý, để người Việt Nam dù đang ở trong nước hay đang an cư, lạc nghiệp ở nước ngoài đều có thể chung tay góp sức, đồng tâm, hiệp lực đưa quê hương - đất nước mình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Việt Nam có lợi thế của "người đi sau" khi xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế

Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong.
(PLVN) - Nhiều ý kiến lo ngại về sự thành công của Trung tâm tài chính quốc tế (TTTC) tại Việt Nam trong bối cảnh nhiều trung tâm tương tự ở thế giới và khu vực chưa thành công sau nhiều năm phát triển. Báo PLVN đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong để làm rõ hơn những lợi thế cạnh tranh cũng như khả năng thành công của TTTC tại Việt Nam.