Sau ngày 26/8, Đà Nẵng sẽ chống dịch tiếp theo như thế nào?

Đà Nẵng sẽ có 10 ngày "ai ở đâu ở yên đó" khi dịch chưa kiểm soát sau ngày 26/8
Đà Nẵng sẽ có 10 ngày "ai ở đâu ở yên đó" khi dịch chưa kiểm soát sau ngày 26/8
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đà Nẵng đang thực hiện 10 ngày “vàng” (16-26/8) “ai ở đâu ở yên đó” với quyết tâm cắt đứt các chuỗi lây nhiễm và bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng. Tuy nhiên, thực tế là đến ngày thứ 8, Đà Nẵng vẫn ghi nhận số ca mắc COVID-19 nhiều. Chính vì thế, kế hoạch chống dịch sau ngày 26/8 và việc đảm bảo an toàn và an sinh cho người dân cũng như cộng đồng doanh nghiệp được Đà Nẵng thực hiện ra sao, rất được dư luận quan tâm…

Bài toán khó "chống dịch triệt để hay sống chung với dịch"!

Trước sự bùng phát của dịch bệnh, từ ngày 16/8, Đà Nẵng áp dụng những biện pháp phòng chống dịch mạnh nhất từ trước đến nay với phương châm “ai ở đâu thì ở đó” theo Chỉ thị số 05/CT-UBND và Quyết định số 2788/QĐ-UBND (viết tắt Chỉ thị 05 và quyết định 2788). Trong thời gian này, các lực lượng chức năng đã triển khai khoanh vùng, truy vết, lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 trên toàn thành phố nhằm nhanh chóng sàng lọc, đưa các ca nhiễm COVID-19 ra khỏi cộng đồng; đồng thời, kiểm soát chặt chẽ nhằm ngăn chặn chuỗi lây lan của dịch bệnh.

Thông tin về tình hình dịch bệnh vào chiều 24/8, bà Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế TP. Đà Nẵng cho biết, trong 8 ngày vừa qua (từ 16/8 đến ngày 24/8), Đà Nẵng đã xét nghiệm cho hơn 978.000 lượt người, phát hiện được 1.370 ca bệnh, kịp thời xác định và phong tỏa, cách ly y tế đối với những khu vực nguy cơ rất cao.

Bà Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế thành phố thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố đến thời điểm hiện nay

Bà Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế thành phố thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố đến thời điểm hiện nay

Đến nay, qua 2 xét nghiệm và đang lấy mẫu lần thứ 3, thành phố vẫn ghi nhận số lượng ca mắc cao, từ 150 đến gần 200 ca mắc mỗi ngày, trong đó có hàng chục ca trong cộng đồng; đã phát hiện các điểm nóng ở một số phường của quận Hải Châu và quận Cẩm Lệ.

Cụ thể, đợt 1 (từ ngày 16/8 – 18/8), Đà Nẵng xét nghiệm 360.332 lượt người; phát hiện 142 ca mắc (khu vực phong tỏa: 55 ca, đại diện hộ gia đình: 81 ca, lực lượng phòng, chống dịch các cấp, cung ứng hàng hóa: 6 ca). Đợt 2 (từ ngày 19/8 – 21/8), tính đến ngày 24/8 (một số mẫu xét nghiệm lấy mẫu vào đợt 2 nhưng hôm nay có kết quả xét nghiệm, trong đó có nhóm mẫu nghi ngờ lấy lại) có 373.283 lượt người, phát hiện 189 ca mắc (trong đó, khu vực phong tỏa: 68 ca, đại diện hộ gia đình: 121ca)

Đợt 3 (tính từ ngày 22/8), tính đến ngày 24/8, đã lấy mẫu 225.799 lượt người, phát hiện 12 ca (+), chưa có kết quả: 11.484 lượt người.

Trong ngày 24/8, Đà Nẵng ghi nhận 153 ca. Từ ngày 3/5 đến nay, toàn thành phố đã ghi nhận 3.399 bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó khoảng 1820 ca đang được điều trị, có hàng chục trường hợp chuyển biến nặng.

Theo bà Ngô Thị Kim Yến, trong khi chờ kết quả xét nghiệm lần 3, nhưng thành phố vẫn nhận định dịch bệnh trên địa bàn ở mức nguy cơ rất cao với những diễn biến hết sức phức tạp. “Còn rất nhiều ca ở cộng đồng. Năng lực chúng ta sẽ không thể chịu nỗi khi số ca dương tính tăng lên. Theo tính toán của chúng tôi, nếu số bệnh nhân vượt quá con số 6.000 người, hệ thống y tế thành phố sẽ quá tải. Vì thế, giải pháp "ai ở đâu ở yên đó" là giải pháp không thể thay thế được”, bà Yến chia sẻ

Bà Yến phân tích, khi thực hiện quyết định 2788, thì phải sau 14 ngày mới đánh giá hết được. Vì thế, để có sở sở đánh giá cho quyết định sau ngày 26/8 của Đà Nẵng, thì cuối ngày 26 mới đầy đủ. Tuy vậy, bà vẫn không quên tiên lượng trước là số ca mắc vẫn nhiều. Bên cạnh việc chuẩn bị nhiều nguồn lực chống dịch, Đà Nẵng cũng đang triển khai kế hoạch tiêm chủng vaccine nhanh và an toàn. Bà Yến cho rằng, chống dịch triệt để hay sống chung với dịch hiện vẫn đang là bài toán khó với Đà Nẵng.

Đà Nẵng với bài toán khó "chống dịch triệt để hay sống chung với dịch"

Đà Nẵng với bài toán khó "chống dịch triệt để hay sống chung với dịch"

Nói thêm về quan điểm “chống dịch triệt để hay sống chung với dịch”, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh đơn cử rõ thực tế để người dân nhìn nhận rằng, khi thưc hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, Đà Nẵng ghi nhận bình quân 22 ca mắc mỗi ngày; thực hiện Chỉ thị 05 của thành phố, Đà Nẵng ghi nhận 74 ca F0/ ngày; thực hiện quyết định 2788 thì bình quân 162 F0/ngày. Như vậy, ông Hồ Kỳ Minh đúc kết, số ca tăng từng giai đoạn. Việc triển khai càng quyết liệt, bóc tách lượng lớn F0 trong cộng đồng. Không chỉ vậy, với tình hình các địa phương cả nước như hiện nay, thực tế để ngăn lây nhiễm rất khó khăn.

Giải pháp nào khi Đà Nẵng có thêm 10 ngày “ai ở đâu ở yên đó” !

Trước tình hình trên, Giám đốc Sở Y tế đề nghị, Đà Nẵng cần có phương án 5K cộng. Có nghĩa, ngoài giải pháp 5K, phải thêm mũ chống giọt bắn. Đặc biệt, người dân buộc phải hình thành được thói quen liên tục và nhuần nhuyễn ở vấn đề này.

Đà Nẵng đã có nhiều giải pháp nếu tiếp tục thêm 10 ngày "ai ở đâu ở yên đó"

Đà Nẵng đã có nhiều giải pháp nếu tiếp tục thêm 10 ngày "ai ở đâu ở yên đó"

Cùng với đó, tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch thành phố, trong khi chờ kết quả xét nghiệm lần 3, thành phố dự kiến sau 8 giờ ngày 26/8 sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt phòng, chống dịch, thực hiện giãn cách xã hội với nguyên tắc “ai ở đâu thì ở đó”, theo tinh thần Chỉ thị 05 và Quyết định 2788.

Thành phố sẽ phân chia các vùng có mức độ nguy cơ khác nhau để áp dụng các biện pháp phù hợp: Địa bàn có nguy cơ rất cao (vùng đỏ) là vùng cách ly tuyệt đối; địa bàn có nguy cơ và nguy cơ cao (vùng vàng) thì thực hiện các biện pháp theo Quyết định 2788/QĐ-UBND, đồng thời bổ sung một số hoạt động được phép thực hiện nhằm đảm bảo việc cung ứng lương thực, thực phẩm cho người dân; thay đổi người làm việc tại các công sở, cơ quan. Các nhà máy, cơ sở sản xuất được hoạt động với tối đa 30% số người làm việc và đảm bảo điều kiện “3 tại chỗ”; hoạt động tại cơ quan, công sở nhà nước bố trí tối đa 10% số người làm việc. Đối với địa bàn có mức độ nguy cơ thấp (vùng xanh) thì giao Chủ tịch UBND cấp quận, huyện áp dụng các biện pháp theo Chỉ thị số 05 và một số hoạt động theo Chỉ thị số 16; phát động phong trào thi đua bảo vệ và mở rộng vùng xanh trong khu dân cư. Các công trình xây dựng trọng điểm được phép hoạt động khi đảm bảo điều kiện thực hiện “3 tại chỗ”.

Phó Chủ tịch Hồ Kỳ Minh thông tin về các giải pháp của Đà Nẵng sau ngày 26/8, tại cuộc họp báo chiều 24/8

Phó Chủ tịch Hồ Kỳ Minh thông tin về các giải pháp của Đà Nẵng sau ngày 26/8, tại cuộc họp báo chiều 24/8

Phó Chủ tịch Hồ Kỳ Minh cho biết, có thể sẽ thực hiện “ai ở đâu có yên đó” thêm 10 ngày. “Những biện pháp thành phố đưa ra trong thời điểm này là những quyết định hết sức khó khăn, được cân nhắc kỹ với mục tiêu bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân là trên hết. Thành phố mong muốn người dân, các đơn vị, tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tiếp tục chia sẻ, ủng hộ và đồng hành cùng chính quyền thành phố trong giai đoạn khó khăn này. Sự chung tay, góp sức và chấp hành của mỗi cá nhân, từng tổ chức sẽ là động lực lớn lao, nhân tố quyết định để thành phố đẩy lùi và kiểm soát dịch bệnh, sớm đưa thành phố trở lại trạng thái bình thường mới”, Phó Chủ tịch Hồ Kỳ Minh nói

Để hiểu rõ hơn cách thức thực hiện, Phó Chủ tịch Hồ Kỳ Minh nêu, ngoài 3 vùng chia ra như trên, chỉ có một số bộ phận cũng như một số doanh nghiệp được hoạt động nhưng kiểm soát chặt chẽ, xét nghiệm, đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch. Những doanh nghiệp, cơ sở không được phép hoạt động, sẽ cho được tối đa 3 người để duy trì vận hành. Về các công trình xây dựng trọng điểm, chờ quyết định của Chủ tịch UBND thành phố trong thời gian tới. Riêng lực lượng chống dịch và y tế làm công tác chuyên môn, nay vẫn tiếp tục làm công tác chuyên môn, điều trị, tiếp tục tách F0 ra khỏi cộng đồng.

Về các giải pháp tổ chức, cung ứng lương thực, thực phẩm cho người dân, ông Chinh nhấn mạnh, đã giao Sở Công Thương phối hợp với UBND các quận huyện đảm bảo cung ứng cho người dân trong 10 ngày tới. Thành phố đã có phương án bảo đảm cung ứng lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu cho người dân thành phố thông qua hệ thống siêu thị lớn, các chuỗi cửa hàng tiện lợi và đội ngũ vận chuyển của các đơn vị, các công ty vận chuyển chuyên nghiệp, công ty vận chuyển công nghệ với những quy định nghiêm về phòng, chống dịch bệnh như được tiêm Vaccine, xét nghiệm SARS-CoV-2 định kỳ, trang thiết bị bảo hộ, khử khuẩn...

Giám đốc Sở Công thương Đà Nẵng trả lời về tình hình cung ứng lương thực, thực phẩm và khẳng định hàng hóa thiết yếu không thiếu

Giám đốc Sở Công thương Đà Nẵng trả lời về tình hình cung ứng lương thực, thực phẩm và khẳng định hàng hóa thiết yếu không thiếu

Trả lời rõ hơn về vấn đề tình hình lương thực, thực phẩm đang được người dân quan tâm, Giám đốc Sở Công thương TP. Đà Nẵng Lê Thị Kim Phương khẳng định, hàng hóa thiết yếu tại Đà Nẵng không thiếu. Tuy nhiên, khi các chợ truyền thống đóng cửa đã làm tăng áp lực lên các trung tâm thương mại, siêu thị… trong việc huy động nhận lực và 1 lượng lớn hàng hoá từ nơi cung ứng. Vì thế, ngoài cho phép đội ngũ Shipper công nghệ hoạt động có ký kết, Sở Công thương sẽ cho nâng số lượng nhân viên làm việc tại các siêu thị, trung tâm thương mại lên 60% nhân lực. Ngoài ra, những nhân viên này cũng sẽ không phải làm việc “3 tại chỗ” để thay ca, đảm bảo cung ứng hàng.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.