Sau 15/8 điều chuyển vaccine từ địa phương không tiêm hết cho đơn vị khác

Hà Nội triển khai tiêm vaccine cho người dân. Ảnh: Nguyễn Nam
Hà Nội triển khai tiêm vaccine cho người dân. Ảnh: Nguyễn Nam
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - "Bộ Y tế sẽ không trao đổi lại mà sẽ căn cứ vào số liệu tồn để điều chuyển... Quan điểm là ưu tiên vacine cho TP HCM và các tỉnh, thành phía Nam đang có dịch”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.

Đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng

Tại hội nghị trực tuyến giữa Bộ Y tế với 63 tỉnh/thành phố về tiến độ triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, chiều 9/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nêu rõ, Bộ Y tế đã rất tích cực để tiếp cận các nguồn vaccine COVID-19 nhằm đưa vaccine về Việt Nam nhanh nhất, sớm nhất và nhiều nhất có thể để tiêm cho người dân.

Thời gian vừa qua, Bộ Y tế đã tiến hành phân bổ cho các Viện và địa phương khoảng trên 18 triệu liều để triển khai tiêm chủng. Tuy nhiên, báo cáo tổng hợp, đánh giá của cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo tiêm chủng quốc gia cho thấy có tình trạng tại một số địa phương tiến độ tiêm chủng vaccine chậm so với số lượng vaccine được phân bổ.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đã thông báo đến các điểm cầu tinh thần chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ về việc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.

Thứ nhất, yêu cầu tất cả các địa phương, đơn vị phải đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine để chúng ta từng bước đảm bảo miễn dịch cộng đồng.

Thứ hai, tất cả các đơn vị tiêm vaccine với tỷ lệ thấp so với số vaccine được phân bổ, Bộ Y tế sẽ thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết, theo dõi và giám sát.

Thứ ba, Thủ tướng chỉ đạo việc tiêm vaccine bằng các nguồn khác nhau. Hiện Việt Nam đang tổ chức tiêm chủng vaccine miễn phí, do đó tuyệt đối không được thu bất kỳ chi phí nào liên quan đến tiêm vaccine. Kể cả các tổ chức, cá nhân tự nguyện ủng hộ thì các đơn vị tổ chức tiêm vaccine cũng không được tiếp nhận.

Thứ tư, Thủ tướng giao Bộ Y tế rà soát, đánh giá những địa phương, đơn vị nào tổ chức tiêm vaccine với tỷ lệ thấp thì Bộ Y tế chủ động điều chuyển số vaccine đó về các đơn vị, địa phương khác có tỷ lệ tiêm cao, tốc độ tiêm nhanh.

Thứ năm, Thủ tướng chỉ đạo không trông chờ, lựa chọn vacccine mà vaccine về đợt nào thì triển khai tiêm đợt đó.

Chậm nhất ngày 15/8, các địa phương chưa phê duyệt kế hoạch tiêm chủng tổng thể phải hoàn thành.

Cũng theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên trong khoảng 1 tuần trở lại đây, tốc độ tiêm chủng vaccine của các địa phương có nhanh hơn, tuy nhiên nếu tính tỷ lệ phần trăm so với số vaccine đã được phân bổ thì vẫn thấp.

Thứ trưởng Bộ Y tế yêu cầu địa phương nào hiện chưa xây dựng kế hoạch tiêm chủng tổng thể đến tháng 4/2022 thì cần xây dựng ngay và trình UBND tỉnh phê duyệt để trên cơ sở đó, từng đợt vaccine nhận về triển khai tiêm chủng ngay, nhanh nhất, hiệu quả nhất và an toàn nhất.

“Trong cuộc họp giao ban lần trước, lãnh đạo Bộ Y tế đã yêu cầu các tỉnh, thành phố chậm nhất đến ngày 30/7 phải phê duyệt kế hoạch tổng thể tiêm chủng vaccine trên địa, tuy nhiên đến hôm nay vẫn còn địa phương cho biết đến ngày 5/8 tỉnh mới phê duyệt. Tôi đề nghị một lần nữa, các địa phương rà soát lại ngay. Tỉnh nào chưa phê duyệt thì trước 15/8 phải phê duyệt và gửi thông tin về cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo chiến dịch tiêm chủng để theo dõi” - Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.

Vaccine về đến đâu tiêm chủng ngay đến đó

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên lưu ý: Các địa phương bố trí cả điểm tiêm cố định và lưu động, càng nhiều điểm tiêm càng tốt. Đối với từng đợt vaccine về, các địa phương cần tiêm chủng theo hình thức cuốn chiếu “vaccine về đến đâu tiêm chủng ngay đến đó”, tránh thực trạng có nơi nhận vài chục nghìn liều vaccine nhưng tiêm cả tuần không xong.

Đồng thời không giới hạn số người tiêm trong một điểm tiêm. “Tiêm tối đa nhất có thể. Một điểm tiêm không nhất nhất chỉ tiêm 100 liều/1 ngày mà có thể lên đến 200-300 hoặc nhiều hơn, nhưng phải đảm bảo tuân thủ chống dịch và an toàn tiêm chủng và chống tiêu cực trong tiêm chủng”, Thứ trưởng Bộ Y tế nói.

Các địa phương cũng phải xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm trong tiêm chủng. UBND các tỉnh, thành phố phải phân công một đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh chịu trách nhiệm về công tác tiêm chủng vaccine. Nếu để xảy ra chậm, tiêu cực trong tiêm chủng thì phải chịu trách nhiệm.

“Ví dụ, nếu địa phương nhận 1 đợt phân bổ dưới 100.000 liều thì trong 3 ngày phải tiêm xong. Sau 3 ngày là chậm, Bộ Y tế sẽ công bố trên phương tiện thông tin đại chúng. Theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Y tế sẽ chủ động điều chuyển vaccine ở nơi tiêm chậm về nơi có tốc độ tiêm nhanh. Và, các đợt phân bổ vaccine tiếp theo, Bộ Y tế sẽ xem xét đối với các tỉnh tiêm chậm” - Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.

Đồng thời Thứ trưởng Bộ Y tế yêu cầu mỗi ngày 2 lần các địa phương phải cập nhật ngay, triệt để số liệu tiêm lên cổng thông tin điện tử tiêm chủng.

Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, TP về tiến độ triển khai Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 chiều 9/8. Ảnh: Bộ Y tế

Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, TP về tiến độ triển khai Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 chiều 9/8. Ảnh: Bộ Y tế

Bộ Quốc phòng sẽ vận chuyển vaccine

Liên quan đến công tác vận chuyển vaccine, tại cuộc họp, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh: ngay sau khi có quyết định phân bổ của Bộ Y tế và vaccine về đến kho, yêu cầu trong 5 ngày Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên và các Viện Pasteur phải cấp đến các địa phương. Nếu quá 5 ngày, các địa phương báo cáo ngay về Bộ Y tế.

“Chúng tôi đã thống nhất với lãnh đạo Bộ Quốc phòng, vaccine từ các kho của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và các Viện Pasteur về địa phương sẽ do Bộ Chỉ huy quân sự của tỉnh phối hợp với Bộ Y tế để vận chuyển vaccine về địa phương. Do đó, các địa phương không lo chuyện vận chuyển vaccine”- Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết

Một lần nữa Thứ trưởng Bộ Y tế nhắc lại đối với tỉnh, thành phố triển khai tiêm chậm, sau ngày 15/8 tiêm không hết lượng vaccine đã được phân bổ thì Bộ Y tế chủ động điều chuyển cho các đơn vị khác.

“Lúc đó, Bộ Y tế sẽ không trao đổi lại mà sẽ căn cứ vào số liệu tồn để điều chuyển... Quan điểm là ưu tiên vacine cho TP.HCM và các tỉnh, thành phía Nam đang có dịch”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ Y tế cũng nhấn mạnh các địa phương, đơn vị cần nêu cao trách nhiệm trước người dân, từng đợt vaccine được phân bổ phải tiêm nhanh nhất, vì sức khoẻ của người dân.

“Chúng ta đẩy nhanh, đẩy mạnh tiến độ tiêm chủng vaccine nhưng phải tuân thủ đảm bảo an toàn trong tiêm chủng”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên bày tỏ.

Tính đến ngày 8/8/2021 (sau 5 tháng triển khai tiêm chủng), cả nước đã tiêm được 10.393.025 liều (tỷ lệ sử dụng đạt 67% so với số vắc xin 18 đợt, riêng vắc xin Moderna và Sinopharm chỉ tính ½), trong đó có 8.458.225 người đã được tiêm 1 liều vắc xin và 967.400 người tiêm đủ 2 liều vắc xin.

Một số địa phương có tốc độ tiêm chủng vắc xin chậm: Đồng Nai, Tây Ninh, Trà Vinh, Bình Dương, Hậu Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang, Thanh Hoá.

Đọc thêm

Nỗ lực chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030: Rất cần sự hỗ trợ không nhỏ từ pháp luật

Đẩy mạnh truyền thông cũng là giải pháp để nỗ lực chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 ở Việt Nam. (Nguồn: ĐBND)
(PLVN) - Mới đây, tại cuộc gặp mặt phóng viên báo chí nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (10/11 - 10/12/2024) do Cục Phòng, chống HIV/AIDS tổ chức, ông Raman Hailevich - Giám đốc Quốc gia UNAIDS tại Việt Nam đã đánh giá cao những thành quả mà Việt Nam đã đạt được trong việc củng cố khung pháp lý về HIV nhằm bảo vệ tốt hơn những người sống chung với HIV và người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV, đảm bảo quyền của người dân Việt Nam được tiếp cận các dịch vụ HIV thiết yếu.

Bảo đảm công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS

Mô hình cung cấp dịch vụ lưu động và tiếp cận cộng đồng mang dịch vụ đến gần hơn với các nhóm nguy cơ cao. (Nguồn: Cổng TTĐT tỉnh Đồng Nai)
(PLVN) - “Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS - Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030” là chủ đề Việt Nam lựa chọn cho Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024. Chủ đề lựa chọn năm nay được đưa ra dựa trên bối cảnh cụ thể và có ý nghĩa quan trọng khi công bằng và bình đẳng là “liều thuốc” hiệu quả nhất trong phòng, chống HIV/AIDS.

'Chạy đua với thời gian' cứu nam thanh niên suy tim giai đoạn cuối

Các bác sĩ bệnh viện Trung ương Huế thực hiện ca ghép tim cho bệnh nhân H.T.P (23 tuổi) bị suy tim giai đoạn cuối.
(PLVN) - Các y, bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế vừa "chạy đua với thời gian" để đưa trái tim từ người cho chết não tại Bệnh viện Quân Y 103 (Hà Nội) về ghép thành công cho bệnh nhân H.T.P (23 tuổi) bị suy tim giai đoạn cuối. Đây là ca ghép tim thứ 14 tại Bệnh viện Trung ương Huế và là ca ghép tim xuyên Việt thứ 13.

Chiêu bài thuốc lá điện tử không nicotine 'che mắt' giới trẻ

Tác hại của hút thuốc lá điện tử và các loại thuốc lá khác đối với con người, Hình minh hoạ: Bs Lê Quang Thuận.

(PLVN) - Sự đa dạng quá mức của sản phẩm, các loại hương vị khác nhau với nhiều nguy cơ sức khoẻ chưa được biết đến, nguy cơ trộn lẫn ma tuý tổng hợp, ngành công nghiệp thuốc lá tìm mọi cách can thiệp vào chính sách phòng chống tác hại của thuốc lá như: Lách luật quảng cáo, kẽ hở định nghĩa sản phẩm; Sử dụng chiêu bài thuốc lá điện tử không nicotine để che mắt... là những thách thức từ thuốc lá điện tử tại Việt Nam. 

Đình chỉ hoạt động tiệm bánh mì ở Bà Rịa - Vũng Tàu khiến hơn 130 người nhập viện

Bệnh viện Vũng Tàu tiếp nhận hàng chục trường hợp có biểu hiện nghi ngộ độc sau ăn bánh mì.

(PLVN) - Liên quan đến vụ việc hơn 130 người ở Bà Rịa - Vũng Tàu có biểu hiện nghi ngộ độc phải nhập viện sau khi ăn bánh mì tại một cửa hàng trên địa bàn, Cục An toàn thực phẩm yêu cầu truy xuất tận cùng nguồn gốc thực phẩm và tạm đình chỉ hoạt động của tiệm bánh mì nói trên để điều tra.

Người phụ nữ tử vong do mèo cào

Người phụ nữ tử vong do mèo cào
(PLVN) -  Ngày 27/11, Trung tâm Y tế thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, tại phường Long Tâm, thành phố Bà Rịa vừa ghi nhận trường hợp tử vong do bệnh dại.

Siết chặt các quy định về quản lý chó dữ

Cần quản lý, kiểm soát nghiêm ngặt việc nuôi giống chó dữ. (Ảnh minh họa: TK)

(PLVN) - Thời gian qua, tại Việt Nam, không ít vụ việc thương tâm liên quan đến chó dữ tấn công người đã xảy ra, gây bàng hoàng dư luận. Câu hỏi đặt ra là vì sao những bi kịch này vẫn tiếp diễn?

4 người tử vong do cúm A/H1pdm

4 người tử vong do cúm A/H1pdm
(PLVN) - Sở Y tế tỉnh Bình Định mới ra thông báo khẩn về tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm A/H1pdm bởi tỉnh đã có 4 trường hợp tử vong do bệnh này.

Bệnh sởi ở Hà Nội xu hướng tăng

Bệnh sởi ở Hà Nội xu hướng tăng
(PLVN) -  Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội (CDC Hà Nội), trong tuần qua (15/11- 22/11) toàn thành phố ghi nhận 28 trường hợp mắc sởi, trong đó 26 trường hợp chưa tiêm vaccine phòng sởi.

1 ca bệnh bạch hầu tử vong tại Cao Bằng

Phun khử trùng xử lý môi trường bằng hóa chất Cloramin B.
(PLVN) - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương qua xét nghiệm đã xác định mẫu bệnh phẩm một trường hợp tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm (tỉnh Cao Bằng) dương tính với bệnh bạch hầu.

Ghi nhận 1 ca tử vong, TP HCM cảnh báo dịch sốt xuất huyết

Ảnh minh họa
(PLVN) - Mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết tại TP HCM giảm so với cùng kỳ năm 2023, tuy nhiên từ tuần 37 đến nay số ca mắc có xu hướng tăng liên tục hàng tuần và đã có 1 trường hợp tử vong. Ngành y tế TP HCM cảnh báo nguy cơ ca bệnh sốt xuất huyết vẫn sẽ tiếp tục tăng.