Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.

Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn sẽ được khai thông

Dự án cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) được đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP), hợp đồng BOT, giai đoạn phân kỳ có tổng mức đầu tư khoảng 11.000 tỷ đồng. Đây là dự án quan trọng không chỉ với Lạng Sơn mà với cả nước, khi là tuyến cao tốc kết nối với cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, điểm trung chuyển hàng hóa để xuất sang Trung Quốc. Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị cũng là đoạn thành phần quan trọng trong tổng thể tuyến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn - Cao Bằng.

Theo kế hoạch trước đây, dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn được thực hiện theo hình thức BOT, do Tập đoàn Đèo Cả làm nhà đầu tư (NĐT). Dự án được chia thành hai thành phần: Từ Bắc Giang đến Chi Lăng; từ Chi Lăng đến Hữu Nghị. Cuối năm 2019, dự án thành phần 1 đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Dự án thành phần 2, do NĐT khó khăn về vốn nên không thể tiếp tục triển khai.

Sau đó, từ hình thức đầu tư BOT, đoạn Chi Lăng - Hữu Nghị được điều chỉnh thành đầu tư bằng hình thức PPP. Hiện nay, do đoạn Chi Lăng - Hữu Nghị chưa được xây dựng, nên cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn vẫn là "cao tốc cụt". Các phương tiện sau khi di chuyển hết cao tốc đến đoạn thuộc xã Sao Mai, huyện Chi Lăng, phải vòng ra quốc lộ 1A để đi tiếp 30km mới đến TP Lạng Sơn. Thời gian qua, quốc lộ 1A đoạn này thường quá tải, hay xảy ra tai nạn giao thông.

Trong buổi làm việc với NĐT hồi đầu năm nay, ông Nguyễn Quốc Đoàn - Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn cho biết, đây là dự án trọng điểm của tỉnh Lạng Sơn, địa phương mong muốn thực hiện từng ngày, từng giờ.

Dự án hoàn vốn trong 25 năm 8 tháng

Trao đổi với PLVN, ông Trịnh Tuấn Đông, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Lạng Sơn (cơ quan nhà nước có thẩm quyền với dự án - PV) cho biết, sau quá trình chuẩn bị thủ tục đầu tư với nhiều lần điều chỉnh, đến nay dự án cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị đã sắp đến ngày khởi công. “Dự kiến dự án sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây”, ông Đông nói và thêm rằng đang phối hợp chặt chẽ với NĐT và một số cơ quan liên quan của tỉnh Lạng Sơn để lễ khởi công được diễn ra trang trọng, an toàn.

Theo tìm hiểu của PLVN, NĐT chính của dự án cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị là Tập đoàn Đèo Cả. Đây cũng là NĐT của cao tốc BOT đoạn Bắc Giang - Chi Lăng và Đồng Đăng - Trà Lĩnh. Tổng mức đầu tư giai đoạn phân kỳ cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị khoảng 11.029 tỷ đồng, trong đó vốn NĐT khoảng 5.529 tỷ đồng (chiếm 50,13% tổng mức đầu tư); vốn nhà nước khoảng 5.500 tỷ đồng (chiếm 49,87% tổng mức đầu tư): vốn ngân sách trung ương 3.500 tỷ đồng, vốn ngân sách tỉnh Lạng Sơn 2.000 tỷ đồng. Với cơ cấu nguồn vốn như trên, thời gian hoàn vốn của dự án là 25 năm 8 tháng.

Được biết, các đơn vị hợp tác vốn để xây dựng cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị là Ngân hàng TP Bank (cho vay khoảng 2.500 tỷ đồng) và Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) phát hành 1.923 tỷ đồng trái phiếu cho dự án.

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải. Tổng chiều dài tuyến cao tốc này khoảng 59,87km, bao gồm tuyến Chi Lăng - Hữu Nghị dài khoảng 43,43km và tuyến cửa khẩu Tân Thanh kết nối với cửa khẩu Cốc Nam dài 16,44km.

Đoạn tuyến cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng được thiết kế với vận tốc tối đa 100km/h; tuyến kết nối cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam thiết kế với vận tốc tối đa 80km/h. Về độ rộng, tuyến Chi Lăng - Hữu Nghị giai đoạn hoàn chỉnh quy mô 6 làn xe, bề rộng nền đường 32,25m; giai đoạn phân kỳ quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17m. Tuyến kết nối cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam giai đoạn hoàn chỉnh quy mô 4 làn xe, nền đường 22m; giai đoạn phân kỳ, đầu tư với quy mô 2 làn xe, bề rộng nền đường 14,5m.

Dự án sẽ xây tổng cộng 5 trạm thu phí, gồm 2 trạm thu phí đặt trên tuyến chính của cao tốc và 3 trạm thu phí đặt trên tuyến nhánh tại các nút giao và điểm ra vào cao tốc, phù hợp với hình thức thu phí tự động không dừng. Ngoài ra, dự án được phê duyệt có 6 nút giao, 1 cầu vượt, 68 hầm chui dân sinh và 39 công trình cầu trên tuyến chính.

Ngày 11/4/2024, UBND tỉnh Lạng Sơn có Quyết định 688/QĐ-UBND phê duyệt kết quả lựa chọn NĐT thực hiện dự án cao tốc Chi Lăng - Cửa khẩu Hữu Nghị. Theo đó, tên NĐT trúng thầu là Liên danh Công ty Cổ phần Xây dựng Đèo Cả - Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả - Công ty Cổ phần Xây dựng công trình 568 - Công ty Cổ phần LIZEN. Dự án được thực hiện trên địa bàn các huyện: Chi Lăng, Cao Lộc, Văn Lãng và TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Ngành Thuế tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng

Cán bộ Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế (Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc) tiếp nhận và giải đáp những vướng mắc về TTHC cho người nộp thuế. (Ảnh: Nguyễn Lượng)
(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn yêu cầu các Cục Thuế tổ chức triển khai thực hiện kịp thời các chính sách để tháo gỡ khó khăn, đồng hành, hỗ trợ cho doanh nghiệp (DN) và người dân; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN).

Vượt khó nửa đầu năm, các 'ông lớn' xuất khẩu tôm nỗ lực tăng tốc nửa cuối năm

Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tôm đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Chịu tác động bởi lạm phát, giá cước tăng cao, cạnh tranh thị trường và dịch bệnh, hoạt động xuất khẩu tôm của nước ta đang đối diện nhiều thách thức, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm luôn chủ động có chiến lược cho riêng mình. Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6%.

Xuất khẩu cá tra bứt phá, nhắm mục tiêu 1,8 tỷ USD năm 2024

Cá tra Việt Nam được Trung Quốc, Mỹ... nhập khẩu nhiều trong 6 tháng đầu năm 2024. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 6/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt gần 172 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra của nước ta đạt 918 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đánh giá thực tế 10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp

Doanh nghiệp đánh giá cao các cải tiến của thủ tục hải quan. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan (Tổng cục Hải quan) vừa qua đã tổ chức nhiều buổi hội thảo khảo sát, đánh giá về phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan (2014 - 2024) nhằm phục vụ Hội nghị tổng kết 10 năm quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan dự kiến diễn ra vào đầu tháng 9/2024.

Doanh nghiệp ứng phó với cước vận tải biển tăng cao

Cước vận tải biển đang khiến doanh nghiệp XNK bị ảnh hưởng trầm trọng. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) - Giá cước vận tải biển lại tăng mạnh, đang tác động trực tiếp tới tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024. Trước tình hình này, doanh nghiệp cần làm gì để ứng phó?

Sức mạnh đầu tư công

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều người, thì Nhơn Trạch - vùng đất nằm ở phía Nam tỉnh Đồng Nai, hạ nguồn sông và giáp biển, giao thông đi lại cách trở, từng là vùng đất rất nghèo khó.

Cước vận tải biển leo thang và động thái từ Bộ Công Thương

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc cục bộ tại một số cảng khu vực châu Á, thiếu container rỗng khiến hoạt động xuất nhập khẩu chịu nhiều ảnh hưởng. Bộ Công Thương lập tức ban hành văn bản đề nghị các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu trong thời gian tới...

Việt Nam vượt Nhật Bản trở thành đối tác xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 5 vào Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Singapore đạt gần 51,7 triệu SGD, tăng 0,81% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, Việt Nam lần đầu tiên duy trì vị trí đối tác thứ 5 trong 2 quý liên tiếp về xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Singapore .

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'
(PLVN) - Là một trong 6 đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh với quy mô GDP thuộc mức trung bình cao trên thế giới, Peru là thị trường vô cùng tiềm năng và hứa hẹn cho doanh nghiệp Việt. Để hiểu hơn về những thách thức, giải pháp cũng như cơ hội cho doanh nghiệp Việt tại quốc gia này, phóng viên đã có buổi trao đổi với Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Peru tại Việt Nam - bà Patricia Yolanda Ráez Portocarrero.

Tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế

Ảnh minh họa
(PLVN) - Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đồng thời biến đau thương thành hành động trước sự ra đi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tháng 7 và quý III/2024.

Đề xuất hợp lý của ACV

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải về tiến độ thi công và một số đề xuất điều chỉnh tại dự án nhà ga và đường băng sân bay Long Thành.

Thu ngân sách tăng do chính sách đi vào cuộc sống

Chính sách hỗ trợ đi vào cuộc sống, người dân, doanh nghiệp ổn định sản xuất, góp phần tăng thu ngân sách.
(PLVN) - Thu ngân sách nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm bằng 61% dự toán, tăng 17,7% so cùng kỳ năm 2023. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, kết quả đó có được là nhờ chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đã đi vào cuộc sống.