Sâm Fansipan - Thứ củ “lạ”, rẻ như khoai lang nhưng giúp người dân đổi đời

Anh Lý A Lông đã trồng sâm Fansipan gần chục năm
Anh Lý A Lông đã trồng sâm Fansipan gần chục năm
(PLVN) - Cứ ngỡ rằng sâm Fansipan (sâm đất Hoàng Sin Cô) chỉ là một loại củ rừng để bà con vùng cao Tây Bắc “ăn tạm” giải nhiệt, giải rượu, nhưng từ một sản phẩm nông nghiệp được người dân Y Tý (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) trồng lẻ tẻ, phục vụ cho nhu cầu của gia đình, ngày nay, sâm Fansipan đã trở thành hàng hoá chính giúp bà con vùng cao nơi đây giảm nghèo, tạo được nhiều dấu ấn thu hút các khách du lịch khi đến với Y Tý.

Củ rừng rẻ, lạ nhưng giúp dân đổi đời

Sâm Fansipan là đặc sản nổi tiếng được trồng nhiều ở vùng núi cao Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Từ lâu, người dân nơi đây đã biết sử dụng lá sâm để nấu canh, để luộc thành rau ăn vì đây là món ăn bổ dưỡng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Còn theo nghiên cứu Đông y, củ sâm Fansipan còn được coi là một vị thuốc quý, rất đáng được sử dụng để phòng chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ.

Được coi là một đặc sản nổi tiếng ở Lào Cai nên củ sâm Fansipan được bà con dân tộc nơi đây trồng rất nhiều. Nhìn bề ngoài, sâm Fansipan khá giống củ khoai lang. Tuy nhiên khi bổ ra, chúng có ruột trắng trong hoặc có màu vàng nhạt, mùi thơm tựa như nhân sâm.

Sâm Fansipan đã giúp gia đình anh Lý A Lông ở xã A Lù và nhiều hộ dân khác ổn định cuộc sống, không phải đi làm xa gia đình.
 Sâm Fansipan đã giúp gia đình anh Lý A Lông ở xã A Lù và nhiều hộ dân khác ổn định cuộc sống, không phải đi làm xa gia đình.

Sâm hiện nay được trồng chủ yếu tại 4 xã của huyện Bát Xát là A Lù, Ngải Thầu, Y Tý, Trịnh Tường, trong đó Y Tý được trồng nhiều nhất, cho chất lượng và số lượng ngon nhất. Vài năm trở lại đây, nhiều hộ dân người Hà Nhì ở các thôn ở xã Y Tý và Ngải Thầu đã tập trung trồng loại cây bổ dưỡng này để tăng thu nhập cho gia đình.

Anh Lý A Lông (24 tuổi, trú thôn Phình Chải 2, xã A Lù) cho biết, gia đình trước kia chủ yếu trồng các loại rau và ngô nhưng thấy củ sâm Fansipan được người dân các xã Y Tý, Ngải Thầu trồng nhiều, cho năng suất cao và mang bán được nên gia đình anh đã quyết định chuyển sang trồng cây sâm này. Hiện nay, gia đình anh Lý A Lông đã có kinh nghiệm trồng sâm được 7, 8 năm.

Nương, rẫy, đất đai xung quanh nhà đều được anh trồng kín cây sâm. Khi cây sâm còn nhỏ, để tăng lương thực và thu nhập cho gia đình, anh trồng xen kẽ cây ngô. Ngô thu hoạch được 2, 3 tháng cũng là lúc gia đình chuyển sang thu hoạch sâm.

Trước đây, anh cũng như nhiều người dân khác khá vất vả trong việc mang sâm đi bán, giá bán rất rẻ chỉ dao động từ 4.000 – 5.000đồng/kg. Sâm trồng nhiều, thu hoạch năng suất nhưng không tiêu thụ hết để vài tháng sau bị thối nhiều nhưng mấy năm nay, do có nhiều người biết đến loại củ sâm này nên thường tìm đến tận nơi trồng để thu mua. Sâm vừa được thu hoạch xong, các chủ thu mua đều đến thu mua hết. Thời điểm cao sâm được bán trung bình từ 10.000 – 12.000đồng/kg.

Nhờ trồng sâm, cuộc sống gia đình anh Lý A Lông và nhiều hộ dân nơi đây đã được thay đổi hơn. Họ không còn phải xa gia đình, vợ con tản đi các vùng khác làm thuê làm mướn, nguồn thu nhập qua các năm dần được ổn định, cải thiện hơn.

Theo chia sẻ của Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lào Cai, trước đây, bà con nơi đây chỉ trồng củ sâm bán nhỏ lẻ, đầu ra bấp bênh. Nhưng nay sản phẩm đã được Công ty TNHH Long Hải – đơn vị sản xuất thạch rau câu nổi tiếng của Việt Nam cam kết thu mua, bao tiêu sâm cho bà con với giá cả phù hợp để phục vụ việc chiết suất sản xuất đồ uống bổ dưỡng của công ty.

Ngoài việc giúp bà con vùng cao an tâm hơn trong đầu tư trồng trọt sâm, Công ty TNHH Long Hải còn ứng trước cho bà con 10% chi phí phân bón, giống, vốn đầu tư để phục vụ mô hình canh tác hữu cơ để giúp bà con có thêm sản phẩm tính cạnh tranh cao trên thị trường.

Vạt sâm Fansipan rộng lớn ở xung quanh nhà anh Lý A Lông.
 Vạt sâm Fansipan rộng lớn ở xung quanh nhà anh Lý A Lông.

Thu hút khách du lịch

Sâm Fansipan không những là thứ củ rừng đặc sản nổi tiếng và đặc biệt của bà con vùng cao Y Tý mà nhờ loại củ này, ngày nay các khách du lịch đã được biết và tìm đến với Y Tý nhiều hơn.

Bởi Y Tý vốn là một xã vùng cao nằm ở trên độ cao trên 2.000m, lưng tựa vào dãy núi đá Nhìu Cồ San mà đỉnh của nó cao tới gần 3.000m. Nơi đây, gần như quanh năm mây phủ giăng kín. Mặt trời chốn ấy có lẽ ít có ngày nào được toả sáng cả 12 tiếng trong ngày. Chưa hết, đường lên Y Tý vốn là những con đường mòn vạch ngoằn ngoèo rồi chìm nghỉm trong đám lá rừng, núi đá với những ngôi nhà thấp thoáng, ẩn ẩn hiện hiện trong mây. Có lẽ vì thế mà khi tới Y Tý, nhiều người cảm nhận như mình đang bước vào một thế giới khác tách biệt hoàn toàn với cuộc sống ồn ào và tấp nập, xô bồ dưới xuôi.

Đường đến Y Tý hiện giờ đã được nâng cấp, đi bớt khó khăn hơn nên đã có rất nhiều du khách, tay phượt điêu luyện tìm về với Y Tý để trải nghiệm cung đường mòn ngoằn ngoèo, những địa điểm lý tưởng để săn mây hay đắm chìm vào ngắm nhìn những ngôi nhà thấp thoáng ẩn hiện trong biển mây ngỡ như đang lạc giữa miền cổ tích. Những ngày mù sương, rừng núi mịt mù, những mái nhà trong bản lúc ẩn lúc hiện trong màn sương mờ cũng thu hút không kém.

Sâm Fansipan còn là một đặc sản nổi tiếng mà các khách du lịch khi đến với vùng cao Y Tý muốn tìm mua mang về làm quà cho gia đình, bạn bè.
 Sâm Fansipan còn là một đặc sản nổi tiếng mà các khách du lịch khi đến với vùng cao Y Tý muốn tìm mua mang về làm quà cho gia đình, bạn bè.

Nếu như mấy năm trước, sau khi các cây trồng được thu hoạch xong, vùng núi Y Tý chỉ còn trơ trọi những sườn núi lô nhô đá xám, cỏ cây úa vàng vì gió, lạnh, sương mù phủ trắng suốt ngày đêm. Thì nay, đến với Y Tý, quang cảnh tìu hiu đó dường như đã được thay da đổi thịt bằng một màu xanh mướt bởi những vạt sâm Fansipan. Chúng được trồng ở khắp nơi, phủ kín khắp các triền đá, lối đi, các nương rẫy, ruộng bậc thang, quanh nhà dân.

Sâm Fansipan không chỉ là loài cây giúp bà con nơi đây xoá nghèo mà còn như là một thứ quà đặc sản của “xứ mưa” Y Tý dành tặng cho các du khách mỗi khi họ tới đây trải nghiệm, chiêm ngưỡng.

Ông Tráng A Lử, Phó Chủ tịch UBND xã Y Tý cho biết, đến nay bà con người Hà Nhì, người Mông ở đây đã biết tận dụng những ưu thế, đặc điểm vốn có của mình để làm nhà "home stay" đón khách du lịch khắp các nơi đến nghỉ dưỡng, khám phá vùng đất và con người xứ mưa này với những sản vật bản địa riêng có.

Theo ông, toàn xã hiện nay có khoảng 30 homestay đón khách, điều này đã làm thay đổi tư duy và cuộc sống của đồng bào bản địa nơi đây rất nhiều. Các du khách lên Y Tý, Sapa đều được các chủ homestay quảng cáo về củ sâm Fansipan với vị ăn lạ, đậm đà, ngon miệng nên đã thi nhau mua về làm quà cho gia đình, bạn bè. Rồi tin về thứ củ ăn ngọt mát, bổ dưỡng như nhân sâm, giá rẻ như khoai lang này cứ ngày một lan truyền xa hơn, thu hút được đông đảo một lượng khách du lịch về với Y Tý ngày một nhiều hơn.

Giờ đây, sâm Fansipan đã trở thành nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp đồ uống không cồn. Kết hợp với nước ép rong biển, sâm Fansipan bước vào đời sống của người dân dưới một hình hài mới là chai nước uống Catalia do Công ty TNHH Long Hải nghiên cứu và sản xuất. Công ty TNHH Long Hải vốn được biết đến với các sản phẩm thạch rau câu làm từ cây rong biển.

Nước ép rong biển kết hợp sân Fansipan do Công ty TNHH Long Hải sản xuất

 Nước ép rong biển kết hợp sân Fansipan do Công ty TNHH Long Hải sản xuất

Nhiều năm qua, bằng sự kết hợp các đặc sản như củ sâm Fansipan và nước ép cây rong biển, Công ty TNHH Long Hải đã tạo ra một loại đồ uống bổ dưỡng cho người dân Việt Nam, bước vào thị trường đồ uống không cồn với một mục tiêu rõ ràng là mang đến cho người tiêu dùng Việt những giá trị dinh dưỡng quý báu từ những đặc sản của đất Việt.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.