Sai phạm trong điều tra, xét xử vụ công an bị tố nhận hối lộ?

Vụ án Phạm Đình Tiếng, nguyên cán bộ công an Hà Nội bị truy tố về tội nhận hối lộ có tần suất kêu oan nhiều nhất khiến nhiều Đại biểu Quốc hội phải hao tâm tổn sức và thật bất ngờ khi có một Đại biểu Quốc hội thống kê được 13 sai phạm “có bằng chứng” về quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án này.

Vụ án Phạm Đình Tiếng, nguyên cán bộ công an Hà Nội bị truy tố về tội nhận hối lộ có tần suất kêu oan nhiều nhất khiến nhiều Đại biểu Quốc hội phải hao tâm tổn sức và thật bất ngờ khi có một Đại biểu Quốc hội thống kê được 13 sai phạm “có bằng chứng” về quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án này.

Ông Tiếng tại phiên tòa sơ thẩm tháng 4/2013
Ông Tiếng tại phiên tòa sơ thẩm tháng 4/2013

Trong văn bản đề ngày 26/7/2013 gửi Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng VKSNDTC và Chánh án TANDTC, Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân - Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội - đã yêu cầu lãnh đạo các cơ quan này “vì sự công minh của pháp luật, vì sự công bằng và bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân”, quan tâm chỉ đạo xử lý các “vấn đề” trong vụ án Phạm Đình Tiếng mà bà Phan Thị Lê Tuyên, vợ ông Tiếng đã gửi đến các cơ quan có thẩm quyền.

Các “vấn đề” mà Đại biểu Lê Thanh Vân đề cập trong vụ án được Đại biểu tổng hợp liên quan đến cả quá trình điều tra, truy tố và xét xử, đều là những vấn đề có dấu hiệu oan sai đã được gia đình bị cáo và các luật sư phản ánh trong suốt 7 năm giải quyết vụ án này.

Trong đó nổi bật là: Giai đoạn điều tra thì các chứng cứ buộc tội “có dấu hiệu bị làm giả, chứng cứ minh oan không được thu thập đầy đủ, khách quan; trong giai đoạn truy tố thì thay đổi cáo trạng nhiều lần khi chứng cứ không thay đổi căn bản, còn trong giai đoạn xét xử thì không tôn trọng diễn biến công khai tại phiên tòa, bỏ qua tình tiết minh oan đối với bị cáo. Thậm chí, Hội thẩm nhân dân còn kết tội bị cáo ngay tại phần thẩm vấn của phiên tòa.

Trở lại với nội dung vụ án này, năm 2005, Cơ quan điều tra Bộ Công an triệt phá đường dây “bán lẻ” ma túy tại “chợ” ma túy Thanh Nhàn, bắt giam đối tượng Trần Thị Thuận và vợ chồng Bùi Trọng Bảy và Trần Thị Lan. Qua lời khai của các tội phạm ma túy trong vụ án này, CQĐT đã khởi tố và bắt giam một số cán bộ của Công an TP Hà Nội vì đã có vi phạm pháp luật trong công tác.

Ông Phạm Đình Tiếng, cán bộ công an Hà Nội cũng bị khởi tố về tội “Nhận hối lộ” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” dựa vào lời khai của hai tội phạm ma túy là Bùi Trọng Bảy và Trần Thị Lan. Hai tội phạm này tố cáo ông Tiếng nhận 8 nghìn USD của cặp vợ chồng này từ năm 2001 để “chạy tội” cho Nguyễn Viết Mạnh khi đối tượng này bị bắt vì hành vi tàng trữ, mua bán ma túy; năm 2004 nhận 5 nghìn USD để chạy tội cho Trần Thị Lành với hành vi tương tự và đã cầm 12 nghìn USD để bỏ qua tội trạng của cặp vợ chồng này.

Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, truy tố, việc thu thập chứng cứ đã có nhiều vi phạm pháp luật, chứng cứ không khách quan và không đủ buộc tội. Vì vậy, trong phiên tòa sơ thẩm ngày 18/9/2009 hai thẩm phán của TAND TP Hà Nội đã không đồng ý buộc tội đối với ông Tiếng. Bản án 17 năm tù của TAND TP Hà Nội thời điểm đó sở dĩ được tuyên vì 3 hội thẩm nhân dân đã đồng ý với cáo trạng. Tuy nhiên, sau đó bản án đã bị hủy để điều tra, truy tố, xét xử lại.

Tháng 4/2013, vụ án được xét xử lại và ông Tiếng đã bị tuyên án 18 năm tù vẫn bằng những chứng cứ cũ. Những sai phạm trong quá trình điều tra, truy tố đã bị bỏ qua, các chứng cứ gỡ tội đã không được đếm xỉa.  

Trong vụ án này, những vấn đề có dấu hiệu sai phạm nghiêm trọng đều liên quan đến việc tuân thủ pháp luật các điều tra viên và kiểm sát viên. Theo kiến nghị của Luật sư Nguyễn Đình Hưng được Đại biểu Lê Thanh Vân đề cập, quá trình lấy lời khai của hai tội phạm ma túy tố cáo ông Phạm Đình Tiếng là cặp vợ chồng Bảy và Lan, điều tra viên đã để các “nhân chứng” này thông cung bằng việc nhắc lại lời khai của Bảy cho Lan khai cho khớp.

Quá trình cho “đối chất” giữa hai tội phạm này cũng được thực hiện theo kiểu “chồng nói gì, vợ đồng ý đó” dẫn đến làm mất tính khách quan trong lời khai của các nhân chứng này.

Thậm chí, những sai phạm còn nghiêm trọng hơn khi có việc sửa đổi, đánh tráo tài liệu của vụ án làm cho tài liệu đưa vào hồ sơ vụ án không còn nguyên giá trị ban đầu, không phản ánh đúng sự thật khách quan của vụ án và cơ quan điều tra đã sử dụng tài liệu bị sửa đổi, đánh tráo để kết luận về hành vi phạm tội của ông Tiếng.

Những sai phạm này cũng đã được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận. Vì vậy, trong 2 năm 2011, 2012, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã có 2 văn bản gửi Lãnh đạo Bộ Công an và VKSND tối cao chỉ đạo thay đổi điều tra viên và kiểm sát viên để đảm bảo việc khách quan trong điều tra, truy tố đối với bị cáo.

Trong 7 năm giải quyết vụ án, mặc dù các luật sư bào chữa kiến nghị xem xét các chứng cứ minh oan và xử lý các vi phạm tố tụng, Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng lên tiếng vì vụ án đi ngược tinh thần cải cách tư pháp, Ủy ban kiểm tra Trung ương yêu cầu chỉ đạo thay đổi người tiến hành tố tụng nhưng đến phiên tòa sơ thẩm tháng 4/2013, mọi thứ vẫn không thay đổi trừ việc ông Tiếng phải lãnh án nặng hơn án cũ 1 năm tù.

Những dấu hiệu sai phạm đã diễn ra với vụ án này khiến các Đại biểu Quốc hội cũng không thể ngồi yên, liệu sự thật, quyền lợi hợp pháp của công dân có được bảo vệ hay sẽ bị "hy sinh" để bảo vệ quyền lợi của những người đã trót làm sai?. Câu hỏi có thể sẽ được giải đáp trong phiên tòa phúc thẩm ngày 20/8 tới đây.

Bình Minh

Tin cùng chuyên mục

[Truyện ngắn] Tim Rắn

[Truyện ngắn] Tim Rắn

(PLVN) - Lục theo bạn đến làng rắn cách nhà gần hai mươi cây số chén đặc sản. Đến quán, hả hê chọn rắn và xem đám nhân viên biểu diễn các tiết mục chế biến. Nhìn những con rắn oằn oại trong tay những tay thợ thịt chuyên nghiệp, chờ đợi chút ít trong háo hức là ngồi vào bàn....

Đọc thêm

Hệ thống phạt nguội trên QL1A bị khiếu nại phạt oan: “Phép vua” trong luật chẳng lẽ thua “lệ làng” CSGT?

Chuyên gia Bùi Danh Liên: “Việc mỗi đơn vị “đẻ” ra “luật” riêng như ví dụ nêu trên là gây khó cho dân, làm hại cho công cuộc đổi mới hành chính của đất nước”
(PLO) - Trao đổi với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao thông, PLVN ghi nhận hầu hết các chuyên gia đều biết thực trạng “vênh” kết quả giữa kết quả “phạt nguội” vi phạm tốc độ với kết quả do thiết bị giám sát hành trình (GSHT) ghi nhận. Vấn đề nằm ở chỗ dù đang trong thời gian thử nghiệm, những mâu thuẫn phát sinh lại chưa được xử lý rốt ráo, chưa có lời giải cuối cùng, tiềm ẩn nguy cơ gây ra những tiền lệ xấu, đẩy thiệt thòi cho dân.

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?
(PLO) - Hiện nay, không ít người sử dụng lao động (NSDLĐ) nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), không đóng cho các cơ quan bảo hiểm, làm nguời lao động (NLĐ) có nguy cơ không được hưởng những khoản trợ cấp này, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của họ. Như vậy, nếu NSDLĐ không đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Chung sống tối thiểu bao lâu thì mới được xin ly hôn?

Ảnh minh họa
(PLO) - “Vì trót dính “bẫy bầu” của cô ấy nên tôi buộc phải cưới cô ấy về làm vợ. Tính đến nay, chúng tôi mới chung sống với nhau được 10 tháng nhưng con của chúng tôi cũng đã 4 tháng tuổi. Quá trình chung sống, tôi đã xác định phải cố chấp nhận vì đứa con nhưng càng ngày mâu thuẫn giữa tôi và cô ấy càng trầm trọng, khó có thể dung hòa. Nay tôi muốn được ly hôn nhưng lại băn khoăn vì thời gian chúng tôi chung sống chưa lâu không biết tòa có giải quyết cho ly hôn?”, anh Vũ Đình Minh (34 tuổi ở Hai Bà Trưng, Hà Nội) hỏi.  

Sớm gỡ vướng mắc trong giải quyết nuôi con nuôi

Ảnh minh họa
(PLO) - Qua 6 năm triển khai Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thấy các thủ tục hành chính về việc nuôi con nuôi hiện nay cơ bản là phù hợp với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, một số địa phương cũng phản ánh những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để có thể tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác giải quyết việc nuôi con nuôi.

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?
(PLO) - Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch (hết hiệu lực 01/01/2016) có quy định về  điều chỉnh hộ tịch được áp dụng trong trường hợp điều chỉnh nội dung trong các giấy tờ, sổ hộ tịch mà không phải là Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh...

Làm thế nào để đơn phương ly hôn chồng ngoại quốc?

Hình minh họa
(PLO) -Bạn Nguyễn Bùi Trang (Hà Tĩnh) hỏi: Em muốn ly hôn chồng người Malaysia, nhưng ông xã không đồng ý. Trước đây em và chồng đăng ký kết hôn tại Singapore. Hiện em đã về Việt Nam sống một mình được 1 năm rồi. Em muốn ly hôn gấp, cần phải làm sao?.

Hồ sơ đăng ký tàu biển Việt Nam

Giấy chứng nhận đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam chỉ được cấp một bản chính cho đối tượng được cấp là chủ tàu có tàu biển được đăng ký.
(PLO) - Ông Bùi Văn Bá (Kiên Giang) hỏi: Hồ sơ đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam gồm những giấy tờ gì? Cách thức và nơi nộp hồ sơ, trình tự nhận và xử lý hồ sơ như thế nào?

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng qua lại cửa khẩu biên giới

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng  qua lại cửa khẩu biên giới
(PLO) - Ông Hà Quang Hanh (Ninh Bình) hỏi: Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, phòng chống dịch bệnh hoặc lý do đặc biệt khác, cơ quan nào có thẩm quyền tiếp tục hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu biên giới? Thời gian gia hạn là bao lâu?