Sài Gòn những ngày “tổn thương” và chữa lành

Chung tay hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn trong dịch bệnh. (Ảnh minh họa)
Chung tay hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn trong dịch bệnh. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mỗi người một việc, ngày giãn cách, ngày dịch bệnh, công việc và thu nhập ít đi, nhưng có rất nhiều người tất bật hơn, vất vả và hy sinh hơn nhiều. Họ chỉ lặng lẽ làm điều tốt, chỉ âm thầm cống hiến sức lực, đưa bàn tay ra cứu người, chữa lành những tổn thương.

“Vết thương” thành phố

Những ồn ào trên mạng xã hội dường như ngày càng gay gắt, khi người ta liên tục “ném” vào nhau những lời gây tổn thương sâu sắc. Vài ngày trước, dư luận tranh cãi kịch liệt chuyện nên hay không nên khoe ảnh đi chích vaccine ngừa COVID-19.

Với nhiều người, việc đăng thông tin trên là bày tỏ niềm vui góp thêm một viên gạch vào bức tường chống dịch, lan tỏa tinh thần lạc quan và vững tâm cho những người còn e ngại vaccine.

Nhưng lại có luồng thông tin yêu cầu người tiêm vaccine không được đăng ảnh, cho rằng thiếu tế nhị, khoe khoang, gây tổn thương cho những người chưa được tiêm. Không ít người đăng ảnh bị bêu tên, công kích bởi những người phản đối.

Chị Mỹ Phương, một giáo viên tại TP HCM chia sẻ, chị được ưu tiên tiêm để chuẩn bị coi thi, lại có bệnh nền. Sau khi tiêm, chị đăng một bài viết bày tỏ niềm vui thì bất ngờ bị nhiều người chê trách vô tâm, vui trên nỗi khổ của người khác. Nhiều bạn bè, người thân còn nhắn tin bảo chị “hạ” ngay bài viết xuống. Nhiều trường hợp khác cũng chịu sức ép tương tự.

Vấn đề trên còn chưa “hạ nhiệt”, mạng xã hội lại sôi sục câu chuyện đoàn tình nguyện viên y tế trẻ tuổi từ Hải Dương vào chi viện cho TP HCM. Chỉ xuất phát từ một bài viết trên mạng chưa rõ thực hư cho rằng các em tình nguyện viên “yêu sách”, đòi ở khách sạn 5 sao, đòi mặc đồ bảo hộ chuẩn, để người dân phải chờ đợi hàng tiếng đồng hồ với thái độ không hay, nhiều cư dân mạng đã xúm vào “ném đá” các tình nguyện viên.

Hàng loạt bài viết, bài chia sẻ “nhân danh Sài Gòn” với những ngôn ngữ kích động và hằn học: “Sài Gòn không cần”, “mời các bạn về cho”, “tiễn ngay lập tức”, “thích đi Sài Gòn du lịch thì nói”… Đáng buồn là những bài viết, câu chữ gây sát thương ấy lại đến từ cả những người có uy tín, có tầm ảnh hưởng trong xã hội.

Có một nữ bác sĩ đòi “dạy dỗ” các em tình nguyện viên cho “bớt hư hỏng”; nữ MC danh tiếng viết hẳn một bài dài để “đuổi khách”. Câu chuyện vùng miền cũng được đặt ra để kì thị, chê bai, hạ thấp nhau…

Những bàn tay ấm

Ở góc độ khác, có những người cũng nhân danh Sài Gòn bày tỏ niềm áy náy và xấu hổ vì những gì xấu xí đã và đang diễn ra, khoét sâu thêm “vết thương” thành phố. Trên mạng vẫn “ném đá” nhau, còn trong đời sống, người với người vẫn đang tất bật chữa lành những tổn thương do dịch bệnh gây ra.

Các em tình nguyện viên Hải Dương vẫn đang miệt mài khoác lên mình những tấm áo bảo hộ bịt bùng để hỗ trợ lực lượng y tế chống dịch. Tình nguyện viên thành phố vẫn bất chấp nguy hiểm, xung phong lao vào tâm dịch để hỗ trợ cộng đồng. Các y, bác sĩ, lực lượng chống dịch vẫn miệt mài làm nhiệm vụ, chính họ có lẽ không có đủ thời gian lên mạng đọc xem người ta đang nói gì, cãi nhau thế nào.

Không chỉ chữa bệnh, cứu người, có những người thầy thuốc uy tín đã trở thành những “chiến sĩ truyền thông” liên tục cập nhật các thông tin hữu ích về phòng chống dịch, giúp người dân trang bị tốt kiến thức chăm sóc sức khỏe, đẩy lùi tin giả.

Người dân cũng đang tích cực chìa bàn tay ra giúp nhau. Những khu phong tỏa lập cửa hàng 0 đồng, những người ngoài khu phong tỏa đi vận động thực phẩm, thả vào khu phong tỏa. Người đi nấu ăn, người vận động, đi khắp nơi trao gạo, thức ăn cho người nghèo, người lang thang, để không ai bị đói. ATM gạo lại bắt đầu vận hành. Nhiều doanh nghiệp “hiến kế” cho thành phố ứng dụng công nghệ để kiểm soát người cách ly tại nhà, tại khu công nghiệp và sẵn sàng bỏ tiền túi ra để hỗ trợ lắp đặt.

Mỗi người một việc, ngày giãn cách, ngày dịch bệnh, công việc và thu nhập ít đi, nhưng có rất nhiều người tất bật hơn, vất vả và hy sinh hơn nhiều. Họ chỉ lặng lẽ làm điều tốt, chỉ âm thầm cống hiến sức lực, đưa bàn tay ra cứu người, chữa lành những tổn thương.

Đọc thêm

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024
- Giá điện được điều chỉnh 3 tháng/lần; Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước; Điều kiện thành lập cụm công nghiệp; Thành lập hai thành phố thuộc tỉnh Bình Dương và Tiền Giang... là chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024

Từ ngày 15/5, giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần; quy định về xét tặng các danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Nói xấu, bôi nhọ người khác bị xử lý như thế nào?

Luật sư Trần Thị Loan
(PLVN) - Bạn Nguyễn Tùng (Bắc Ninh) hỏi: Vừa qua trên các trang mạng xã hội đang lùm xùm về vụ việc của Tiktoker “Vua quạt”. Anh này có hành vi nói xấu và bôi nhọ người khác. Vậy Tiktoker “Vua quạt” có thể bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Vụ công dân tố bị xâm phạm chỗ ở tại Hưng Yên: Công an huyện Yên Mỹ phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm

Vị trí quây bạt bị cho là có dấu hiệu xâm phạm chỗ ở. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Mỹ vừa ra Quyết định phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm số 537/QĐ-ĐCSHS-KTMT ngày 16/4/2024 về vụ việc xâm phạm chỗ ở của người khác. Căn cứ phục hồi là Kết luận giám định 215/KL-KTHS(KTS) ngày 7/12/2023 của Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Hưng Yên.

Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải báo cáo doanh thu hằng năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) - Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Theo đó, thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm và bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải báo cáo doanh thu hằng năm.

Một vụ khiếu kiện kéo dài liên quan Khu công nghiệp Xuyên Á (Long An): Hai vấn đề cần làm rõ để sớm giải quyết dứt điểm

Ông Lê (bên trái) và con trai nhiều năm nay đề nghị cơ quan chức năng làm rõ sự việc. (Ảnh trong bài: Trần Tiến)
(PLVN) - Từ nhiều năm nay, cơ quan chức năng huyện Đức Hòa và tỉnh Long An đã tổ chức nhiều cuộc làm việc để giải quyết sự việc giữa ông Trần Văn Lê (nguyên Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Hạnh Bắc, SN 1945, ngụ ấp Rừng Dầu, xã Mỹ Hạnh Bắc) với Cty CP Ngọc Phong, liên quan việc giải phóng mặt bằng trong quá trình triển khai Khu công nghiệp (KCN) Xuyên Á.

“Lùm xùm” tại dự án Dinh I Đà Lạt: UBND tỉnh và nhà đầu tư chưa thống nhất được số tiền bồi thường

Toàn cảnh Dinh I nhìn từ trên cao.
(PLVN) - Ngày 25/4/2024, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản yêu cầu Cty CP Hoàn Cầu Đà Lạt ngừng hoạt động khai thác kinh doanh, không tổ chức đón khách tại dự án King Palace (Dinh 1, đường Trần Quang Diệu, TP Đà Lạt). Đây là diễn biến mới nhất liên quan vụ “lùm xùm” tại dự án Dinh I kéo dài nhiều năm nay.

Long An: Bốn năm chờ bồi thường 2 tài sản bị bỏ sót khi kiểm đếm

Trạm trộn bê tông và trạm điện (nằm sát nhau, bên trái) của Cty Lực Tấn đến nay vẫn chưa được bồi thường. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Nhận được quyết định bồi thường, Cty TNHH Đầu tư - Xây dựng - Thương mại Lực Tấn (địa chỉ lô LG12, đường số 2, khu công nghiệp (KCN) Xuyên Á, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) khiếu nại, kiến nghị vì bị bỏ sót 2 tài sản. Bốn năm qua, Cty vẫn chờ kết quả từ cơ quan chức năng.