Sắc lệnh cấm nhập cư 'đập lưng' chính nước Mỹ?

Doanh thu năm 2015 từ thu nhận và đào tạo du học sinh của Mỹ là 36 tỷ USD
Doanh thu năm 2015 từ thu nhận và đào tạo du học sinh của Mỹ là 36 tỷ USD
(PLO) - Ngày 4/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bác bỏ phán quyết của một thẩm phán liên bang tại thành phố Seattle, bang Washington (Mỹ), đưa ra  trên quy mô toàn quốc nhằm chặn sắc lệnh cấm người tị nạn và công dân từ 7 quốc gia nhập cảnh vào Mỹ do ông vừa ban hành hồi cuối tháng trước. Nhưng,…

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ tiếp tục cho phép những người có thị thực hợp lệ được nhập cảnh vào Mỹ, nhằm thực hiện theo phán quyết chặn sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump do một thẩm phán liên bang tại thành phố Seattle đưa ra.

“Đấu đá” với Tổng thống

Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định đã hủy bỏ quy định thu hồi thị thực tạm thời. Theo đó, các cá nhân có thị thực chưa bị hủy bỏ sẽ được nhập cảnh nếu như thị thực đó hợp lệ. Người phát ngôn Bộ An ninh Nội địa Mỹ cho hay bộ này cũng sẽ dừng việc đánh dấu những người đến từ các quốc gia nằm trong sắc lệnh của Tổng thống Trump. Theo người phát ngôn này, Bộ An ninh Nội địa Mỹ cũng sẽ tiếp tục công tác kiểm tra những người nhập cảnh vào Mỹ theo các chính sách và thủ tục thông thường.

Bộ Ngoại giao Mỹ: Những người có thị thực hợp lệ vẫn được nhập cảnh vào Mỹ.

Trước đó, ông Trump đã bác bỏ phán quyết của thẩm phán liên bang nói trên, được đưa ra trên quy mô toàn quốc nhằm chặn sắc lệnh cấm người tị nạn và công dân từ 7 quốc gia nhập cảnh vào Mỹ do ông vừa ban hành hồi cuối tháng trước, yêu cầu ngưng cho người tị nạn vào Mỹ trong vòng 120 ngày, cấm người tị nạn từ Syria vào Mỹ vô thời hạn, và cấm công dân từ Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria, và Yemen nhập cảnh Mỹ trong vòng 90 ngày.

Bình luận trên tài khoản Twitter của mình, Tổng thống Trump coi phán quyết này là “lố bịch” và tuyên bố sẽ lật ngược phán quyết này. Theo ông, khi một quốc gia không thể quyết định việc cho phép ai đến và ai không được đến nước mình, đặc biệt là vì lý do an ninh, thì đây là vấn đề nghiêm trọng cần xem xét. 

Trước đó, ngày 3/2, Thẩm phán James Robart, người được cựu Tổng thống George W. Bush bổ nhiệm, tuyên bố phán quyết có hiệu lực từ ngày 3/2, theo đó lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Trump có thể được dỡ bỏ ngay lập tức. Phán quyết của thẩm phán Robart được coi là một đòn giáng mạnh nhất từ trước tới nay nhằm vào sắc lệnh siết chặt thị thực đối với người nhập cư của Tổng thống Trump.  Chính quyền Washington vẫn có thể kháng cáo quyết định này và tiếp tục thực thi chính sách cấm nhập cảnh. 

Bảo vệ cho sắc lệnh của Tổng thống Trump, Thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer gọi văn kiện hành pháp này là “hợp pháp và phù hợp”, đồng thời khẳng định Bộ Tư pháp sẽ yêu cầu hoãn thi hành khẩn cấp đối với phán quyết của tòa án liên bang “sớm nhất có thể”. Ông Spicer nêu rõ: “Sắc lệnh của tổng thống nhằm mục đích bảo vệ đất nước và Tổng thống có quyền hiến pháp cũng như trách nhiệm bảo vệ nhân dân Mỹ”. 

“Gậy ông đập lưng ông”?

Sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Mỹ Donald Trump cấm người dân từ 7 quốc gia có phần đông là người Hồi giáo sinh sống nhập cảnh vào Mỹ có thể khiến tăng trưởng kinh tế của chính nước Mỹ chững lại bởi quyết định này sẽ cản trở hai ngành xuất khẩu quan trọng là du lịch và giáo dục chất lượng cao. 

Theo các nhà kinh tế, quyết định của ông Trump có thể sẽ khiến khách du lịch và du học sinh từ nhiều quốc gia, chứ không chỉ riêng 7 nước Hồi giáo nói trên, không muốn đến Mỹ. Những quyết định mà ông Trump đưa ra sau khi lên nắm quyền đã phản ánh một sự chuyển hướng mạnh mẽ sang chính sách “nước Mỹ trên hết” và trái ngược hẳn với các chính sách ủng hộ toàn cầu hóa mà những người tiền nhiệm theo đuổi.

Trong một bức thư điện tử gửi cho hãng tin AP, ông David Kotok, người phụ trách khối đầu tư của hãng cố vấn Cumberland, nhận định: “Những chính sách kiểu cấm nhập cảnh như thế này sẽ kìm hãm tăng trưởng… Ông Trump đang ngăn cản những yếu tố tích cực từ trao đổi hàng hóa và dịch vụ toàn cầu”. Khách du lịch nước ngoài đem đến nguồn lợi nhuận quan trọng cho nền kinh tế Mỹ.

Năm 2015, các du khách nước ngoài giúp Mỹ thu về tới gần 199 tỷ USD doanh thu từ việc đặt phòng khách sạn cho tới các bữa ăn trong nhà hàng, vé máy bay và vé tham quan công viên. Các nguồn thu này được tính là nguồn thu từ xuất khẩu. Trong năm 2015, đi lại và du lịch chiếm gần 9% sản lượng xuất khẩu của Mỹ. 

Một số nhà kinh tế khác nói rằng, họ lo ngại sắc lệnh hành pháp của ông Trump có thể tái diễn giai đoạn hậu sự kiện kinh hoàng ngày 11/9/2001, khi số lượng khách du lịch tới Mỹ giảm mạnh, một phần là do các biện pháp thắt chặt an ninh. Theo Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, trong 10 năm sau đó, một giai đoạn bị ngành du lịch coi là “thập kỷ mất mát”, thị phần du lịch nước ngoài của Mỹ giảm gần 1/3, khiến nền kinh tế mất khoảng 500 tỷ USD.

Ông Edward Alden, một quan chức cấp cao thuộc hội đồng này, và là tác giả cuốn “Đóng cửa Biên giới Mỹ” viết về đề tài an ninh của Mỹ sau sự kiện 11/9, nói: “Thế giới từng nhận được một thông điệp là nước Mỹ là một quốc gia không nên ghé thăm, bạn sẽ gặp rắc rối lớn khi tới đây”. Theo ông, nhiều tin tức được lan truyền đi khắp thế giới những ngày gần đây về hàng loạt rắc rối tại các sân bay sau sắc lệnh nhập cư của ông Trump đang “khiến câu chuyện tiếp tục tái diễn”. 

Không chỉ vậy, nhiều doanh nghiệp công nghệ cao cũng phản đối sắc lệnh nói trên của tân Tổng thống do cho rằng quyết định này đang tác động hết sức tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của họ trong việc thuê mướn các nhân công có năng lực ở nước ngoài. Giám đốc điều hành Tập đoàn Apple Tim Cook khẳng định: “Apple không thể tồn tại nếu thiếu người nhập cư”. Cha đẻ của nhà sáng lập Apple Steve Jobs là một người nhập cư từ Syria. 

Giáo dục lo… thất thu

Các chi phí học tập mà sinh viên và du học sinh nước ngoài chi trả tại các trường đại học, cao đẳng và các cơ sở giáo dục khác của Mỹ cũng được tính vào doanh thu xuất khẩu. 

Theo số liệu từ Bộ Thương mại Mỹ, doanh thu năm 2015 trong lĩnh vực này là 36 tỷ USD, tăng gần 50% so với 3 năm trước đó.  Số tiền thu được từ du lịch và giáo dục có thể giúp Mỹ thu hẹp thâm hụt ngân sách, điều mà ông Trump từng nhiều lần chỉ trích trong chiến dịch tranh cử hồi năm ngoái. Adam Sacks, người đứng đầu doanh nghiệp Tourism Economics, có trụ sở tại Oxford, cho rằng ông Trump đưa ra các sắc lệnh “ở một thời điểm không thể tồi tệ hơn”, bởi trước đó đồng USD tăng giá đã khiến chi phí du lịch tới Mỹ leo thang.

Hơn thế nữa, nền kinh tế chững lại ở nhiều quốc gia, từ Trung Quốc cho tới châu Âu, cũng khiến số lượng du khách tới Mỹ sụt giảm. Ông cho rằng sắc lệnh nhập cư của ông Trump cùng phát biểu thù địch về bức tường dọc biên giới chung với Mexico, đi kèm với “một loạt các chính sách nhập cư và thương mại đang khiến thế giới nghĩ rằng chúng ta không chào đón du khách tới Mỹ”. 

Nhiều người đứng đầu các trường đại học và cao đẳng cũng đang có tâm lý hết sức lo ngại. Trong hơn một thập kỷ qua, số lượng các sinh viên nước ngoài tới Mỹ đã tăng 73%, theo ước tính của hãng Moody’s. Các sinh viên này thường trả toàn bộ học phí, trong khi ít nhận được hỗ trợ tài chính, và đóng góp từ 8-10% doanh thu từ học phí cho Mỹ.

Theo số liệu của OpenDoors, một dự án do Viện Giáo dục Quốc tế và Bộ Ngoại giao phối hợp tiến hành, hơn 1 triệu sinh viên nước ngoài đã có cơ hội học tập tại Mỹ trong học kỳ 2015-2016. Theo Hiệp hội Giáo dục Quốc tế (NAFSA), sau khi các thủ tục xin thị thực bị siết chặt trong giai đoạn hậu 11/9, số lượng đơn của các sinh viên nước ngoài đã giảm liên tiếp trong 3 năm, một phần là bởi các lãnh sự quán Mỹ ở nước ngoài quy định người xin thị thực (vì mục đích du lịch hay học tập) phải trải qua vòng phỏng vấn, và điều này vô hình trung đã tạo ra những trì hoãn nhất định.

Bộ Ngoại giao Mỹ sau đó cho phép các sinh viên nước ngoài được miễn khỏi vòng phỏng vấn khi xin cấp lại thị thực, tuy nhiên, sắc lệnh hành pháp mới của ông Trump đã hủy bỏ quy chế miễn trừ này. Theo Giám đốc phụ trách chính sách công của NAFSA Rachel Banks, điều này sẽ gây ra không ít rào cản và chậm trễ, có thể khiến số lượng sinh viên nước ngoài tới Mỹ giảm dần…

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.