[links()]
Các khu Resort ven biển Thừa Thiên Huế sau khi xây dựng xong đi vào hoạt động nhưng không có đội cứu hộ để bảo vệ du khách khi tắm dẫn đến chết người đang là một thực trạng đáng báo động. Khách đến thuê nghỉ với giá tiền rất đắt nhưng nếu muốn xuống tắm biển thì “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” thậm chí vô trách nhiệm khi chẳng may khách bị chết đuối.
Những cái chết đau lòng
Trong chuyến công tác tại Thừa Thiên Huế ngày 9/5/2009, bác sĩ Thân Vân T (Viện Sức khỏe tâm thần Hà Nội) khi đang tắm tại bãi biển Lăng Cô (Khu nghỉ dưỡng TT- Lăng Cô) đã bị một cơn nước xoáy cuốn trôi. Bác sỹ Nguyễn Doãn Phương, Phó viện trưởng Viện sức khỏe tâm thần- người tắm gần với anh T cho hay, khi thấy anh T vùng vẫy trong cơn sóng, cả đoàn nháo nhác đi tìm lực lượng cứu hộ nhưng dọc bờ biển ngày hôm đó không thấy bóng dáng nhân viên cứu hộ, thậm chí phương tiện cứu hộ cũng không có. Thi thể anh T sau 7 ngày mới phát hiện cách xa bãi tắm gần 50km.
Trước đó chưa đầy 1 tháng, bác LVT, nguyên trưởng Ga Hà Nội khi đi tắm biển tại bãi biển này cũng đã bị chết đuối. Không chỉ hai trường hợp trên mà còn nhiều vụ chết đuối khác, kể cả khách quốc tế cũng bị chết đuối tại đây.
Gần đây nhất, chiều 31/7/2011, anh NTĐ, 30 tuổi, công tác tại (Công ty Alcatel Lucent Việt Nam) đi nghỉ tại khu resort Ana Mandara Huế (thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang). Khi đang tắm thì cũng bất ngờ bị sóng nhấn chìm. Hơn 1 ngày sau thi thể anh mới được tìm thấy. Một đồng nghiệp tắm cùng anh Đ cho hay: “Khi hai người đang tắm cách nhau 1 mét để nói chuyện thì chị thấy anh Đ chới với, chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì anh Đ bị sóng cuốn ra xa. Một người bạn tắm gần đó nhìn thấy bơi lại để cố đẩy anh Đ vào bờ nhưng do kiệt sức nên chỉ túm được tóc bạn nữ kéo vào còn anh Đ mất mất hút theo dòng nước.
Đoàn công tác đi cùng với anh Đ bức xúc cho rằng, nếu lúc ấy có lực lượng cứu hộ thì sẽ cứu được anh Đ vì thời gian vật lộn với sóng biển diễn ra khá lâu. Nhưng thật đáng tiếc, mặc cho du khách gào thét trong tuyệt vọng để cầu cứu, phía khu Resort chỉ xuất hiện một anh bảo vệ mang áo quần dài và đi giày...
Với lương tâm và trách nhiệm trong kinh doanh, đáng ra đơn vị quản lý khu nghỉ dưỡng này có lời động viên, chia sẽ với gia đình nạn nhân để họ vơi nỗi đau mất đi người thân thì thái độ thờ ơ của Khu nghỉ dưỡng này làm cho gia đình nạn nhân bức xúc.
Trong đơn gửi đến báo Pháp Luật Việt Nam gia đình nạn nhân viết: “Có một điều đau đáu trong lòng gia đình chúng tôi, là khu resort Ana Mandara- Huế, cho tới thời điểm hiện tại sau khi xảy ra tai nạn vẫn không gửi một lời chia buồn đến gia đình chúng tôi, hoặc chỉ là một lời xin lỗi...”.
Nguy hiểm được báo trước
Sau khi sự việc xảy ra, chúng tôi đã có mặt tại khu nghỉ dưỡng này và được biết, từ khi đi vào hoạt động tháng 10/2010, mặc dù là một khu nghỉ dưỡng cao cấp đạt tiêu chuẩn 5 sao, với chiều dài bờ biển hơn 400 mét nhưng tuyệt nhiên không có một đội cứu hộ hoặc người cảnh giới. Quan sát dọc bờ biển chúng tôi nhìn thấy chỉ lác đác vài phao bơi móc sẵn nhưng theo những người dân ở đây cho biết từ khi xảy ra cái chết của anh Đ khu nghỉ dưỡng này mới đem ra chứ trước đây không thấy.
Một ngư dân biển Thuận An- người đã trực tiếp lái thuyền tìm kiếm thi thể anh Đ nói với chúng tôi: “Khi xảy ra sự việc chừng 30 phút tôi mới được bảo vệ chạy vào kêu mượn thuyền nhưng lúc đó trời đã nhá nhem tối nên không làm gì được”. Vừa nói, ngư dân này chỉ cho chúng tôi xem chiếc thuyền mà họ đã được Khu Resort thuê để “cứu hộ”, chúng tôi không thể tin vào mắt mình bởi chiếc thuyền quá củ kỷ, dùng để ngư dân đi bủa lưới. Với chiếc thuyền này, khi xảy ra sự cố, các thao tác để cho thuyền nổ máy thì chắc chắn nạn nhân đã thiệt mạng vì thuyền nằm cách bờ hơn 20 mét cần phải có trên 10 người mới đẩy thuyền ra khỏi bờ. Ngư dân này lắc đầu: “ Tui không hiểu vì răng họ xây dựng một khu nghỉ dưỡng cao cấp tốn cả hàng trăm tỷ nhưng họ lại không có biện pháp an toàn nào để bảo vệ du khách”. Ngư dân này còn cho biết thêm, tuy trên mặt biển sóng vẫn nhẹ nhàng nhưng bên dưới nhiều nơi có dòng xoáy ngầm nó có thể cuốn hút bất cứ lúc nào. Không riêng gì khu vực này mà năm nào tại bãi biển này cũng xảy ra nhiều cái chết đau lòng khác.
Một mạng người...10 triệu (?)
Khi chúng tôi đề cập đến cái chết của anh Đ vừa xảy ra, ông Nguyễn Văn Khiêm, Tổng giám đốc Khu Resort Ana Mandara Huế phân trần: “ Cái chết của anh Đ vừa qua thực sự chúng tôi rất đau lòng nhưng do hoạt động chưa có hiệu quả nên chúng tôi chưa thành lập đội cứu hộ”. Nói vậy, nhưng ông Khiêm lại cho rằng, “Chúng tôi chỉ chịu trách nhiệm với du khách khi khách nghỉ trong khách sạn, còn khách xuống tắm biển và chết đuối trách nhiệm không riêng gì chúng tôi bởi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ cấp đất cho chúng tôi trên bờ, còn bãi biển tỉnh không cấp, ai muốn tắm thì cứ thoải mái chúng tôi không cấm”. Nhưng khi được hỏi đó là khách tự do, còn khách đến nghỉ khách sạn do mình quản lý thì có trách nhiệm bảo vệ tính mạng họ, ông Khiêm nói: “ Chúng tôi cũng rất chia sẽ với nỗi đau của gia đình nạn nhân và có thương lượng với gia đình để hỗ trợ 10 triệu đồng nhưng gia đình không đồng ý (?)”.
Trao đổi với phóng viên PLVN Online, ông Nguyễn Văn Thắng, Chánh Thanh tra Sở VHTT&DL cho biết: “ Sau khi sự việc xảy ra, Sở đã về kiểm tra và đã lập biên bản đề nghị đơn vị này cần có biện pháp để bảo vệ du khách. Nếu khách đang trong thời gian lưu trú tại khách sạn mà xảy ra sự cố thì trách nhiệm này thuộc về đơn vị quản lý. Dù có nhiều nguyên nhân dẫn đến cái chết nhưng với đạo đức trong kinh doanh Ana Mandara phải có lời động viên, chia sẽ với gia đình. Họ xây dựng Resort là tính đến yếu tố biển để thu hút khách và phải có trách nhiệm đối với khách chứ không thể nói tỉnh không giao bãi biển thì không chịu trách nhiệm”.
Những cái chết đau lòng
Trong chuyến công tác tại Thừa Thiên Huế ngày 9/5/2009, bác sĩ Thân Vân T (Viện Sức khỏe tâm thần Hà Nội) khi đang tắm tại bãi biển Lăng Cô (Khu nghỉ dưỡng TT- Lăng Cô) đã bị một cơn nước xoáy cuốn trôi. Bác sỹ Nguyễn Doãn Phương, Phó viện trưởng Viện sức khỏe tâm thần- người tắm gần với anh T cho hay, khi thấy anh T vùng vẫy trong cơn sóng, cả đoàn nháo nhác đi tìm lực lượng cứu hộ nhưng dọc bờ biển ngày hôm đó không thấy bóng dáng nhân viên cứu hộ, thậm chí phương tiện cứu hộ cũng không có. Thi thể anh T sau 7 ngày mới phát hiện cách xa bãi tắm gần 50km.
Trước đó chưa đầy 1 tháng, bác LVT, nguyên trưởng Ga Hà Nội khi đi tắm biển tại bãi biển này cũng đã bị chết đuối. Không chỉ hai trường hợp trên mà còn nhiều vụ chết đuối khác, kể cả khách quốc tế cũng bị chết đuối tại đây.
Gần đây nhất, chiều 31/7/2011, anh NTĐ, 30 tuổi, công tác tại (Công ty Alcatel Lucent Việt Nam) đi nghỉ tại khu resort Ana Mandara Huế (thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang). Khi đang tắm thì cũng bất ngờ bị sóng nhấn chìm. Hơn 1 ngày sau thi thể anh mới được tìm thấy. Một đồng nghiệp tắm cùng anh Đ cho hay: “Khi hai người đang tắm cách nhau 1 mét để nói chuyện thì chị thấy anh Đ chới với, chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì anh Đ bị sóng cuốn ra xa. Một người bạn tắm gần đó nhìn thấy bơi lại để cố đẩy anh Đ vào bờ nhưng do kiệt sức nên chỉ túm được tóc bạn nữ kéo vào còn anh Đ mất mất hút theo dòng nước.
Đoàn công tác đi cùng với anh Đ bức xúc cho rằng, nếu lúc ấy có lực lượng cứu hộ thì sẽ cứu được anh Đ vì thời gian vật lộn với sóng biển diễn ra khá lâu. Nhưng thật đáng tiếc, mặc cho du khách gào thét trong tuyệt vọng để cầu cứu, phía khu Resort chỉ xuất hiện một anh bảo vệ mang áo quần dài và đi giày...
Một góc khu Resort Ana Mandara Huế. |
Trong đơn gửi đến báo Pháp Luật Việt Nam gia đình nạn nhân viết: “Có một điều đau đáu trong lòng gia đình chúng tôi, là khu resort Ana Mandara- Huế, cho tới thời điểm hiện tại sau khi xảy ra tai nạn vẫn không gửi một lời chia buồn đến gia đình chúng tôi, hoặc chỉ là một lời xin lỗi...”.
Nguy hiểm được báo trước
Sau khi sự việc xảy ra, chúng tôi đã có mặt tại khu nghỉ dưỡng này và được biết, từ khi đi vào hoạt động tháng 10/2010, mặc dù là một khu nghỉ dưỡng cao cấp đạt tiêu chuẩn 5 sao, với chiều dài bờ biển hơn 400 mét nhưng tuyệt nhiên không có một đội cứu hộ hoặc người cảnh giới. Quan sát dọc bờ biển chúng tôi nhìn thấy chỉ lác đác vài phao bơi móc sẵn nhưng theo những người dân ở đây cho biết từ khi xảy ra cái chết của anh Đ khu nghỉ dưỡng này mới đem ra chứ trước đây không thấy.
Một ngư dân biển Thuận An- người đã trực tiếp lái thuyền tìm kiếm thi thể anh Đ nói với chúng tôi: “Khi xảy ra sự việc chừng 30 phút tôi mới được bảo vệ chạy vào kêu mượn thuyền nhưng lúc đó trời đã nhá nhem tối nên không làm gì được”. Vừa nói, ngư dân này chỉ cho chúng tôi xem chiếc thuyền mà họ đã được Khu Resort thuê để “cứu hộ”, chúng tôi không thể tin vào mắt mình bởi chiếc thuyền quá củ kỷ, dùng để ngư dân đi bủa lưới. Với chiếc thuyền này, khi xảy ra sự cố, các thao tác để cho thuyền nổ máy thì chắc chắn nạn nhân đã thiệt mạng vì thuyền nằm cách bờ hơn 20 mét cần phải có trên 10 người mới đẩy thuyền ra khỏi bờ. Ngư dân này lắc đầu: “ Tui không hiểu vì răng họ xây dựng một khu nghỉ dưỡng cao cấp tốn cả hàng trăm tỷ nhưng họ lại không có biện pháp an toàn nào để bảo vệ du khách”. Ngư dân này còn cho biết thêm, tuy trên mặt biển sóng vẫn nhẹ nhàng nhưng bên dưới nhiều nơi có dòng xoáy ngầm nó có thể cuốn hút bất cứ lúc nào. Không riêng gì khu vực này mà năm nào tại bãi biển này cũng xảy ra nhiều cái chết đau lòng khác.
Một mạng người...10 triệu (?)
Khi chúng tôi đề cập đến cái chết của anh Đ vừa xảy ra, ông Nguyễn Văn Khiêm, Tổng giám đốc Khu Resort Ana Mandara Huế phân trần: “ Cái chết của anh Đ vừa qua thực sự chúng tôi rất đau lòng nhưng do hoạt động chưa có hiệu quả nên chúng tôi chưa thành lập đội cứu hộ”. Nói vậy, nhưng ông Khiêm lại cho rằng, “Chúng tôi chỉ chịu trách nhiệm với du khách khi khách nghỉ trong khách sạn, còn khách xuống tắm biển và chết đuối trách nhiệm không riêng gì chúng tôi bởi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ cấp đất cho chúng tôi trên bờ, còn bãi biển tỉnh không cấp, ai muốn tắm thì cứ thoải mái chúng tôi không cấm”. Nhưng khi được hỏi đó là khách tự do, còn khách đến nghỉ khách sạn do mình quản lý thì có trách nhiệm bảo vệ tính mạng họ, ông Khiêm nói: “ Chúng tôi cũng rất chia sẽ với nỗi đau của gia đình nạn nhân và có thương lượng với gia đình để hỗ trợ 10 triệu đồng nhưng gia đình không đồng ý (?)”.
Trao đổi với phóng viên PLVN Online, ông Nguyễn Văn Thắng, Chánh Thanh tra Sở VHTT&DL cho biết: “ Sau khi sự việc xảy ra, Sở đã về kiểm tra và đã lập biên bản đề nghị đơn vị này cần có biện pháp để bảo vệ du khách. Nếu khách đang trong thời gian lưu trú tại khách sạn mà xảy ra sự cố thì trách nhiệm này thuộc về đơn vị quản lý. Dù có nhiều nguyên nhân dẫn đến cái chết nhưng với đạo đức trong kinh doanh Ana Mandara phải có lời động viên, chia sẽ với gia đình. Họ xây dựng Resort là tính đến yếu tố biển để thu hút khách và phải có trách nhiệm đối với khách chứ không thể nói tỉnh không giao bãi biển thì không chịu trách nhiệm”.
Ông Thắng cũng cho biết thêm năm nào Sở cũng có văn bản gửi cho các đơn vị kinh doanh dọc bãi biển và chính quyền để tăng cường công tác cứu hộ, kể cả đi kiểm tra thực tế. Tuy nhiên, do các gia đình có thân nhân chẳng may chết đuối tại các khu rersort như Ana Mandara không khiếu nại tới Sở nên Sở chỉ lập biên bản đối với đơn vị quản lý khu Resort này mà chưa thể xử lý "mạnh tay" hơn.
Qua bài viết này, chúng tôi muốn gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với du khách khi đi nghỉ dưỡng và Chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế cần có biện pháp chấn chỉnh kịp thời công tác cứu hộ đối với các khu Resort .
Quang Tám
Qua bài viết này, chúng tôi muốn gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với du khách khi đi nghỉ dưỡng và Chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế cần có biện pháp chấn chỉnh kịp thời công tác cứu hộ đối với các khu Resort .
Quang Tám