Quyết sách năng lượng tại ASEAN: Cần chú trọng tiếng nói cộng đồng

Hội nghị Hợp tác Đông Nam Á của các tổ chức phi chính phủ về chuyển đổi năng lượng công bằng vào cuối tháng 8/2023 tại Jakarta, Indonesia. (Nguồn: PWYP Indonesia).
Hội nghị Hợp tác Đông Nam Á của các tổ chức phi chính phủ về chuyển đổi năng lượng công bằng vào cuối tháng 8/2023 tại Jakarta, Indonesia. (Nguồn: PWYP Indonesia).
(PLVN) -Các tổ chức phi chính phủ trên khắp Đông Nam Á đang kêu gọi các nhà lãnh đạo ASEAN thiết lập các nền tảng chuyển đổi năng lượng công bằng và bền vững đối với các bên liên quan trong khu vực, nhất là cộng đồng, các nhóm đối tượng yếu thế và dễ bị tổn thương.

Cộng đồng yếu thế vẫn chỉ “đứng ngoài lề”

Trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 2023, vào cuối tháng 8/2023, Hội nghị Hợp tác Đông Nam Á của các tổ chức phi chính phủ về Chuyển đổi năng lượng công bằng được tổ chức tại Jakarta, Indonesia, đã quy tụ nhiều nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách, chuyên gia về khí hậu, tài chính khí hậu và năng lượng từ các tổ chức, đơn vị trong khu vực, để cùng đối thoại và nỗ lực hợp tác nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững và công bằng trên khắp Đông Nam Á.

Khu vực Đông Nam Á là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất, lớn thứ 3 ở châu Á và thứ 5 trên thế giới. Ước tính, nhu cầu năng lượng của khu vực này sẽ tăng gấp 3 vào năm 2050. Tỉ trọng cơ cấu nguồn năng lượng của khu vực vẫn chủ yếu phụ thuộc vào than (33,8 %), khí tự nhiên (26,1%) và thủy điện (21,6%). Tuy nhiên, nếu tiếp tục phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch và các nguồn năng lượng truyền thống sẽ dẫn đến nhiều rủi ro đáng kể về kinh tế, xã hội và môi trường cho các quốc gia ASEAN, nhất là những quốc gia kém phát triển hơn trong khu vực nhưng đồng thời cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Hệ quả ngay trước mắt chính là lượng phát thải khí nhà kính tăng cao, góp phần trực tiếp vào biến đổi khí hậu. Năm 2021, Đông Nam Á đứng đầu về rủi ro khí hậu, theo Chỉ số Rủi ro Khí hậu Toàn cầu.

Đáng chú ý, ASEAN đã cam kết giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu thông qua việc giảm phát thải khí nhà kính và tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo. Khu vực ASEAN sở hữu nguồn năng lượng tái tạo dồi dào, bao gồm năng lượng mặt trời, gió và thủy điện, mặc dù sự phân bổ trên toàn khu vực không đồng đều. Theo Kịch bản Phát triển Bền vững do Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vạch ra, Đông Nam Á cần đầu tư khoảng 180 tỷ USD hàng năm vào năng lượng sạch, nhằm bảo đảm hiện thực hoá các mục tiêu khí hậu của khu vực vào năm 2030. Tuy nhiên, việc theo đuổi quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng trong khu vực vẫn còn gặp nhiều thách thức.

Theo Trung tâm Năng lượng ASEAN, ít nhất 47 triệu dân số ASEAN vẫn chưa được tiếp cận với điện. Còn theo Báo cáo của Oxfam năm 2022 chỉ ra, những thảm họa khí hậu thường xuyên và dữ dội ảnh hưởng không nhỏ đến các cộng đồng và nhóm yếu thế nhưng họ thường không được hưởng lợi từ quá trình chuyển đổi năng lượng.

Ông John Samuel, Giám đốc khu vực châu Á của tổ chức Oxfam (một liên minh quốc tế của 20 tổ chức tại 94 quốc gia trên toàn thế giới để tìm giải pháp lâu dài cho nghèo đói và bất công) cho rằng: “Khi chúng ta nói về quá trình chuyển đổi năng lượng khử carbon, thường nhắc nhiều đến công nghệ và tài chính. Bên cạnh việc bảo đảm khả năng tiếp cận các nguồn lực này cũng cần phải bảo đảm rằng những nguồn lực này có thể tiếp cận một cách công bằng với những thành phần nghèo nhất và nhóm bị gạt ra ngoài lề xã hội”.

Trang trại của một nông dân tại tỉnh Camarines, Philippines bị tàn phá bởi cơn bão Ulysses vào tháng 11/2021. (Nguồn: Mark Saludes/Oxfam Phillipines)

Trang trại của một nông dân tại tỉnh Camarines, Philippines bị tàn phá bởi cơn bão Ulysses vào tháng 11/2021. (Nguồn: Mark Saludes/Oxfam Phillipines)

Tăng cường cam kết và hợp tác quốc tế

Quá trình chuyển đổi năng lượng nhanh chóng và công bằng là rất cần thiết để các quốc gia ASEAN đạt được sự phát triển kinh tế, an ninh năng lượng, giảm giá điện, giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch và tăng khả năng tiếp cận năng lượng, góp phần vào nỗ lực chung toàn cầu về phát thải ròng bằng “0”, cũng như các mục tiêu khí hậu, môi trường khác. Nói cách khác, sự công bằng và công lý cần được đặt ở trọng tâm của các quyết định và kế hoạch chuyển đổi năng lượng trong khu vực, thông qua một khuôn khổ, cơ chế rõ ràng, toàn diện và phù hợp với từng lĩnh vực và bối cảnh tại mỗi quốc gia.

Ông Muhamad Alhaquarahman Isa, Tổng cục Năng lượng tái tạo và Bảo tồn năng lượng (Bộ Điện, Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản Indonesia) cho biết: “Để hỗ trợ phát triển công nghệ năng lượng tái tạo và cơ sở hạ tầng phụ trợ, chúng ta cần tăng cường các chính sách về năng lượng, cải thiện khả năng tiếp cận năng lượng và hợp tác quốc tế giữa các quốc gia ASEAN”. Thêm vào đó, ông Jaeho Chung, Giám đốc đầu tư cấp cao, Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB): “Những ưu tiên hàng đầu trong quá trình chuyển dịch năng lượng sạch trong thời gian tới là xanh, mở rộng cơ sở hạ tầng xã hội, tăng cường năng lực, huy động vốn tư nhân, kết nối và hợp tác khu vực”.

Theo đó, những vấn đề như bình đẳng giới, đối xử công bằng với đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương, bảo đảm hoà nhập xã hội sẽ là những nguyên tắc cần được cân nhắc kỹ lưỡng trong các quyết sách, quyết định về năng lượng. Ông Kaneka Leo, Giám đốc Dự án Hòa nhập, Oxfam tại Campuchia, cho rằng: “Xóa khoảng cách tiếp cận năng lượng là một mục tiêu phát triển bền vững quan trọng. Nếu được giải quyết, điện khí hóa sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, bao gồm xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy y tế, giáo dục và bình đẳng giới”.

Cụ thể, đó là thiết lập các cơ chế chặt chẽ về tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và quản trị trong cả khu vực công và tư. Một số biểu hiện như tăng khả năng truy cập với tất cả thông tin về chuyển đổi năng lượng công bằng qua nền tảng kỹ thuật số; có cơ chế phản hồi và khiếu nại phù hợp, kịp thời để người dân bản địa có thể báo cáo về các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi quá trình này, bao gồm cả đất đai và khoáng sản quan trọng tại vùng đất của họ… Một trong những nguyên nhân quan trọng là quá trình chuyển đổi năng lượng được đánh giá sẽ thúc đẩy nhu cầu khai thác các khoáng sản quan trọng để cung cấp cho công nghệ năng lượng tái tạo. Theo đó, khu vực Đông Nam Á sẽ đứng trước nguy cơ bị khai thác quá mức nếu không có hành động phù hợp, điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến người dân bản địa và vùng đất họ sinh sống. Mặt khác, các bên liên quan trong cộng đồng cần được tạo điều kiện tiếp cận và áp dụng các công nghệ năng lượng tái tạo phù hợp và bền vững, hỗ trợ cho đời sống của họ.

Năng lượng mặt trời hỗ trợ bà con nông dân tại Campuchia. (Nguồn: UN Women).

Năng lượng mặt trời hỗ trợ bà con nông dân tại Campuchia. (Nguồn: UN Women).

Trong bối cảnh năng lượng thực tế ngày càng phức tạp, các tổ chức phi chính phủ Đông Nam Á cũng đồng thuận rằng, việc thực hiện các chương trình xây dựng, nâng cao năng lực cho các bên liên quan cũng là nhiệm vụ rất quan trọng. Bên cạnh đó, những chính sách chuyển đổi năng lượng cũng cần lồng ghép các yếu tố về giới, bảo đảm hoà nhập xã hội trong các khâu đoạn lập kế hoạch và thực thi. Đơn cử, thiết lập cơ chế hỗ trợ cho phụ nữ, người khuyết tật, thanh thiếu niên trẻ em, người bản địa và các nhóm yếu thế khác trong quá trình chuyển đổi năng lượng.

Khu vực Đông Nam Á có vai trò quan trọng đối với nỗ lực toàn cầu về trung hoà carbon. Tuy nhiên, mỗi quốc gia đều có những thách thức và rào cản nhất định, sở hữu những lộ trình chuyển dịch năng lượng khác nhau. Trên cơ sở nhận thức đó, tại Hội nghị, các tổ chức phi chính phủ tại Đông Nam Á đã cùng giới thiệu về sáng kiến Mạng lưới năng lượng nhân dân châu Á (ANPE) nhằm cung cấp những giải pháp giải quyết các khoảng trống, thách thức của chuyển đổi năng lượng công bằng ở cấp quốc gia, thông qua sự hợp tác, chia sẻ và huy động nguồn lực. Phạm vi tập trung ban đầu của sáng kiến ANPE sẽ tại các quốc gia Việt Nam, Indonesia và Philippines, hướng tới mở rộng cho các quốc gia khác trong khu vực và toàn châu Á.

Theo đó, Việt Nam cũng là một trong các quốc gia tích cực trong quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng. Mới đây nhất, UNDP Việt Nam, Cục Biến đổi Khí hậu - Bộ Tài nguyên và Môi trường, và Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Việt Nam đã phối hợp tổ chức Cuộc đối thoại giữa các đại diện thanh niên Việt Nam với các nhà lãnh đạo khí hậu về chủ đề Chuyển dịch Năng lượng công bằng và Giáo dục Khí hậu, nhằm tăng cường vai trò của thanh niên trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách. Đây là một trong nhiều sự kiện đã và đang diễn ra tại Việt Nam để tăng thêm tiếng nói và sự tham gia của cộng đồng vào quá trình quyết định chính sách về năng lượng và khí hậu.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công

Doanh nghiệp đánh giá tích cực về ngành Thuế, Hải quan

(PLVN) - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công cho biết, VCCI nhận được nhiều ý kiến doanh nghiệp (DN) đánh giá tích cực về ngành thuế và hải quan trong việc giúp DN hoàn thành nghĩa vụ thuế nhanh hơn, thuận lợi hơn, chuyên nghiệp hơn.

Đọc thêm

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB)
(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.

Xuất khẩu 2025 sẽ gặp nhiều thuận lợi

Xuất nhập khẩu đạt kết quả cao trong năm 2024. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) -  Trên đà thuận lợi của xuất nhập khẩu 2024, Bộ Công Thương dự tính, xuất khẩu năm 2025 sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đã ổn định trở lại, các thị trường truyền thống phục hồi nhu cầu…

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.

FTA Index - công cụ 'hỗ trợ' Quốc hội giám sát, chỉ đạo công tác thực thi FTA

Nhiệm vụ quan trọng của Vụ Chính sách thương mại đa biên là hoàn thành báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số và trình lên Thủ tướng Chính phủ.
(PLVN) - Thông qua FTA Index, cơ quan, doanh nghiệp địa phương có thể soi chiếu được việc thực hiện kế hoạch hành động của Chính phủ gắn với kế hoạch hành động của các tỉnh, thành phố xây dựng FTA Index để xác định được những điểm đã làm được và những điểm cần phải thúc đẩy hơn nữa, từ đó tìm ra những giải pháp, chính sách cụ thể hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn của mình tận dụng được FTA.

Địa chỉ tin cậy giúp địa phương và doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Cổng thông tin điện tử Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam (Vietnam FTA Portal, gọi tắt là Cổng FTAP tại địa chỉ fta.gov.vn) là một công cụ tra cứu các cam kết về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các thông tin liên quan một cách thông minh, tiên tiến, có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA .

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.