Quy định về chiều cao của thí sinh sư phạm có đáng bị 'ném đá'?

Quy định chiều cao đối với thí sinh ngành sư phạm -nên hay không nên
Quy định chiều cao đối với thí sinh ngành sư phạm -nên hay không nên
(PLVN) - Mới đây, dự thảo quy định về chiều cao của thí sinh vào trường ĐH Sư pham TP Hồ Chí ̣ Minh đã nhận nhiều phản ứng gay gắt cho rằng phản giáo dục. Hiện website trường này đã không còn nêu quy định. Như vậy, có thể thấy, mùa tuyển sinh 2019 mới chỉ đang rục rịch nhưng ngành sư phạm đã vấp phải không ít gian nan…

Đưa ra rồi… rút vội

Đại diện ban tuyển sinh của ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh cho biết, sau khi cân nhắc nhiều yếu tố, trường đã có điều chỉnh trong đề án tuyển sinh 2019, bỏ yêu cầu về chiều cao 1,55 m trở lên đối với nam, nữ từ 1,5 m trở lên mới được đăng ký thi các ngành đào tạo giáo viên.

Trường vẫn giữ yêu cầu xét tuyển nam cao 1,65m, nặng 50 kg trở lên; nữ cao 1,55m, nặng 45 kg trở lên đối với ngành Giáo dục Thể chất.

Về vấn đề này, ông Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT) cho rằng, về nguyên tắc, trường ĐH được tự chủ tuyển sinh. Người ta có thể đưa ra các tiêu chí, nhưng dù tiêu chí nào cũng phải phù hợp với quy định của pháp luật, phải tôn trọng giá trị người học, bảo đảm chất lượng và bình đẳng để mọi người có cơ hội học như nhau.

Hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh người có ngoại hình thấp hơn 1,55m với nam và 1,5m với nữ có chất lượng dạy học kém hiệu quả hơn. “Tôi nghĩ, có thể Trường ĐHSP TP HCM từng đưa ra quy định này là vì lo xa về cơ hội việc làm của người không thuận lợi về hình thể. Nhưng nếu lo lắng cho thí sinh, trường nên tư vấn cho các em thì hợp lý hơn. Có thể nói, yêu cầu chiều cao như trên là thiếu logic. Tôi dạy học gần 20 năm, ngoại hình tốt có thể tạo một số thuận lợi, nhưng không ít người có khiếm khuyết cơ thể mà vẫn rất giỏi”, ông Hoàng Ngọc Vinh cho hay.

Ông Vinh cho rằng, giáo dục ĐH đào tạo rộng, nếu không đứng lớp, sinh viên tốt nghiệp sư phạm có thể làm việc khác ngoài dạy học. Và có thể, tới đây, với sự phát triển của công nghệ, dạy học online rất phổ biến. Nói về tiêu chí tuyển chọn vào sư phạm, ông Hoàng Ngọc Vinh cho rằng nên căn cứ vào yêu cầu đầu ra. Cần xác định rõ chuẩn đầu ra cơ sở giáo dục phổ thông cần, từ đó có quy định tuyển sinh, tổ chức đào tạo sao cho đáp ứng được chuẩn đầu ra đó.

Ở góc độ quản lý, TS Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT) cho rằng: “Trong điều kiện tự chủ, Quy chế tuyển sinh cho phép các trường được yêu cầu sơ tuyển và thí sinh phải đạt yêu cầu sơ tuyển của trường. Chúng tôi khuyến khích trường quy định các yêu cầu, điều kiện riêng để hướng tới việc lựa chọn thí sinh giỏi, tâm huyết với nghề, có khả năng sư phạm... để nâng cao chất lượng đội ngũ thầy cô giáo.

Các quy định khác của trường do trường xác định và chịu trách nhiệm giải trình, để xây dựng chính sách chất lượng, nâng cao khả năng có việc làm của sinh viên và xây dựng “thương hiệu” của trường.

Chúng tôi cũng đã yêu cầu Trường ĐHSP TP HCM rà soát kỹ dự thảo Đề án tuyển sinh, xác định các nội dung thực sự cần thiết, có cơ sở chắc chắn... để khi ban hành đảm bảo quyền bình đẳng về cơ hội cho các thí sinh, không thể hiện chính sách phân biệt đối xử; đồng thời, yêu cầu trường nên giải trình rõ để tạo sự đồng thuận trong xã hội”.

Trong khi đó, kết quả tuyển sinh ngành sư phạm năm 2018 cho thấy, tổng chỉ tiêu tuyển giảm 38% so với năm 2017. Cụ thể, tổng chỉ tiêu vào các trường sư phạm là 35.590, số chỉ tiêu xét kết quả thi THPT quốc gia là 24.369 (giảm 22,8% so với năm 2017) và các phương thức khác là 11.221 (giảm 55,3%). Tổng số nguyện vọng đăng ký là 125.261, giảm 29% so với năm 2017.

Sự sụt giảm chỉ tiêu ngành sư phạm là nguyên nhân tất yếu khi việc đào tạo tràn lan, không sát với dự báo. Một nguyên nhân nữa khiến các trường sư phạm phải “vét” thí sinh ở đợt bổ sung chính là điểm sàn Bộ GD&ĐT đưa ra, với mức 17 điểm cho hệ ĐH và 15 điểm cho hệ CĐ.

Đề thi đã khó cùng với việc điểm sàn như trên cho thấy điểm chuẩn năm 2018 của ngành sư phạm cả nước khá cao, không còn cảnh 10 điểm/3 môn. Nhưng chính do mức điểm này, nhiều trường từ Bắc chí Nam đứng trước nguy cơ đóng cửa nhiều ngành sư phạm.

Thế nhưng gốc rễ và căn cơ vẫn là việc làm và thu nhập của sinh viên sau khi ra trường. Cần phải có một giải pháp đồng bộ, trong đó vấn đề việc làm và tiền lương cho ngành sư phạm phải được cải thiện đáng kể. Khi đó, ngành sư phạm chắc chắn không thiếu người giỏi theo học.

Thầy cô nay đã khác thầy cô xưa 

Ở một góc nhìn riêng, thầy Nguyễn Khắc Ngọc, giáo viên Toán ở Hà Nội khẳng định, việc trường đưa ra điều kiện như vậy hoàn toàn không sai, vì trong các văn bản quy định về tuyển sinh hay Luật Giáo dục và Luật Giáo dục ĐH sửa đổi cũng không hề cấm các trường đưa ra các điều kiện cụ thể cho từng ngành.

Thầy Nguyễn Khắc Ngọc lý giải: để tất cả học sinh trong lớp đều nhìn thấy hoạt động của giáo viên và để giáo viên có thể quan sát được tất cả học sinh trong lớp. Do đó, khi đi học, khi xếp hàng tập thể, … các thầy cô thường ưu tiên nguyên tắc “xếp những bạn nào thấp hơn ngồi/đứng ở hàng trước, bạn nào cao ngồi/đứng ra phía sau”.

Hơn nữa, ở lối dạy truyền thống, giáo viên là trung tâm của lớp học, là “diễn giả”. Mà đã là “diễn giả” thì phải có sân khấu. Không chỉ trong lớp có cái bục giảng mà ở sân trường cũng có cái gọi là “sân khấu”, là “lễ đài”.

Và nó là thứ tất yếu phải có để đảm bảo nhu cầu “mọi người đều trông thấy nhau” khi một cá nhân giao tiếp với đám đông được thực hiện. Rõ ràng, người nói phải ở vị trí “cao hơn” những người khác đứng/ngồi quan sát ở xung quanh.

Vấn đề là trong hoạt động dạy và học trên lớp không phải lúc nào thầy/cô cũng đứng thường trực trên bục giảng. Sẽ có những lúc thầy cô phải rời bục giảng xuống lớp. Khi ấy, một người cao dưới 1,5m sẽ rất khó khăn trong việc quan sát, bao quát được lớp học, nhất là khi học sinh cuối cấp 2 và cấp 3 hiện nay cao 1,6m-1,7m trở lên rất phổ biến.

Bên cạnh đó, hiện nay, vai trò của người giáo viên đã thay đổi. Chúng ta đang cố gắng dịch chuyển từ vị trí “thầy/cô là trung tâm của lớp học” sang “lấy học trò làm trung tâm của lớp học”. Ở nhiều trường phổ thông ngoài công lập, trường quốc tế,… thậm chí người ta còn bỏ cả bục giảng trong lớp để tạo sự bình đẳng.

Ngoài ra, cùng với sự cải thiện về thu nhập, về chất lượng cuộc sống, học sinh ngày nay có nhiều điều kiện hơn để tham gia vào các tiết học bên ngoài lớp học, các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại thiên nhiên, thăm quan bảo tàng, di tích lịch sử,…. (có trường quốc tế cho học sinh đi học ngoài siêu thị) trở nên thường xuyên hơn (có trường thậm chí còn định kỳ mỗi tuần 1 tiết học ngoài trời).

Trong những không gian như vậy, không có sự trợ giúp của cái bục giảng, giáo viên dưới 1,5m sẽ dễ dàng bị “lọt thỏm” giữa các học sinh. Khi đó, không những thầy cô và những bạn đứng phía sau sẽ không quan sát được nhau, không nghe được nhau nói,… mà còn tiềm ẩn cả sự nguy hiểm nếu như hoạt động ở những khu vực ao hồ, sông suối, ven biển, rừng, núi,… nếu thầy cô không quan sát, quản lý được học sinh.

Tương tự như vậy, trong các giờ thực hành thí nghiệm, khi chia nhóm để thực hiện thí nghiệm, nếu thầy cô không quan sát bao quát được lớp học, dễ xảy ra rủi ro cháy nổ, chập điện,… khi học sinh nghịch ngợm. Khi đó, “cao” là một điều kiện rất cần thiết để làm tốt công việc.

Thực tế là hiện nay, trong tuyển dụng giáo viên, nhất là cấp THCS, THPT, ĐH-CĐ, các trường đều kèm theo những ưu tiên như “ngoại hình khá”, “ngoại hình ưa nhìn”, “ngoại hình phù hợp”,… thậm chí có trường còn đặt ra luôn ngưỡng tối thiểu về chiều cao trong tuyển dụng.

Điều đó hoàn toàn có căn cứ và phù hợp với thực tiễn hoạt động dạy và học. Nếu như 40 năm trước, nữ cao 1,5m là trung bình, là phổ biến, thậm chí là “hơi cao”, còn hiện nay, ở thành phố lớn, học sinh nam lớp 8, lớp 9 đã có thể cao tới 1,7-1,8, sau 20-30 năm nữa sẽ còn như thế nào?!

Cũng tương tự như vậy, những người lấy ví dụ về thầy Nguyễn Ngọc Ký (bị liệt 2 tay), về thầy Nguyễn Đình Chiểu (bị khiếm thị) có lẽ quên mất rằng các thầy là những người dạy Văn và theo phương pháp truyền thống (đọc - chép).

Những thầy giáo ấy sẽ không thể tổ chức cho học sinh làm việc nhóm, đưa học sinh đi dã ngoại, … hay các công việc khác. Còn câu chuyện S. Hawking thì càng buồn cười hơn nữa. Bởi các bài giảng của ông ta vốn không có tính chất “dạy học” và ông ta không phải là một giáo viên. Những bài giảng đó, nếu bỏ qua sự nổi tiếng từ các công trình của S.Hawking thì không còn hấp dẫn.

Giáo dục sẽ không thể có sự đổi mới tích cực nếu dư luận cứ mang các quy chuẩn cũ của “ngày xưa tôi đi học” ra để áp đặt lên cái mới. Đồng thời, thầy Ngọc cũng như nhiều thầy cô khác cho rằng, lãnh đạo trường khi đưa ra những quyết sách thì cần nghiên cứu kĩ lưỡng, chứ không phải dư luận phản đối là… “khó quá, bỏ đi”…

Tin cùng chuyên mục

Các đại biểu thực hiện nghi lễ ra mắt hệ thống giáo dục Ngôi sao Hà Nội tại Hải Phòng.

Ra mắt hệ thống giáo dục Ngôi sao Hà Nội tại Hải Phòng

(PLVN) -  Ngày 22/12, Tập đoàn Giáo dục EQuest cùng Hệ thống Giáo dục Ngôi Sao Hà Nội tổ chức lễ công bố thương hiệu Ngôi sao Hà Nội tại Hải Phòng, đặt nền móng cho sự ra đời của hệ thống giáo dục tư thục đào tạo tài năng ở TP Cảng.

Đọc thêm

TP HCM đề xuất miễn toàn bộ học phí cho học sinh

Ảnh minh họa

(PLVN) - Để chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, TP HCM đề xuất miễn học phí cho học sinh các cấp từ năm học 2025 - 2026. Nếu được thông qua, TP HCM là địa phương đầu tiên thực hiện miễn học phí cho học sinh tất cả cấp học.

Tìm lối đi cho phân luồng học nghề phổ thông

Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ luôn là mục tiêu của HS, phụ huynh. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho biết, để chủ trương “Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông” tại Nghị quyết số 29 sớm trở thành hiện thực, vừa qua Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã kiến nghị Thủ tướng và Bộ Giáo dục và Đào tạo cần bổ sung thêm luồng trung học hướng nghiệp vào chương trình giáo dục phổ thông 2018…

Học sinh Thủ đô và niềm vui cống hiến cho cộng đồng

Người tham gia “The Hunger Games 2024” giao các suất ăn tới CLB Thanh, thiếu niên khuyết tật vườn Hướng Dương. (Ảnh: Hanoi Food Rescue)
(PLVN) - Với lòng nhiệt huyết và trái tim đầy yêu thương, các bạn học sinh Thủ đô đã cùng nhau chung tay thực hiện nhiều hoạt động cộng đồng ý nghĩa. Những hoạt động này không chỉ góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp mà còn lan tỏa niềm vui tới mọi người xung quanh, đồng thời khiến các bạn học sinh tìm thấy hạnh phúc từ chính những việc làm của mình.

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Tại sao thí sinh 'lệch' khối thi xã hội?

Những năm gần đây, thí sinh lựa chọn khối ngành xã hội luôn áp đảo khối tự nhiên. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐHKHXHNV- ĐHQGHN)

(PLVN) - Năm 2024, hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, chỉ 37% chọn bài thi Khoa học tự nhiên, số học sinh chọn bài thi Khoa học xã hội cao áp đảo chiếm 63%. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), so với năm 2023, số thí sinh chọn bài thi Khoa học xã hội tăng 7,7% và cao nhất kể từ năm 2017 trở lại đây..

Đại học Y khoa Vinh: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hướng tới phát triển bền vững

Đại học Y khoa Vinh: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hướng tới phát triển bền vững
(PLVN) - Nghiên cứu khoa học (NCKH) trong giáo dục y khoa không chỉ là nền tảng để nâng cao chất lượng đào tạo mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh tật. Đại học Y khoa Vinh nhận thức rõ vai trò này, từ đó đặt mục tiêu phát triển NCKH trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển.

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.