Quy định về bảo quản đề và bài thi tại Điểm thi tốt nghiệp THPT

Hình minh họa.
Hình minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Khu vực bảo quản đề thi, bài thi của thí sinh có lực lượng công an trực và bảo vệ 24h/ngày; đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ.

Tại Thông tư số 02/VBHN-BGDĐT của Bộ GD&ĐT vừa ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPT quy định chi tiết về bảo quản, sử dụng đề thi và bảo quản bài thi của thí sinh tại Điểm thi.

Theo đó, đề thi và bài thi phải được bảo quản trong các tủ riêng biệt. Tủ đựng đề thi, tủ đựng bài thi phải đảm bảo chắc chắn, phải được khóa và niêm phong (nhãn niêm phong phải có đủ chữ ký của Trưởng Điểm thi, Thanh tra và công an), chìa khóa do Trưởng Điểm thi giữ.

Khi mở niêm phong phải có chứng kiến của Công an và những người ký nhãn niêm phong, đồng thời lập biên bản ghi rõ thời gian mở, lý do mở, tình trạng niêm phong.

Khu vực bảo quản đề thi, bài thi của thí sinh có lực lượng công an trực và bảo vệ 24 giờ/ngày; đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ.

Phòng bảo quản đề thi, bài thi phải đảm bảo an toàn, chắc chắn; có camera an ninh giám sát ghi hình các hoạt động tại phòng 24 giờ/ngày; có công an trực, bảo vệ 24 giờ/ngày; có công an trực, bảo vệ liên tục 24 giờ/ngày; có một Phó trưởng Điểm thi là người của trường phổ thông không có thí sinh dự thi tại Điểm thi trực tại phòng trong suốt thời gian đề thi, bài thi được lưu tại Điểm thi.

Riêng trong các ngày thi, thời gian trực tại phòng bảo quản đề thi, bài thi của của Phó trưởng Điểm thi được tính kể từ thời điểm kết thúc công việc của buổi thi cuối ngày thi trước đến thời điểm bắt đầu công việc buổi thi thứ nhất của ngày thi hôm sau.

Việc mở túi đề thi, phát đề thi cho thí sinh phải được thực hiện tại phòng thi đúng thời gian và đúng bài thi/môn thi theo quy định trong hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hàng năm của Bộ GD&ĐT.

Cũng theo quy chế thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD&ĐT, đề thi dự bị chỉ sử dụng khi có ý kiến của Trưởng ban chỉ đạo cấp quốc gia.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

GS Hồ Ngọc Đại và những triết lý… ngược dòng

GS Hồ Ngọc Đại trong buổi ra mắt sách Giáo dục hiện đại tại Hà Nội. (Ảnh PV)
(PLVN) - Có ý kiến cho rằng, nếu chọn một trí thức ở Hà Nội thì nên chọn GS Hồ Ngọc Đại. Bởi GS là một trong rất ít nhà tri thức có tư tưởng, nhà khoa học có triết lý riêng của mình. Cả cuộc đời ông xây dựng triết lý ấy và cống hiến cho triết lý ấy. Nhân dịp ra mắt sách Giáo dục hiện đại và kỷ niệm 45 năm hành trình nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển công nghệ giáo dục, ông dành tặng toàn bộ bản quyền sách giáo khoa Tiếng Việt 1 cho Nhà nước.

Phát triển Đảng trong học sinh tại Quảng Bình – Bài 4: Nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài

Đồng chí Trần Hải Châu (Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Bình)
(PLVN) - Tỉnh ủy Quảng Bình đã và ngày càng có sự quan tâm công tác phát triển đảng viên từ học sinh, xem đây là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, trước mắt và lâu dài trong công tác xây dựng Đảng. Ông Trần Hải Châu (Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Bình) trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.

Phát triển Đảng trong học sinh tại Quảng Bình – Bài 3: Vướng mắc cần gỡ

Đoàn viên ưu tú dâng hương tưởng niệm 50 năm ngày hi sinh của 16 thanh niên xung phong tại bến phà Long Đại nhằm khơi dậy truyền thống Cách mạng
(PLVN) - Hai năm gần đây, công tác phát triển Đảng trong học sinh ở Quảng Bình bắt đầu có tín hiệu khả quan, khởi sắc; đây là bước đi đúng đắn, mạnh dạn và sáng tạo. Tuy nhiên, đến nay còn 23/31 trường THPT trên địa bàn vẫn “trắng” học sinh được kết nạp…, đòi hỏi cấp uỷ các cấp cần quan tâm nhiều hơn.

Hàng trăm nghìn học sinh Quảng Bình được miễn học phí kỳ 1

Bữa cơm nội trú của các em học sinh người dân tộc thiểu số miền núi Quảng Bình.
(PLVN) - Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Bình cho biết, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Bình vừa có thông báo ý kiến thống nhất chủ trương không thu học phí học kỳ I, năm học 2023 – 2024 tại các trường công lập trên địa bàn tỉnh để chia sẻ với khó khăn của người dân do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế.

Nhiều thách thức giáo dục mầm non phải đối mặt

Thứ trưởng Ngô Thị Minh phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Theo Thứ trưởng Ngô Thị Minh, mặc dù còn nhiều khó khăn, song trong 10 năm qua giáo dục mầm non đã có những bước chuyển mình, đổi mới để đóng góp vào thành quả đổi mới căn bản và toàn diện của hệ thống giáo dục quốc dân.

'Bài toán' học phí trong bối cảnh tự chủ

Học phí bậc đại học tăng là nỗi lo của nhiều sinh viên. (Ảnh minh họa - PV)
(PLVN) - Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có tờ trình Chính phủ về việc cho phép tăng học phí bậc đại học. Nhiều ý kiến cho rằng đây là vấn đề khó có giải pháp vẹn toàn giữa tăng học phí và nỗi lo của sinh viên trong bối cảnh các trường đại học đã tự chủ.

Phát triển Đảng trong học sinh tại Quảng Bình - Bài 2: Không để 'hạt giống đỏ' lỡ cơ hội 'nảy mầm'

Những hoạt động Đoàn sẽ giúp các em trưởng thành và tổ chức Đảng sẽ chọn được “hạt nhân” trong các phong trào
(PLVN) - Việc kết nạp Đảng cho học sinh THPT góp phần xây dựng đội ngũ đảng viên trẻ có tri thức, bản lĩnh chính trị vững vàng... Tỉnh Quảng Bình quan tâm, chú trọng vấn đề này với mong muốn những “hạt giống đỏ” không lỡ cơ hội “nảy mầm”, còn tổ chức Đảng không bị lỡ cơ hội được trẻ hóa lực lượng.

Sớm công bố môn thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trong Dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 mà Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố để lấy ý kiến đóng góp của các Sở GD&ĐT cùng giáo viên trên cả nước, có hai phương án được đề xuất.

Phát triển Đảng trong học sinh tại Quảng Bình - Bài 1: Nhiều tín hiệu khả quan

Hoàng Minh Hằng (Thứ 2 từ phải sang) chụp ảnh lưu niệm với các học sinh được kết nạp Đảng cùng đợt.
(PLVN) - Được đứng vào hàng ngũ của Đảng là niềm vinh dự, tự hào, kỷ niệm đẹp đối với học sinh. Hai năm gần đây, các trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ngày càng quan tâm, đẩy mạnh công tác này, qua đó tạo điều kiện cho các “hạt giống đỏ” sớm giác ngộ lý tưởng của Đảng, nâng cao ý thức học tập, tu dưỡng bản lĩnh để sau này “nảy mầm xanh”.

Trường học... 'huy động đầu tư'

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Sự việc gây ngạc nhiên dư luận, vì đến giờ nhiều người mới biết có trường học lại “huy động tài chính” như vậy. Đánh giá về người “đầu tư”, nhiều ý kiến cho rằng các phụ huynh này cũng đã tính tới mối lợi là không phải nộp tiền học cho con tới hơn 700 triệu/năm; nên cũng không hoàn toàn bị thiệt thòi. Nhưng trường học là trường học, không phải doanh nghiệp kinh doanh tài chính...