Quy định mới về du lịch: Ưu tiên hàng đầu quyền lợi du khách

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLVN) - Du lịch đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Song, từ thực trạng nhiều năm qua cho thấy có quá nhiều sai phạm cần xử phạt nhưng lại thiếu hành lang pháp lý. Do vậy, mới đây Thủ tướng đã ký quyết định ban hành Nghị định số 45/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.

Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước 

Trong những năm vừa qua Chính phủ luôn chú trọng việc ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến ngành du lịch nhằm đảm bảo công tác quản lý, giám sát các chủ thể kinh doanh cũng như để phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của du khách thập phương.

Có thể kể đến như Nghị định 158/2013/NĐ-CP; Nghị định số 28/2017/NĐ-CP đã đưa ra những quy định chung về xử phạt hành chính trong các lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động du lịch, các hành vi vi phạm không chỉ đa dạng mà còn phức tạp, khiến các cơ quan chức năng nhiều lần lúng túng.

Dư luận càng bức xúc với những hành vi vi phạm lộ liễu mà cơ quan chức năng vẫn phải bỏ qua đơn giản vì… thiếu chế tài xử phạt. Đặc biệt là khi các hành vi vi phạm này chưa được quy định trong pháp luật hiện hành. Đây có thể coi là những hạn chế của ngành du lịch trong việc tổ chức và quản lý các hoạt động du lịch theo đúng định hướng.

 Song, nhận thấy nhu cầu cấp thiết, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định số 45/ 2019/ NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, nhằm chấn chỉnh, rà soát lại những “lỗ hổng” đã tồn tại trước đây của ngành du lịch. Theo đó, Nghị định đã bổ sung kịp thời những bất cập trong quy định về quản lý, kinh doanh dịch vụ du lịch, tăng cường hiệu quả trong quản lý nhà nước đồng thời thu hút khách du lịch và đảm bảo phát triển du lịch bền vững. 

Không chỉ dừng lại ở mức xử phạt chủ thể vi phạm, nội dung Nghị định đã thể hiện sự toàn diện trong các điều khoản khi quy định các chủ thể kinh doanh du lịch phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả tùy theo mức độ vi phạm của mình, được quy định tại Điều 4 về các biện pháp khắc phục hậu quả.  

Đơn cử như một vụ việc mới đây, ngày 24/5 Nghị định đã thực sự đi vào thực tế khi Thanh tra Sở Du lịch Hà Nội ký Quyết định số 32/ QĐXPVPHC xử phạt hộ gia đình kinh doanh là chị Đặng Thị Huyền (trú tại Hoàn Kiếm - Hà Nội) bán tour kém chất lượng. Mức phạt tương ứng là 8 triệu đồng. Đây có thể coi là một trong những “phát súng đầu tiên” trong công cuộc thanh lọc “những con sâu làm rầu nồi canh” nhằm gây dựng và đảm bảo cho môi trường du lịch nước nhà “sạch sẽ”, văn minh.

Mức phạt hành chính lên tới 20 triệu

Hơn ai hết, du khách là người bỏ tiền để được trải nghiệm các dịch vụ du lịch tốt nhất. Tuy nhiên, những năm vừa qua tình trạng du khách phàn nàn, kêu cứu và phản ánh đến các cơ quan chức năng về sự yếu kém trong dịch vụ của công ty du lịch là điều không hiếm gặp.

Trong đó, một số vấn đề “nổi cộm”  hơn cả là không đảm bảo sự an toàn cho du khách, chèo kéo nài ép thậm chí “lừa phỉnh” du khách phải mua hàng, tham gia dịch vụ vui chơi với giá “cắt cổ”. Điều này khiến nhiều khách du lịch cảm thấy ái ngại. Hệ lụy lượng khách giảm sút do điểm đến “mất điềm” vì mồi chài, chèo kéo du khách đang là vấn nạn đáng lo ngại của ngành Du lịch Việt Nam.

Nhằm đưa ra hành lang pháp lý phù hợp với thực tế, Nghị định 45 đã đưa vào quy định truy cứu trách nhiệm hành chính của các đơn vị kinh doanh du lịch khi có mọi hành vi làm tổn hại lợi ích của du khách.

Cụ thể, tại Điều 6 Nghị định này tùy theo từng vi phạm, mức tổn hại lợi ích của du khách sẽ có mức phạt hành chính khác nhau như: Phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi giải quyết không kịp thời kiến nghị, phản ánh của khách du lịch trong phạm vi quản lý khi nhận được kiến nghị, phản ánh; Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với các hành vi tranh giành khách du lịch hoặc nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ; hoặc phân biệt đối xử với khách du lịch; song song với hành vi trên, việc thông báo, chỉ dẫn cho du khách trong trường hợp khẩn cấp có vai trò quan trọng hoặc nếu không sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

Bên cạnh đó, những  tổ chức, cá nhân không phối hợp với cơ quan chức năng trong trong công tác cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch có thể bị phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng; Phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng đối với hành vi không áp dụng biện pháp bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch.

Nhận thấy pháp luật hiện hành về ngành du lịch đang dần được hoàn thiện hơn với nhiều quy định nhằm tối ưu hóa mọi quyền lợi của khách du lịch, cũng như rõ ràng hóa trách nhiệm của mỗi đơn vị kinh doanh du lịch. Đây là một động thái tích cực nhằm hóa giải những tồn đọng trong tổ chức và quản lý du lịch từ trước tới giờ.

Tuy nhiên, dư luận cũng lo ngại tình trạng “quy định chỉ dừng ở văn bản”, việc đưa những quy định pháp luật trên giấy trở thành hành động cụ thể cần có đội ngũ công chức, cán bộ chuyên nghiệp kiên trì, sát sao với công việc được giao để hoàn thành nhiệm vụ trên thực tiễn, xử phạt đúng người đúng tội, nhằm “uốn nắn” ngành du lịch Việt Nam phát triển theo đúng hướng, đúng tiềm năng.

Đọc thêm

VNPT DMIT - Quản lý toàn diện và khai thác hiệu quả dữ liệu số ngành Công thương

VNPT DMIT được hơn 1.000 doanh nghiệp, nhiều Sở Công thương các tỉnh trên cả nước tin dùng.
(PLVN) - Trong kỷ nguyên số, việc quản lý và khai thác tối đa nguồn tài nguyên dữ liệu là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mọi ngành nghề, đặc biệt là ngành Công Thương. Là doanh nghiệp đi đầu trong chuyển đổi số, VNPT cung cấp Phần mềm Quản lý và khai thác dữ liệu số ngành Công Thương - VNPT DMIT. Đây là giải pháp chuyển đổi số toàn diện, tin cậy và đáp ứng mọi nhu cầu chuyển đổi số ngành Công Thương.

VNPT cắm cờ Việt Nam trên bản đồ trí tuệ nhân tạo thế giới

Một bài thi trong hạng mục phát hiện vật thể từ camera mắt cá tại AI City Challenge 2024.
(PLVN) - Nền tảng nhận diện hình ảnh bằng trí tuệ nhân tạo VNPT SmartVision đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều tổ chức, doanh nghiệp ở Việt Nam vừa giành thắng lợi toàn diện tại đấu trường AI City Challenge 2024 uy tín thế giới là bước khẳng định mạnh mẽ cho trí tuệ Việt Nam.

Hủ tiếu Mỹ Tho - Đặc sản nức tiếng xứ Nam kỳ

 Hủ tiếu Mỹ Tho - Đặc sản nức tiếng xứ Nam kỳ
(PLVN) - Đặc sản hủ tiếu Mỹ Tho có thương hiệu trên 50 năm, được chứng nhận “Giải vàng thương hiệu thực phẩm chất lượng an toàn Việt Nam”. Vươn tầm quốc tế, hủ tiếu Mỹ Tho được công nhận vào top 100 món ẩm thực châu Á và top 10 món ăn đặc sản Việt Nam.

VinaPhone hỗ trợ khách hàng nâng cấp điện thoại 4G miễn phí

 VinaPhone hỗ trợ khách hàng nâng cấp điện thoại 4G miễn phí
(PLVN) - Thực hiện chủ trương tắt sóng 2G của Bộ Thông tin và Truyền thông vào tháng 9/2024 tới đây, VinaPhone triển khai loạt ưu đãi khách hàng nâng cấp lên điện thoại 4G miễn phí và nhiều ưu đãi hấp dẫn khác để duy trì liên lạc mà không phải lo lắng về chi phí.

Ngân hàng nhà nước cũng tăng giá vàng

Giá vàng nhẫn có lúc vượt giá vàng miếng SJC.
(PLVN) - Sau khoảng 30 phiên giữ nguyên giá bán, hôm qua (18/7/2024) Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tăng giá lần đầu tiên (với mức tăng hơn 3 triệu/lượng) kể từ khi chính thức tham gia điều tiết thị trường vàng nhằm kéo giảm mức chênh lệch giữa vàng trong nước với giá vàng thế giới.

Phát động chiến dịch ‘Nhận diện lừa đảo’

6 hình thức lừa đảo trực tuyến được tập trung truyền thông trong chiến dịch năm 2024.
(PLVN) - Chiến dịch “Nhận diện lừa đảo” lần đầu tiên được Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền Thông) phối hợp cùng Tập đoàn Meta, mang tới Việt Nam sẽ giúp người dùng mạng xã hội nâng cao kiến thức về các cách phòng tránh lừa đảo trực tuyến hiệu quả.