Những cuộc bầu cử tổng thống thú vị nhất trong lịch sử Mỹ

(PLO) - Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hiện nay đang ngày càng nóng lên, thu hút sự chú ý của không chỉ đông đảo người dân nước này mà còn cả trong dư luận thế giới. Ứng cử viên của đảng Dân chủ Hillary Clinton hiện đang được kỳ vọng sẽ trở thành nữ tổng thống đầu tiên, đặt một cột mốc mới trong lịch sử bầu tổng thống đầy kịch tính của Mỹ.

Trong suốt lịch sử của Mỹ cũng đã có nhiều cuộc bầu cử mang tính chất tiền lệ, hoặc đầy thú vị từng diễn ra, như những cuộc bầu cử dưới đây:

1800: Khúc dạo đầu của cuộc đấu tay đôi

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 1800 là cuộc đua giữa ứng viên tổng thống của đảng Liên bang Thomas Jefferson và ứng viên của đảng Dân chủ - Cộng hòa John Adams. Vì Hiến pháp Mỹ khi đó không phân biệt giữa tổng thống và phó tổng thống trong các phiếu bầu đại cử tri trong các cử tri đoàn của từng bang nên ông Jefferson và người ông lựa chọn làm cấp phó của mình khi thắng cử là Aaron Burr đều giành được 73 phiếu bầu còn ông Adams được 65 phiếu.

Cố Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson
Cố Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson

Theo Điều II, mục 1 của Hiến pháp Mỹ, nếu 2 ứng viên đều nhận được đa số phiếu bầu nhưng lại có quan hệ với nhau thì Hạ viện sẽ quyết định ai sẽ trở thành tổng thống. Phải đến cuộc bỏ phiếu thứ 36 diễn ra ngày 17/2/1801 thì Thomas Jefferson mới được quyết định sẽ trở thành tổng thống.

Cuộc bầu chọn gắt gao giữa Jefferson và Burr tại Cử tri đoàn đã cho thấy những vấn đề trong hệ thống bầu cử của Mỹ khi những nhà soạn thảo Hiến pháp đã không dự đoán được khả năng xảy ra trường hợp như vậy. Do vậy nên vào giới chức Mỹ đã phải sửa đổi Hiến pháp, thông qua Tu chính án 12 vào năm 1804 với việc quy định tách riêng các cuộc bầu tổng thống và phó tổng thống nhằm tránh những trường hợp tương tự.

1860: Đất nước chia rẽ

Cuộc bầu cử năm 1860 của Mỹ diễn ra trong bối cảnh nước này đang có những chia rẽ sâu sắc do vấn đề nô lệ. Năm 1857, Tòa án tối cao Mỹ về cơ bản hợp thức hóa chế độ nô lệ tại tất cả các vùng lãnh thổ của nước này.

Tuy nhiên, quan điểm của các đảng ở Mỹ lại khác nhau, trong đó Đảng Cộng hòa phần lớn chống chế độ nô lệ nhưng còn lưỡng lự trong việc cấm hình thức sử dụng lao động này ở các bang miền Bắc có đa số cử tri của đảng. Còn nội bộ đảng Dân chủ ở miền Nam đa số ủng hộ chế độ nô lệ nhưng cũng có những ý kiến ngược lại trong vấn đề này.

Năm 1860, đảng Cộng hòa chọn Abraham Lincoln – một người mạnh mẽ phản đối chế độ nô lệ - làm đại diện cho đảng. Tại Hội nghị lần 2 cùng năm, đảng Dân chủ đề cử Thượng nghị sỹ Stephen Douglas của bang Illinois ra tranh cử. Tuy nhiên, vì bất đồng quan điểm nên nhiều người ở miền Nam của đảng Dân chủ sau đó bỏ họp và cử một người khác tên John Breckinridge làm đại diện. Cả Doughlas và Breckinridge đều tuyên bố là ứng viên chính thức của đảng Dân chủ.

Trong cuộc bầu cử có tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu thuộc diện cao nhất trong lịch sử nước Mỹ diễn ra sau đó, ông Lincoln chỉ nhận được 40% phiếu phổ thông nhưng giành được đa số phiếu đại cử tri. Chiến thắng của ông Lincoln là điều rõ ràng nhưng cuộc bầu cử này đáng chú ý bởi nó chính là sự khởi đầu cho sự chia rẽ ở nước Mỹ khi vài tuần sau cuộc bầu cử, bang South Carolina bỏ phiếu ly khai. 6 bang khác ở miền Nam sau đó cũng tiếp bước. Tháng 2/1861, những đại diện ở các bang này lập Liên minh miền Nam Hoa Kỳ và chọn Jefferson làm tổng thống của họ.

1872: Cái chết của một ứng cử viên

1872 là năm Victoria Woodhull của đảng Nhân dân trở thành người phụ nữ đầu tiên ra tranh cử tổng thống. Năm đó cũng là năm nhà văn Frederick Douglass cùng đồng hành với bà Woodhul trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên có khả năng trở thành phó tổng thống. Tuy nhiên, điểm đặc biệt nhất ở cuộc bầu cử này nằm ở việc một trong số những ứng viên chính đã không thể chứng kiến cuộc bỏ phiếu ở cử tri đoàn cuối cùng.

Cuộc bầu cử năm 1872 được xem là cuộc đấu giữa 2 ứng viên chính là Horace Greeley – ứng viên tổng thống của liên minh đảng Dân chủ và Cộng hòa tự do, đồng thời là chủ một tòa báo nổi tiếng ở thời kỳ đó – với đương kim tổng thống khi đó là ông Ulysses S. Grant của đảng Cộng hòa.

Tuy nhiên, trước khi cử tri đoàn tiến hành bỏ phiếu, ông Greeley đã đột ngột qua đời, đồng nghĩa với việc Tổng thống Grant đương nhiên thắng lợi. Thực ra, trước khi Greeley qua đời, sự thất bại của ông cũng là điều đã được xác nhận khi ông chỉ giành được 66 phiếu đại cử tri trong khi ông Grant giành được 286 phiếu. 63 trong tổng số 66 phiếu của Greeley sau đó được chia cho các ứng viên khác, trong đó có người về sau trở thành phó tổng thống Thomas Hendricks. Cho đến nay, Greeley cũng là ứng viên tổng thống duy nhất tại Mỹ chết trước khi có kết quả cuối cùng.

1948: Cuộc bầu cử của những bất ngờ

Cuộc bầu cử năm 1948 là cuộc đua giữa đương kim Tổng thống của đảng Dân chủ Harry S. Truman và đối thủ từ đảng Cộng hòa là Thống đốc Thomas E. Dewey của New York. Cuộc bầu cử này diễn ra trong bối cảnh ông Truman dù đã chứng minh được năng lực lãnh đạo của mình ở thời kỳ cuối của cuộc Chiến tranh thế giới II cũng như tầm nhìn thời kỳ hậu chiến nhưng vẫn được cho là có ít cơ hội chiến thắng do nhiều cử tri vẫn xem ông là cái bóng của người tiền nhiệm Franklin D. Roosevelt. Không những thế, ông cũng không được lòng nhiều cử tri của chính đảng Dân chủ ở miền Nam do có nhiều sáng kiến ủng hộ các quyền dân sự.

Harry Truman và tờ Chicago Daily Tribune có dòng tiêu đề nổi tiếng
Harry Truman và tờ Chicago Daily Tribune có dòng tiêu đề nổi tiếng

Trong khi đó, Thống đốc Dewey lại đang là một nhân vật tiếng tăm, được nhiều người mến mộ. Trước khi cuộc bầu cử diễn ra, nhiều nhà phân tích chính trị cũng như các tổ chức thăm dò dư luận đều cho rằng Thống đốc Dewey sẽ giành chiến thắng, tuy nhiên, tại cuộc bầu cử năm 1948, ông Truman đã có cuộc lội ngược dòng đầy ngoạn mục khi giành chiến thắng sít sao trước đối thủ nổi tiếng của mình.

Cuộc bầu cử này trở nên nổi tiếng còn bởi một câu chuyện bên lề đầy hài hước, mà cụ thể có liên quan đến tờ báo Chicago Tribune. Số là, ở thời kỳ diễn ra bầu cử, các nhân viên đánh máy đang tiến hành đình công. Do đó, Chicago Tribune phải xuất bản ấn phẩm buổi sáng của mình sớm hơn thường lệ vài tiếng. Hạn chót này buộc tờ báo trên phải in báo trước khi có kết quả từ nhiều điểm bỏ phiếu.

Do vậy nên ở đợt in thứ nhất, dựa trên các phân tích cũng như thăm dò sau bỏ phiếu, Chicago Tribune đã chạy dòng tít lớn “Dewey defeats Truman” trên trang nhất cùng một bài viết lớn theo hướng này. Gần 150.000 bản in như vậy đã được ra lò khi có kết quả chính thức của cuộc bầu cử, theo đó khẳng định Tổng thống Truman mới là người chiến thắng.

Ở lần in thứ 2, Chicago Tribune đã kịp sửa lại tiêu đề ở trang nhất nhưng một số bản in cũng đã lọt ra ngoài. Tờ báo này càng trở nên nổi tiếng khi 2 ngày sau chiến thắng ông Truman đã xuất hiện trước công chúng với một bản in đầu tiên có dòng chữ lớn “Dewey defeats Truman” trên tay!

1960: Bình minh của những cuộc tranh luận trực tiếp

John F. Kennedy là người lập rất nhiều tiền lệ khi được bầu làm tổng thống của Mỹ năm 1960. Ông là tổng thống dân bầu trẻ nhất, là tổng thống đầu tiên ở thời kỳ đó sinh ở thế kỷ 20 cũng là tổng thống Công giáo đầu tiên. Cuộc tranh luận giữa Kennedy và đối thủ Richard Nixon cũng là sự kiện đánh dấu một việc chưa có tiền lệ khác: lần đầu tiên trong lịch sử các cuộc tranh luận giữa các ứng viên tổng thống được đưa về tận phòng khách của các gia đình ở Mỹ.

John F. Kennedy (trái) và Richard Nixon
John F. Kennedy (trái) và Richard Nixon

Cuộc tranh luận được trực tiếp lịch sử nói trên có tác động quan trọng tới kết quả của cuộc bỏ phiếu bởi nó diễn ra khi 80% người Mỹ đã có TV. Trước khi cuộc tranh luận diễn ra, Nixon đã phải nhập viện nên khuôn mặt có vẻ nhợt nhạt. Không những thế, ông còn để râu rậm, khiến cho vẻ bề ngoài càng trở nên ốm yếu, gầy gò.

Nixon cũng từ chối trang điểm và mặc một bộ đồ màu xám, hòa lẫn với phông nền ở phòng tranh luận. Ngược lại, Kennedy xuất hiện với vẻ ngoài khỏe khoắn, làn da rám nắng, mặc áo sơ mi và âu phục màu xanh, nổi bật trên nền phòng thu. Cũng khác hoàn toàn với đối thủ, ông chủ yếu nhìn vào camera thay vì người đối diện.

Theo thống kê, khoảng 70 triệu người đã xem cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên diễn ra ngày 26/9/1960 này qua TV nghĩ rằng Kennedy sẽ chiến thắng. Chỉ có 1 ít người nghĩ đều ngược lại và đó là những người theo dõi tranh luận qua radio. Kết quả sau đó cho thấy, Kennedy quả thực đã chiến thắng ở cuộc bầu cử diễn ra ngày 8/11/1960 với tỉ lệ chênh lệch là 119.000 phiếu. Màn trình diễn trên TV cũng được nhiều người công nhận là một yếu tố quan trọng đưa đến chiến thắng cho ông.

Đọc thêm

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Lái máy bay khi say rượu, phi công Mỹ bị kết án tù

Ông Lawrence Russell Jr bị phát hiện uống rượu vượt quá giới hạn cho phép của hãng hàng không gấp gần 2,5 lần.
(PLVN) - Phi công Lawrence Russell (63 tuổi), một công dân Mỹ, vừa bị kết án 10 tháng tù tại Scotland sau khi bị phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép trong máu trước khi tiến hành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào ngày 16 tháng 6 năm 2023.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ tấn công khủng bố tại Nga

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đến nay, chưa ghi nhận có công dân Việt Nam là nạn nhân trong vụ việc. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán đang khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại bám sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp có công dân Việt Nam gặp nạn.

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga
(PLVN) - Ít nhất 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương sau vụ xả súng vào đoàn người tham dự hòa nhạc ở Nga. Đây là một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất ở Nga trong nhiều thập kỷ.