Những gã tội phạm không biết hối cải

Vụ án Junko Furuta chính thức khép lại nhưng dư âm của nó vẫn còn gây xôn xao dư luận Nhật Bản, không chỉ bởi bản án có phần khoan nhượng với các bị cáo mà còn bởi thực tế là trong số 7 kẻ thủ ác vẫn còn 3 kẻ lọt khỏi lưới pháp luật
Vụ án Junko Furuta chính thức khép lại nhưng dư âm của nó vẫn còn gây xôn xao dư luận Nhật Bản, không chỉ bởi bản án có phần khoan nhượng với các bị cáo mà còn bởi thực tế là trong số 7 kẻ thủ ác vẫn còn 3 kẻ lọt khỏi lưới pháp luật
(PLO) - Ngày 22 tháng 11 năm 1988, Junko Furuta - nữ sinh lớp 11 của Trường Trung học Yashi-Minami, thành phố Misato, tỉnh Saitama, Nhật Bản - đang trên đường từ trường về nhà thì bị một nhóm 7 thiếu niên 17-18 tuổi chặn đầu. Sau khi bắt cóc cô gái về một căn nhà nằm ở đường Ayase, quận Adachi, phía bắc trung tâm Tokyo, 7 kẻ hung ác đã thực hiện những màn tra tấn dã man đến không thể tin nổi trên người Furuta. 

Sau 44 ngày địa ngục, ngày 4/1/1989, Furuta đã trút hơi thở cuối cùng trong tình trạng dung mạo bị hủy hoại nặng nề bởi những vết bỏng, nội tạng và não bộ bị tổn thương cực độ sau những màn đánh đập thú tính.

Trong số 7 kẻ thủ ác, 4 kẻ bị bắt gồm: Hiroshi Yokoyama, Jo Kamisaku, Nobuharu Minato, Yasushi Watanabe. Ba nghi can khác thoát tội là Koichi Ihara, Tetsuo Nakamura cùng một tên không rõ danh tính. Trước đó, cảnh sát đã tìm thấy tinh dịch của 3 nghi can này trong thi thể Junko nhưng chi tiết này không đủ yếu tố cấu thành tội giết người nên chúng đã thoát tội.

Tháng 7 năm 1991, tòa án đã tuyên án bị cáo Hiroshi 20 năm tù giam; Kamisaku 5 đến 9 năm; hai tên còn lại từ 5 đến 7 năm tù giam. Bản án này là một sự xúc phạm đối với gia đình Junko Furuta cũng như dư luận Nhật Bản. Bố mẹ của Furuta quyết tâm đòi quyền công bằng bằng một vụ kiện dân sự khác nhằm chống lại các bị cáo cũng như phụ huynh của chúng vì đã không ngăn cản sự việc khủng khiếp xảy ra trong khi biết rất rõ. Rốt cuộc, gia đình bị cáo (chủ sở hữu ngôi nhà xảy ra vụ án) đã phải bán căn nhà đi và bồi thường cho gia đình bị hại 50.000 yên (tương đương 600.000 USD).

Vụ án Junko Furuta chính thức khép lại nhưng dư âm của nó vẫn còn gây xôn xao dư luận Nhật Bản, không chỉ bởi bản án có phần khoan nhượng với các bị cáo mà còn bởi thực tế là trong số 7 kẻ thủ ác vẫn còn 3 kẻ lọt khỏi lưới pháp luật. Nhiều người bắt đầu hoài nghi về chính sách khoan nhượng của hệ thống tư pháp và chất lượng giáo dưỡng của những trung tâm phục hồi nhân phẩm cho tội phạm vị thành niên.

Điển hình là bị cáo Hiroshi Yokoyama trước khi gây ra vụ án Junko Furuta thường giao du với dân xã hội đen Nhật Bản. Y cũng đã từng phải vào trại cải tạo tội phạm vị thành niên một thời gian trước khi được trả tự. Tuy nhiên, rõ ràng là hệ thống phục hồi nhân phẩm của Nhật Bản đã thất bại trong việc giúp Hiroshi trở thành người lương thiện vì sau đó y vẫn “ngựa quen đường cũ”, tiếp tục gây rối an ninh trật tự. Đỉnh điểm của tội ác là việc Hiroshi cầm đầu nhóm 7 người cưỡng bức, tra tấn dẫn đến cái chết của nữ sinh Junko Furuta.

Câu chuyện bi thảm về số phận của nữ sinh Junko Furuta trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều loại hình nghệ thuật, từ sách, tiểu thuyết, hội họa, truyện tranh cho đến điện ảnh, âm nhạc… Lý do khiến câu chuyện này trở thành nguồn cảm hứng cho giới nghệ thuật một phần là vì sự bí ẩn không có lời giải mà nó chứa đựng.

Điều đặc biệt kỳ lạ về vụ án này là sự thiếu vắng những nguồn tin chính thống, bất chấp sự vào cuộc gắt gao của giới truyền thông Nhật Bản thời bấy giờ, cứ như thể toàn bộ thông tin về vụ án đã bị một thế lực nào đó che giấu. Điều duy nhất mà người ta có thể khẳng định chắc chắn là những gì nạn nhân Junko Furuta đã trải qua trong 44 ngày thực sự ghê rợn như báo chí đã mô tả.

Hiện tại, cả 4 bị cáo đều đã mãn hạn tù và được trả tự do. Thay tên, đổi họ sau khi ra tù, những kẻ phạm tội ác ghê rợn năm nào nghiễm nhiên trở thành những con người lương thiện, trừ một người – Jo Kamisaku.

Jo Kamisaku bị xét xử là kẻ đồng lõa chính với chủ mưu Hiroshi trong vụ án Junko Furuta nhưng rốt cuộc hắn lại lãnh bản án nhẹ nhất: 8 năm tù giam. Thời điểm gây án, Kamisaku mới 17 tuổi và hắn hoàn tất bản án của mình ngay trước sinh nhật lần thứ 25. Khi ra tù, Kamisaku đổi tên và được nhận vào làm tại một công ty công nghệ. Nhờ danh tính mới, Kamisaku đã lặng lẽ hòa nhập trở lại xã hội.

Thế nhưng, trong vòng 5 năm sau đó, Kamisaku lại quay trở lại với thế giới ngầm Tokyo và gặp rắc rối với luật pháp. Năm 27 tuổi, Kamisaku bị bắt vì tội hành hung một người quen tên là Takatoshi Isono vì ghen tuông. Kamisaku theo dõi Isono, đe dọa, đánh đập và nhốt nạn nhân vào cốp xe rồi đưa anh ta từ Adachi tới Misato, sau đó tiếp tục hành hung, tra tấn nạn nhân suốt 4 tiếng. Kamisaku còn dọa giết và phi tang xác nạn nhân.

Giống như bị cáo Hiroshi, rõ ràng Kamisaku hoàn toàn không hối hận về hành vi phạm tội trước đây của y. Trong suốt phiên tòa xét xử vụ hành hung Isono, Kamisaku phủ nhận mọi cáo buộc hành hung, đe dọa cũng như dọa giết nạn nhân. Tuy nhiên, cuối cùng Kamisaku vẫn phải lãnh 7 năm tù. Đến nay, bản án này đã kết thúc và không ai biết sau khi ra tù Kamisaku đang lưu lạc nơi nào.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.