Mỹ từ chối cấp visa cho du học sinh Trung Quốc vì có bố là… cảnh sát

Ảnh: SCMP.
Ảnh: SCMP.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đại sứ quán Mỹ giải thích, việc từ chối trên là thực hiện theo lệnh đình chỉ cấp thị thực cho những người làm việc tại bốn cơ quan tình báo và thực thi pháp luật cùng gia đình của họ.

Một sinh viên Trung Quốc dự định du học Mỹ đã bị từ chối cấp thị thực, và Đại sứ quán Mỹ giải thích rằng đó là do cha của sinh viên này làm việc cho cảnh sát.

Bức thư từ chối của Đại sứ quán Mỹ đã được Công ty Tư vấn Giáo dục Gewai ở Bắc Kinh đăng trên WeChat sáng ngày 13/5, theo đó đơn xin thị thực đã bị “tạm ngừng tiếp tục” theo Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch Mỹ.

Bức thư thông báo về việc từ chối cho biết, phía Mỹ đình chỉ việc cấp thị thực cho các quan chức của Trung Quốc làm việc tại do bốn cơ quan tình báo và thực thi pháp luật, cũng như vợ/chồng và con cái của họ. Theo công ty giáo dục, cha của học sinh là một cán bộ cơ sở.

“Đây là lần đầu tiên tôi nhận được thông báo từ chối như vậy,” Qiao Xiangdong - chủ công ty tư vấn – cho biết. Sinh viên bị từ chối có bố làm ở Sở Công an, và anh ấy đã nhận được lời mời từ gần 10 trường đại học Mỹ đến học chuyên ngành khoa học máy tính. 

"Làm thế nào mà con của một cảnh sát ở cơ sở lại có thể gây ra mối đe dọa cho an ninh quốc gia của Mỹ?", Qiao nói.

Việc từ chối trên diễn ra vài ngày sau khi đại sứ quán và lãnh sự quán Mỹ tại Trung Quốc tiếp tục nhận đơn xin thị thực cho sinh viên, mặc dù vẫn áp dụng các hạn chế đối với những người có nền tảng “công nghệ cao”, SCMP đưa tin.

Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh không trả lời yêu cầu bình luận, nhưng phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng, đó là "bằng chứng tốt" cho thấy phía đã làm gián đoạn trao đổi nhân sự bình thường giữa hai nước vì lý do chính trị, và điều này không có lợi cho mối quan hệ Trung – Mỹ.

"Theo logic đó của Mỹ, Trung Quốc có nên từ chối cấp thị thực cho các nhân viên tình báo và thực thi pháp luật Hoa Kỳ và gia đình của họ không?", bà Hoa Xuân Ánh nói hôm 13/5, đồng thời cho hay, Trung Quốc hy vọng Mỹ sẽ nhận ra vấn đề và giúp cho phép trao đổi nhân sự bình thường.

Phía Mỹ cho biết, Trung Quốc đã từ chối hoặc trì hoãn một cách vô lý việc tiếp nhận trở lại của công dân của họ đối với những người bị phía Mỹ trục xuất. Việc cấp thị thực thông thường sẽ được tiếp tục nếu Trung Quốc tuân thủ các yêu cầu của Mỹ về vấn đề đó.

Đơn xin cấp một số loại thị thực đã bị đình chỉ đối với các quan chức từ cấp phó trở lên của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Quốc gia Trung Quốc và vợ/chồng cùng con cái dưới 21 tuổi, các quan chức tại Ủy ban Giám sát Quốc gia (cơ quan chống tham nhũng cao nhất của Trung Quốc), Bộ An ninh Nhà nước (cơ quan tình báo hàng đầu) và Bộ Công an (cơ quan thực thi pháp luật hàng đầu) cùng vợ/chồng và con cái dưới 30 tuổi.

Trong những năm gần đây, Mỹ đã đưa ra các chính sách làm cho gây khó đối với công dân Trung Quốc có nền tảng STEM có thể sống và làm việc tại Mỹ, đồng thời tăng cường các chính sách hạn chế về thị thực. Hơn 1.000 sinh viên và nhà nghiên cứu Trung Quốc đã bị thu hồi thị thực sau phán quyết hồi tháng 5/2020 nhằm vào những công dân Trung Quốc bị nghi ngờ có quan hệ với quân đội.

Theo tổ chức Trao đổi Giáo dục Quốc tế, sinh viên Trung Quốc chiếm 35% tổng số sinh viên quốc tế ở Mỹ trong năm học 2019-2020.

Đọc thêm

Italia cảnh báo việc đưa binh sỹ vào Ukraine

Ngoại trưởng Italia Antonio Tajani.
(PLVN) - Ngoại trưởng Italia Antonio Tajani cảnh báo việc triển khai binh sỹ của NATO tới các chiến trường ở Ukraine có thể dẫn đến một cuộc xung đột toàn cầu, thực chất là một Chiến tranh thế giới thứ III.

Đề nghị Croatia vận động 10 nước EU còn lại sớm phê chuẩn EVIPA

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng và Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và các vấn đề châu Âu của Croatia Frano Matusic .
(PLVN) - Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng cảm ơn Croatia là một trong những nước thành viên EU đầu tiên phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA); đề nghị phía Croatia vận động 10 nước EU còn lại sớm phê chuẩn EVIPA; ủng hộ Ủy ban Châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ “thẻ vàng” đối với hải sản xuất khẩu của Việt Nam.