Hơn 1.000 nhà nghiên cứu Trung Quốc đã rời Mỹ vì cáo buộc gián điệp

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Các quan chức an ninh hàng đầu của Mỹ cho biết, hơn 1.000 nhà nghiên cứu Trung Quốc đã rời Mỹ, với cáo buộc đánh cắp công nghệ.

Theo Reuters dẫn lời ông John Demers, quan chức hàng đầu Bộ Tư pháp Mỹ về vấn đề an ninh quốc gia tại một cuộc thảo luận của Viện Aspen, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã rời Mỹ trong lúc bộ này khởi tố nhiều vụ án hình sự nhằm vào đặc vụ Trung Quốc vì tội gián điệp công nghệ. 

Một quan chức khác của Bộ Tư pháp cũng cho biết, nhóm này khác với những người được Bộ Ngoại giao nhắc đến vào tháng 9. Lúc đó, Bộ Ngoại giao Mỹ đã thu hồi thị thực của hơn 1.000 sinh viên và nhà nghiên cứu Trung Quốc bị coi là nguy cơ với an ninh theo lệnh của tổng thống.

Hồi tháng 7, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã đóng cửa Tổng lãnh sự quán của Trung Quốc ở Houston, Texas. “Chỉ người Trung Quốc mới có đủ nguồn lực, khả năng và ý chí” để tham gia hoạt động gây ảnh hưởng ở nước ngoài mà các cơ quan Mỹ đã phát hiện trong những năm gần đây, ông Demers phát biểu.

Trong khi đó, theo ông William Evanina, người đứng đầu bộ phận phản gián của văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ, các đặc vụ Trung Quốc đã nhắm mục tiêu vào nhân viên của chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Joe Biden, cũng như “những người thân cận” với đội của Biden. Ông Evanina cũng nói “tất cả nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Mỹ đều đến đây theo lệnh của chính phủ”. Họ đang bị các cơ quan Mỹ giám sát chặt chẽ.

Trước hành động này, phía Trung Quốc đã gọi hành động hủy thị thực các nhà khoa học vào đầu năm nay là hành động đàn áp chính trị “trần trụi” và phân biệt chủng tộc, vi phạm nghiêm trọng nhân quyền. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.