Donald Trump trở thành tỷ phú như thế nào?: Những lần 'vấp ngã' trên thương trường

Donald Trump (ngoài cùng bên trái) giới thiệu bản thiết kế khách sạn Grand Hyatt ngày 28/6/1978 (Ảnh: AP)
Donald Trump (ngoài cùng bên trái) giới thiệu bản thiết kế khách sạn Grand Hyatt ngày 28/6/1978 (Ảnh: AP)
(PLO) -Donald Trump chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ người cha khi quyết định gây dựng sự nghiệp bằng phát triển bất động sản, nhưng mục tiêu cá nhân của chàng thanh niên trẻ lớn hơn rất nhiều so với người cha. 
 

 

Khởi đầu thuận lợi

Trump khởi nghiệp tại công ty bất động sản của cha mình mang tên Elizabeth Trump & Son từ khi còn là sinh viên Trường Kinh doanh Wharton. Công ty tập trung chủ yếu vào mảng nhà cho thuê dành cho giới trung lưu tại các quận Brooklyn, Queens và Staten Island của TP New York.

Một trong những dự án đầu tiên của Trump là việc hồi sinh tổ hợp căn hộ Swifton Village ở Cincinnati, Ohio, được cha ông mua lại với giá 5,7 triệu đô-la. Hai cha con cùng tham gia vào dự án, nâng mật độ dân cư của 1.200 căn hộ từ 34% lên 100% với khoản đầu tư 500.000 đô-la. Sau này, Swifton Village được bán với giá 6,75 triệu đô-la.

Trump chính thức gia nhập công ty sau khi tốt nghiệp đại học năm 1968. Khi đó, tổng tài sản của ông đã đạt khoảng 200.000 đô-la (tương đương hơn 1 triệu đô-la thời giá hiện nay). Ông chính thức được giao quyền điều hành công ty vào năm 1971 và đổi tên công ty thành Trump Enterprises vào tháng 8/1999 trước khi đổi thành Trump Organization. 

Công ty có cổ phần ở các lĩnh vực phát triển bất động sản, đầu tư, môi giới, marketing và quản lý tài sản; sở hữu, điều hành, đầu tư và phát triển bất động sản dân sinh, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, cao ốc dân sinh và sân golf ở nhiều quốc gia, cũng như sở hữu hàng trăm nghìn mét vuông bất động sản hạng nhất tại Manhattan.

Công ty hoạt động dưới dạng công ty cổ phần cho các khoản đầu tư và kinh doanh của Trump. Trump Organization có mối liên hệ với 515 công ty con và chủ thể, 264 trong số đó mang tên Trump và 54 trong số đó mang tên viết tắt của ông.

Năm 1971, Trump chuyển chỗ ở của mình tới Manhattan, nơi ông bắt đầu làm quen với nhiều người có tầm ảnh hưởng. Tin tưởng vào cơ hội kinh doanh tại thành phố, Trump tham gia vào các dự án xây dựng lớn ở Manhattan, tạo cơ hội kiếm lợi nhuận cao, sử dụng thiết kế kiến trúc hiện đại hấp dẫn và giành được sự công nhận rộng rãi của công chúng. 

Trump đã có nhiều thương vụ đầu tư bất động sản thành công trên thị trường Manhattan. Trong đó có việc Trump dành được quyền mua và lập kế hoạch phát triển tài sản của một công ty vận tải đã phá sản Penn Central. 

Năm 1980, Trump có dấu mốc quan trọng khi hợp tác với Holiday Inn. Hai bên đã xây một khu phức hợp khách sạn - sòng bài trị giá 250 triệu đô-la ở Atlantic City. Cuối cùng, Trump mua lại đối tác và đổi tên công trình thành Trump Plaza Hotel and Casino. Tiếp đó, ông mua bất động sản thứ 2 tại Atlantic City từ Hilton Hotels với giá 320 triệu đô-la. Do chuỗi khách sạn này không có được giấy phép kinh doanh sòng bài, ông đổi tên nó thành Trump Castle.

Donald Trump đứng bên mô hình tòa tháp mang tên mình năm 1980 (Ảnh: The New Yorker)
Donald Trump đứng bên mô hình tòa tháp mang tên mình năm 1980 (Ảnh: The New Yorker)

Những thăng trầm trong kinh doanh

Trump từng đề xuất xây Trung tâm Hội nghị Jacob K. Javits của TP New York. Ông ước tính rằng công ty có thể hoàn thành dự án với 110 triệu đô-la. Chính quyền thành phố đồng ý với đề xuất của Trump nhưng họ từ chối lời mời thầu và thay vào đó Trump nhận một khoản phí môi giới từ việc bán tài sản. 

Việc sửa chữa sân băng Wollman (khánh thành năm 1955) ở Công viên Trung tâm được tiến hành vào năm 1980 với thời gian dự kiến là hai năm, nhưng tới 6 năm sau vẫn chưa xong. Trump tiếp quản dự án này mà không cần thành phố chi trả thêm bất cứ khoản nào và hoàn thành trong ba tháng với chi phí 1,95 triệu đô-la, ít hơn ngân sách ban đầu 750.000 đô-la.

Đường đến thành công không chỉ toàn hoa hồng, khi mua một một tòa nhà căn hộ và một khách sạn ở Manhattan, dự định của Trump về một tòa tháp căn hộ lớn tại khu vực này đã bị chính sách kiểm soát cho thuê của thành phố ngăn cản. Năm 1985, Trump muốn xây một khu phức hợp có tên Television City. Tuy nhiên, sự phản đối của người dân và quá trình lấy giấy phép dài dằng dặc khiến Trump lại phải bỏ kế hoạch này.

Năm 1988, Trump mua lại Taj Mahal Casino sau một thương vụ, dẫn tới một khoản nợ lớn và Trump không có khả năng trả các khoản vay. Năm 1990, khi cơn sốt bất động sản dần hạ nhiệt, rất nhiều khoản đầu tư dựa vào tiền đi vay của Trump mất giá. Đến đầu những năm 90, đà chiến thắng của Trump bị hãm lại. Kinh tế Mỹ chậm dần, khiến nguồn thu của Trump giảm sút. Trump Organization và các công ty con nợ 9 tỷ đô-la. Riêng nợ cá nhân của Trump đã là 975 triệu đô-la.

Mặc dù tìm được các khoản vay mới và gia hạn việc trả lãi, nhưng số nợ vẫn ngày một nhiều khiến công ty của Trump phá sản vào năm 1991. Ngân hàng và các chủ trái phiếu bị thiệt hại hàng trăm triệu đô-la. Để tránh vỡ nợ, Trump gặp 4 chủ nợ lớn, phần lớn là các ngân hàng. Các nhà băng đều lo ngại nếu tịch thu tài sản, họ sẽ mất số tiền khổng lồ nên cuối cùng đã đồng ý cho Trump vay thêm 65 triệu đô-la để nuôi công ty và gia hạn nợ 5 năm.

Taj Mahal thoát khỏi phá sản khi Trump nhượng lại 50% cố phần ở sòng bạc cho các chủ trái phiếu ban đầu để đổi lấy mức lãi suất thấp hơn cho các khoản nợ và kéo dài thời gian đáo hạn. Ông cũng phải bán bớt tài sản để trả một phần nợ, như công ty hàng không làm ăn kém hiệu quả Trump Shuttle và du thuyền dài 85m Trump Princess của mình.

Đầu thập niên 90, các công ty của ông liên tục gặp khó khăn. Năm 1991 và 1992, hai trong số các casino của Trump ở Atlantic City nộp đơn phá sản. Ông đã phải nhượng lại nửa cổ phần của Trump tại Taj Mahal cho các chủ nợ trái phiếu để đổi lấy gia hạn nợ với lãi suất thấp. Sau đó, ông cũng phải nhập 3 casino tại Atlantic City làm một.

Sòng bạc Taj Mahal của Donald Trump (Ảnh: BI)
Sòng bạc Taj Mahal của Donald Trump (Ảnh: BI)

Trở thành “ông trùm” bất động sản

Những năm cuối của thập kỉ 90 chứng kiến sự phục hồi về mặt tài chính của Trump. Chỉ trong một thời gian ngắn, ông đã lấy lại được tài sản của mình và phát triển nó thành khối tài sản “khổng lồ” như ngày nay. Tỷ phú này được coi là “ông trùm” ở Mỹ với cơ ngơi bất động sản vào loại nhất nhì New York.

Mọi chuyện bắt đầu thay đổi từ năm 1995. Năm đó, Trump thành lập Trump Hotels and Casino Resorts thu về khoản lời 290 triệu đô-la từ số cổ phiếu đang nắm giữ. Bên cạnh đó, một trong những tài sản đầu tư ban đầu của ông - Grand Hyatt cũng rất thành công. Ông đã bán lại cổ phần tại đây cho Hyatt với giá 140 triệu đô-la. 

Năm 1995, ông chi tới 1 triệu đô-la mua tòa nhà Bank of Manhattan Trust. Ngày nay, tòa nhà này có tên Trump Building, được Forbes định giá 530 triệu đô-la.

Năm 1999, cha của Trump sau khi mất đã chia đều cho bốn người con còn sống của mình mỗi người từ 250–300 triệu đô-la.

Năm 2001, Donald Trump khánh thành Trump World Tower, tòa cao ốc dân sinh 72 tầng đối diện Trụ sở Liên Hiệp Quốc. Ông cũng bắt tay vào xây dựng Trump Place, tổ hợp văn phòng dọc Sông Hudson. Trump sở hữu mặt bằng kinh doanh tại Trump International Hotel & Tower, tòa nhà phức hợp 44 tầng (khách sạn và chung cư) tại Bùng binh Columbus đồng thời sở hữu hàng trăm nghìn mét vuông bất động sản hạng nhất tại Manhattan. 

Ông nghiễm nhiên trở thành một biểu tượng lớn trong giới tỷ phú bất động sản.

Đọc thêm

Thông tin về lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Putin

Tổng thống Nga Putin. Ảnh: TTXVN.
(PLVN) - Ông Andrey Klishas, Chủ tịch Ủy ban Lập pháp, Hiến pháp và xây dựng Nhà nước thuộc Hội đồng Liên bang, tức Thượng viện Nga cho biết, lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ diễn ra vào ngày 7/5 tới.

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất
Từ trên không trung nhìn xuống những ngọn đồi nhấp nhô gần cây cầu Hebden, miền Bắc nước Anh, một tác phẩm nghệ thuật khổng lồ độc đáo đã được trình bày trên đồng cỏ xanh rộng lớn kèm với một lời kêu gọi hành động vì môi trường nhân Ngày Trái Đất 22/4.

Kiều bào tại Ba Lan trúng cử vào Hội đồng quận Ochota, Thủ đô Warsaw

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng trao thư chúc mừng bà Cao Hồng Vinh.
(PLVN) - Tối 20/4, tại tiệc chiêu đãi do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức chào mừng các đại biểu kiều bào về dự Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng đã trao Thư chúc mừng bà Cao Hồng Vinh (kiều bào ta tại Ba Lan) vừa trúng cử vào Hội đồng quận Ochota, Thủ đô Warsaw, Ba Lan.

Gần 70 đại biểu kiều bào tham dự Giỗ tổ Hùng Vương 2024

Đoàn chụp ảnh lưu niệm trước cổng Đền Hùng.
(PLVN) - Ngày 20/4 (tức ngày 12/3 Âm lịch), nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Thìn 2024, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 70 đại biểu trở về từ hơn 20 quốc gia trên thế giới do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu, hành hương về Đền Hùng - Phú Thọ.

Văn hóa đọc đặc trưng tại các quốc gia

Hội chợ sách sách lớn nhất thế giới Frankfurt năm 2022. (Ảnh: DW)
(PLVN) - Đã gần 5.000 năm kể từ khi cuốn sách đầu tiên ra đời, cũng là ngần ấy thời gian hình thành nên văn hoá đọc - cầu nối đến kho tàng tri thức quý báu của nhân loại. Tại mỗi quốc gia, văn hoá đọc có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội, luôn được quan tâm đặc biệt và thúc đẩy trong dân chúng.

IMF cảnh báo mối nguy toàn cầu nếu tịch thu tài sản của Nga

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Ông Alfred Kammer - Giám đốc khu vực châu Âu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, bất kỳ bước đi nào nhằm tịch thu nguồn tài sản đang bị đóng băng của Nga đều cần được hỗ trợ về mặt pháp lý để tránh nguy cơ làm suy yếu hệ thống tài chính toàn cầu.

Dubai chìm trong nước

Dubai chìm trong nước
(PLVN) - Lượng mưa một ngày tương đương một năm gây ra ngập lụt khủng khiếp ở Dubai vào ngày 16/4.