Donald Trump trở thành tỷ phú như thế nào?

Donald Trump phát biểu trong bữa tiệc vinh danh tại Trường Kinh doanh Wharton năm 2014 (ảnh của Getty)
Donald Trump phát biểu trong bữa tiệc vinh danh tại Trường Kinh doanh Wharton năm 2014 (ảnh của Getty)
(PLO) -Ý thức rõ ràng về con đường đi, Donald Trump đã quyết tâm theo đuổi kinh doanh từ rất sớm. Đầu tiên là việc theo học một trường Đại học chuyên về kinh tế tại New York thay vì điện ảnh tại California. Tiếp đó, ông chuyển tiếp sang một trường kinh doanh hàng đầu nước Mỹ...

“Ngôi trường đào tạo siêu thiên tài”

Đương kim tổng thống Mỹ - Donald Trump rất thích nói về việc ông từng theo học tại các trường đại học danh giá của nước Mỹ, cũng như nhắc đến thành tích học tập đáng nể của ông trong cuốn sách “Nghệ thuật đàm phán” và trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống của mình.

Trước khi chuyển đến Trường Kinh doanh Wharton trực thuộc Đại học Pennsylvania năm 1966, Trump đã có hai năm theo học Đại học Fordham tại Rose Hill, New York. Đại học Fordham là trường tư thục thành lập năm 1841, hiện có gần 9.000 học viên đang theo học và được xếp hạng 60 trong bảng xếp hạng các trường tốt nhất Hoa Kì năm 2017.

Tuy nhiên, Fordham không phải là trường đại học đầu tiên mà Trump lựa chọn và bất động sản cũng không phải là lựa chọn nghề nghiệp đầu tiên của ông. 

Theo Newsweek, Trump ban đầu muốn trở thành một nhà sản xuất phim và dự định theo học ngành điện ảnh tại Đại học Nam California. Tuy nhiên sau đó, ông đã chọn ngành kinh tế tại Đại học Fordham trước khi đưa ra quyết định cuối cùng là theo đuổi ngành kinh doanh và chuyển sang trường Wharton.

“Em trai tôi đã từng học ở đó”, Maryanne Trump Barry, chị gái của Trump nói về quyết định vào Đại học Fordham của Trump được đề cập đến trong cuốn sách “Dòng tộc Trump: Ba Thế Hệ Gây Dựng Một Đế Chế” xuất bản năm 2001 của tác giả Gwenda Blair.

Donal Trump (phải) cùng cha tại lễ tốt nghiệp của Trường Kinh doanh Wharton năm 1964 (ảnh trên trang Instagram của Donald Trump)
Donal Trump (phải) cùng cha tại lễ tốt nghiệp của Trường Kinh doanh Wharton năm 1964 (ảnh trên trang Instagram của Donald Trump)

Theo như John T. Carey ghi trong cuốn Kỷ yếu Thời Đại học, thời gian Trump học tập tại Fordham, ông nghiên cứu các môn như Hồi giáo học, Socrates học, Aristotle học và logic học.

Những sinh viên đang theo học tại Đại học Fordham bày tỏ cảm xúc khác nhau về việc Donald Trump giờ là tổng thống đã từng học tại đây, có người thờ ơ không quan tâm, có người vui mừng khi biết tên của tổng thống gắn liền với trường đại học của mình.

Những ngày học tập của Trump tại Fordham kết thúc khi hết học kỳ mùa xuân năm 1966. Trump viết trong cuốn “Nghệ thuật đàm phán” về quyết định chuyển sang Wharton của mình: “Tôi quyết định rằng khi nào tôi còn học đại học, tôi phải sẽ phấn đấu hết mình để đạt được những gì tốt nhất”. 

Với sự giúp đỡ của một cán bộ tuyển sinh quen biết ở Wharton – bạn cùng lớp cũ của anh trai Trump, ông được nhận vào Trường Kinh doanh Wharton sau một cuộc phỏng vấn. Đó là cách Trump đánh đổi những gì đang có tại Fordham Rose Hill để chuyển sang một nơi có đẳng cấp cao hơn, bởi lúc đó Wharton là một trong số ít những trường ở Mỹ có khoa nghiên cứu về bất động sản. 

Trường Kinh doanh Wharton là một trong những trường kinh tế hàng đầu ở Mỹ, sánh ngang với Đại học Kinh doanh Stanford và Trường Kinh doanh Harvard. Đây là một trong 12 trường thành viên trực thuộc Đại học Pennsylvania (gọi tắt là Penn) - được thành lập năm 1740 tại bang Philadelphia bởi cố Tổng thống Mỹ Benjamin Franklin và hiện có khoảng 10.000 sinh viên theo học. Penn là một trong những trường Ivy League (nhóm 8 trường đại học và viện đại học lâu đời và hàng đầu của Mỹ).

Gần 50 năm sau, Trump vẫn không ngừng nói về ngôi trường này. “Tôi từng học tại Trường Kinh doanh Wharton và là một sinh viên giỏi”, Trump nói. “Tôi hiểu biết nhiều điều và tiếp thu rất nhanh, có thể nói là nhanh hơn bất kỳ ai”. Vị tỷ phú 70 tuổi từng ca ngợi Wharton là “ngôi trường tốt nhất trên thế giới” và “đào tạo siêu thiên tài”.

Gia đình Tổng thống Donald Trump - 3 trong số 5 người con đều tốt nghiệp Đại học Pennsylvania (Ảnh của Reuters)
Gia đình Tổng thống Donald Trump - 3 trong số 5 người con đều tốt nghiệp Đại học Pennsylvania (Ảnh của Reuters)

Ủng hộ hơn 1 triệu đô cho trường cũ

Trong một cuộc phỏng vấn truyền hình ngày 16/8/2016 trên chương trình “Gặp gỡ Báo giới” của NBC, Trump cho rằng: “Có lẽ khó khăn nhất là được trở thành sinh viên của trường Wharton. Nhiều nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh trên thế giới cũng từng học ở đây”.

Cụ thể, có thể “điểm mặt, chỉ tên” những nhân vật đình đám trong lĩnh vực kinh doanh từng học tại Wharton như nhà đầu tư nổi tiếng - tỷ phú Warren Buffett; người sáng lập tập đoàn hàng không vũ trụ SpaceX và công ty chế tạo ô tô chạy bằng điện Tesla Motors - tỷ phú Elon Musk; vợ của Steve Jobs, nhà đồng sáng lập hãng Apple - bà Laurene Powell; hay John Sculley cựu giám đốc điều hành (CEO) của Pepsi và Apple.

Trump chỉ học hai năm tại Trường Kinh doanh Wharton. Ông sống ngoài khuôn viên trường và không tham gia nhiều vào hoạt động ở tại đây. Chàng sinh viên dành những ngày cuối tuần ở New York làm công việc kinh doanh bất động sản với cha. 

Nhưng mối liên hệ giữa Trump với trường đã gắn kết hơn từ sau năm 1968. Con trai cả của ông, Donald Jr, tốt nghiệp Wharton năm 2000; tiếp theo là con gái Ivanka, bắt đầu học ở Wharton năm 2002 và tốt nghiệp năm 2004; Tiffany Trump, cô con gái với người vợ thứ hai Marla Maples, tốt nghiệp đại học Penn vào đầu năm 2016. Dòng tộc Trump đã trở thành gia đình thừa kế nguyên bản của Ivy League - nổi tiếng, giàu có, và “trung thành với thương hiệu”.

Ngoài ra, Trump còn có những mối liên hệ tài chính với Đại học Penn. Một cuộc điều tra được tờ báo công bố cho thấy Trump có thể đã ủng hộ cho Penn hơn một triệu đô la trong suốt ba thập kỷ qua. 

Về phía Penn, trường đã đáp lại bằng hiện vật và tặng rất nhiều phần thưởng cho bản thân Trump. Câu lạc bộ Wharton ở Washington, D.C., đã vinh danh ông là một trong những “cựu sinh viên hàng đầu” tại bữa tiệc Giải thưởng Joseph Wharton năm 2014.

Bìa cuốn sách Nghệ thuật đàm phán của Donal Trump
Bìa cuốn sách Nghệ thuật đàm phán của Donal Trump

Năm 2007, ông được đưa vào danh sách 125 người có ảnh hưởng nhất của trường do Tạp chí Cựu sinh viên Wharton bầu chọn. Trong phần lời giới thiệu, tạp chí gọi Trump là “Thương hiệu bất động sản nổi tiếng nhất”.

Trump tốt nghiệp Wharton năm 1968 với bằng Cử nhân Kinh tế. Trong cuốn sách “Nghệ thuật đàm phán”, Trump viết: “Theo tôi, bằng của Wharton không nói lên điều gì, nhưng với nhiều người tôi hợp tác cùng, tấm bằng này thực sự rất danh giá và uy tín”. 

Khi còn học đại học, Trump từng là sinh viên có nhiều tham vọng. Ông đã nói với một vị giáo sư “Em sẽ trở thành vua bất động sản New York” và đó là điều mà thực sự ông đã làm được.

(Còn nữa)

Tuy sinh ra trong một gia đình giàu có nhưng khối tài sản trị giá 8,7 tỷ USD hiện nay của Donald Trump phần lớn được sinh ra từ hoạt động kinh doanh của chính ông. 

Nếu loại bỏ những tai tiếng trên chính trường, Donald Trump là một nhà kinh doanh thành công, và các doanh nhân có thể học hỏi nhiều bài học giá trị về tinh thần lãnh đạo và cách thức để thành công của tỷ phú này.

Năm 1987, Donald Trump đã viết một cuốn sách - mang tên The Art of the Deal  (tạm dịch: Nghệ thuật đàm phán) - với 2 nội dung chính gồm tự truyện và cách thức đàm phán trong kinh doanh. The Art of the Deal đã là cuốn sách bán chạy nhất trong nhiều năm. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Bác sĩ ở Đức bị bắt vì sát hại 10 bệnh nhân

Bác sĩ ở Đức bị bắt vì sát hại 10 bệnh nhân
(PLVN) - Một bác sĩ ở Berlin, người từng bị bắt vào tháng 8/2024 với cáo buộc sát hại bốn bệnh nhân cao tuổi, giờ đây bị nghi ngờ đã giết tổng cộng 10 người. Trong năm vụ án, nghi phạm còn cố tình phóng hỏa để che giấu bằng chứng, theo thông tin từ các nhà điều tra công bố.

Ngoài ngày lễ Valentine, tuần này quốc tế còn ngày lễ đặc biệt nào khác?

Ngoài ngày lễ Valentine, tuần này quốc tế còn ngày lễ đặc biệt nào khác?
(PLVN) - Không chỉ có ngày lễ tình nhân Valentine, tuần này thế giới còn kỷ niệm nhiều sự kiện quan trọng mang ý nghĩa đặc biệt. Từ ngày Quốc tế Phụ nữ và Trẻ em Gái trong Khoa học – một dấu mốc thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực STEM, đến ngày Phát thanh Thế giới – sự kiện tôn vinh vai trò của phát thanh trong truyền thông toàn cầu.

Liên tiếp thảm kịch xảy ra trên thế giới tuần qua

Liên tiếp thảm kịch xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Trong tuần qua, các vụ rơi máy bay ở Mỹ, Philippines, Italy đến vụ hỏa hoạn gây thương vong lớn tại Nigeria; các cuộc bạo loạn nhà tù tại Mexico và Tajikistan, vụ xả súng kinh hoàng ở Thụy Điển, Mỹ hay các vụ cháy nổ tại lễ hội tôn giáo Ấn Độ, sân bay Italy, hộp đêm Campuchia... khiến dư luận bàng hoàng.

Phát hiện chủng cúm gia cầm mới trên bò sữa tại Mỹ, nguy cơ bùng phát dịch tăng cao

Phát hiện chủng cúm gia cầm mới trên bò sữa tại Mỹ, nguy cơ bùng phát dịch tăng cao
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) vừa xác nhận một chủng virus cúm gia cầm mới đã được phát hiện trên đàn bò sữa tại Mỹ, làm dấy lên mối lo ngại về sự lây lan ngày càng rộng của dịch bệnh. Đây là lần đầu tiên biến thể này xuất hiện trên bò sữa, đặt ra thách thức lớn trong việc kiểm soát dịch cúm gia cầm.