Quốc hội Anh phê chuẩn dự luật Brexit

Một bản sao dự luật Brexit
Một bản sao dự luật Brexit
(PLO) - Quốc hội Anh ngày 13/3 đã chấp thuận để Thủ tướng Theresa May bắt đầu các cuộc đàm phán để Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).

Theo AFP, ngày 13/3, trước khi bước vào cuộc bỏ phiếu cuối cùng về dự luật trao quyền cho bà May để bắt đầu tiến trình đưa Anh rời khỏi EU (Brexit), Thượng viện Anh đề nghị thêm vào dự luật điều khoản yêu cầu bảo vệ khoảng hơn 3 triệu người châu Âu đang sống ở Anh. Đáp lại, chính phủ của bà May cho biết họ muốn bảo vệ quyền của người châu Âu được ở lại Anh nhưng với điều kiện các nhà lãnh đạo EU cũng đề nghị các quyền lợi tương tự với người Anh đang ở nước ngoài.

Đề nghị này sau đó đã bị Hạ viện Anh bác bỏ với tỉ lệ 335 phiếu chống và 287 phiếu thuận. Một đề xuất sửa đổi khác cũng đã bị bác bỏ là đề nghị trao cho Quốc hội Anh quyền quyết định có chấp nhận thỏa thuận Brexit cuối cùng hay không.  

Dự luật Brexit sau đó được đưa trở lại và được Thượng viện Anh thông qua trong cùng ngày mà không bao gồm các điều khoản bổ sung. Và với việc đã được cả 2 viện trong Quốc hội thông qua, dự luật trên sẽ chỉ cần nhận được sự đồng ý của Nữ hoàng Elizabeth II, sớm nhất là trong ngày 14/3, để trở thành luật. Sau động thái đó, bà May sẽ có thể kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon của EU vào bất cứ lúc nào, chính thức bắt đầu các cuộc đàm phán kéo dài trong 2 năm với kết thúc là việc Anh trở thành nước đầu tiên rời khỏi EU.

Tuy nhiên, người phát ngôn của bà May tối 13/3 đã bác bỏ đồn đoán cho rằng bà sẽ gửi thư thông báo cho Hội đồng châu Âu về ý định rời khỏi khối của Anh ngay trong ngày 14/3. “Chúng tôi muốn nói rõ rằng Thủ tướng sẽ kích hoạt Điều 50 vào cuối tháng 3” – người phát ngôn của bà May thông báo và nhấn mạnh vào chữ “cuối”.

Một khi bà May đã thông báo với EU về quyết định của bà, khối này sẽ có 48 giờ để ra dự thảo đề xuất đầu tiên về các cuộc thảo luận giữa Anh và EU. Cuộc gặp đầu tiên giữa 2 bên dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 6/4 tới và các cuộc đàm phán thực sự dự kiến sẽ bắt đầu sau đó vài tháng. 

Trong những tuần gần đây, áp lực từ Quốc hội dồn lên bà May đang ngày càng tăng. Hôm 12/3, các nhà làm luật Anh đã công bố một báo cáo, trong đó cảnh báo việc chính phủ không có phương án chuẩn bị cho một kịch bản không đạt được thỏa thuận với EU về Brexit sẽ là hành vi lơ là trách nhiệm nghiêm trọng.

“Khả năng không đạt được thỏa thuận là điều hoàn toàn  có thật, đòi hỏi chính phủ phải chuẩn bị phương án xử lý tình huống như vậy” – người đứng đầu Ủy ban Quan hệ đối ngoại của Hạ viện Anh Crispin Blunt nói. 

Ngoài ra, triển vọng về việc sắp bắt đầu Brexit cũng đã đưa đến việc  chính quyền Scotland kêu gọi tiến hành một cuộc trưng cầu ý dân mới về việc độc lập khỏi Anh. Phát biểu ngày 13/3, Chủ tịch đảng Dân tộc Scotland (SNP) kiêm Scotland Thủ hiến Nicola Sturgeon tuyên bố sẽ tạo cơ hội để người dân Scotland lựa chọn việc có yêu cầu độc lập khỏi Anh hay không muộn nhất là đầu năm 2019, tức trước khi Anh rời khỏi EU. 

Trái ngược với quan điểm của bà May cho rằng việc Anh rời khỏi khu vực thị trường duy nhất châu Âu là để cắt giảm lượng người nhập cư, SNP cầm quyền ở Scotland lại cảnh báo rằng động thái này có thể gây tổn hại nghiêm trọng tới việc làm và tăng trưởng kinh tế ở khu vực. Trước đó, trong cuộc trưng cầu ý dân diễn ra hồi năm 2014, 55% người dân Scotland đã bác bỏ đề xuất độc lập khỏi Anh. 

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt tại phiên đối thoại.

Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công

(PLVN) - Trả lời phỏng vấn về Phiên đối thoại về Báo cáo UPR IV của Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh thông điệp, với chủ trương nhất quán của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam đã rất nghiêm túc thực hiện các khuyến nghị UPR mà chúng ta đã chấp thuận của chu kỳ trước và đạt nhiều kết quả tích cực, đặc biệt trong hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người và bảo đảm các quyền con người trên thực tế.

Đọc thêm

Tin không vui với Ukraine

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Hy Lạp không có ý định cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-300 hoặc Patriot cho Ukraine vì Hy Lạp cần những hệ thống để bảo vệ đất nước.

Belarus thông báo tập trận hạt nhân

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.
(PLVN) - Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã ra lệnh cho quân đội nước này tiến hành thử nghiệm các hệ thống vũ khí có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ, thúc đẩy quyền con người

Đoàn đại biểu Việt Nam tại Phiên Đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva, Thụy Sỹ, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.