Quảng Ninh đón gần 660.000 lượt khách dịp Tết Nguyên đán Quý Mão

Du khách đi lễ Đền Cửa Ông, TP Cẩm Phả.
Du khách đi lễ Đền Cửa Ông, TP Cẩm Phả.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo thông tin từ Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh, trong 5 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 (22-26/1/2023), các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đón khoảng 660.000 lượt khách.

Lượng khách đến các điểm du lịch tâm linh tăng từ 6-8 lần so với ngày thường. Trong đó, Khu di tích và danh thắng Yên Tử, chùa Ba Vàng (TP Uông Bí) đón khoảng 145.000 lượt khách; đền Cửa Ông (TP Cẩm Phả) đón trên 56.000 lượt khách; chùa Lôi Âm, Đức Ông, Long Tiên (TP Hạ Long) đón trên 8.500 lượt khách; Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Bạch Đằng (Quảng Yên) đón gần 28.300 lượt khách.

Quảng Ninh là một trong những tỉnh có kho di sản văn hóa lớn, phong phú, đa dạng, đặc sắc với hơn 600 di sản văn hóa vật thể là những đình, chùa, đền, miếu, danh lam thắng cảnh, di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới và gần 3.000 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể là những phong tục, tập quán, trò chơi dân gian, lễ hội của hơn 20 dân tộc. Vì vậy, du lịch tâm linh là một trong những thế mạnh, thu hút đông du khách đến Quảng Ninh.

Dự kiến dịp Tết Nguyên đán Qúy Mão năm nay, lượng khách hành hương đến Quảng Ninh sẽ đạt trên 2 triệu lượt, cao điểm vào các ngày cuối tuần hoặc khai hội tại các đền, chùa. Bên cạnh đó, một số điểm du lịch nổi tiếng, khu vui chơi giải trí cũng đón lượng khách tăng từ 40-50% so với ngày thường. Như Vịnh Hạ Long đón khoảng 20.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế là 10.550 lượt; Khu vui chơi giải trí Sun world Hạ Long đón gần 8.000 lượt khách; Bảo tàng Quảng Ninh đón 3.500 lượt khách....

Du khách tham quan và đi lễ chùa Đồng tại Khu di tích và danh thắng Yên Tử.

Du khách tham quan và đi lễ chùa Đồng tại Khu di tích và danh thắng Yên Tử.

Mừng xuân Quý Mão 2023, bên cạnh du lịch tâm linh, các hoạt động văn hoá, nghệ thuật cũng được các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh tổ chức phong phú, đa dạng, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân và du khách. Theo thống kê, toàn tỉnh tổ chức 147 sự kiện văn hóa, thể thao, lễ hội vào dịp năm mới.

Tại thành phố Hạ Long, nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ diễn ra thu hút đông đảo người dân. Chương trình nghệ thuật tại Vườn hoa khu Trới 5, phường Hoành Bồ, gồm 2 phần “Xuân quê hương” và “Tết sum vầy” đã mang đến các tiết mục đặc sắc, công phu, chuyên nghiệp, hiện đại ca ngợi mùa xuân, Đảng quang vinh và ca ngợi mảnh đất, con người Hạ Long.

Chương trình nghệ thuật tại Quảng trường 30/10 có chủ đề "Quảng Ninh rạng rỡ những mùa hoa" với 5 phần: “Ngày Tết Việt Nam”, “Quảng Ninh rạng rỡ những mùa hoa","Hạ Long – Khúc giao mùa", “Cung chúc Tân Xuân” và "Sắc màu kỳ quan". Chương trình quy tụ nhiều tiết mục của 300 diễn viên được dàn dựng công phu, đặc sắc, phong phú, có nội dung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi đất nước, quê hương Quảng Ninh.

Ngay sau đó, tối 23/1 (mùng 2 Tết), cũng tại Quảng trường 30/10, Sở Văn hóa - Thể thao tổ chức chương trình “Quảng Ninh - Mùa xuân khát vọng vươn xa”. Với sự tham gia của gần 100 nghệ sĩ diễn viên, chương trình gồm 14 tiết mục ca, múa, nhạc đặc sắc ca ngợi Đảng, Bác Hồ, gương người tốt, việc tốt; ngợi ca tình yêu quê hương, đất nước, khát vọng của tuổi trẻ Quảng Ninh trong việc góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.

Liên tiếp trong 2 ngày mùng 3 và mùng 4 Tết Quý Mão, Đoàn Nghệ thuật Quảng Ninh đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Mãi mãi mùa xuân có Đảng”. Đây là chương trình do Sở Văn hóa - Thể thao chỉ đạo thực hiện, nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi đón xuân Quý Mão 2023. Chương trình gồm có 17 tiết mục ca múa nhạc, được chia làm 3 chương: “Vinh quang đời ta có Đảng, có Bác Hồ”, “Quê hương đất nước, tình yêu” và “Quảng Ninh chào đón mùa xuân mới, vận hội mới”. Các tiết mục được thể hiện trong chương trình đã ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, mừng quê hương đất nước vào xuân, Quảng Ninh đổi mới chào đón mùa xuân mới, nhịp sống mới của thành phố bên bờ di sản.

Cùng với Hạ Long, tất cả các địa phương trong tỉnh đều tổ chức chương trình nghệ thuật đêm giao thừa xuân Quý Mão. TP Uông Bí đã tổ chức chương trình nghệ thuật biểu diễn dân vũ, dạ hội thanh niên tại Quảng trường 25/2. Chương trình diễn ra sôi nổi với 15 tiết mục văn nghệ đặc sắc, ca ngợi đất nước Việt Nam tươi đẹp, quê hương Quảng Ninh rạng rỡ trên tiến trình hội nhập và phát triển. Các tiết mục tạo ra không khí sôi động, sắc màu hiện đại xen lẫn truyền thống khiến các tiết mục trở nên mới lạ, độc đáo.

Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Cẩm Phả chào xuân Quý Mão 2023” diễn ra sôi nổi tại Quảng trường 12/11. Chương trình gồm 3 phần: "Mùa xuân dâng Đảng, dâng Bác kính yêu"; "Cung chúc tân xuân" và "Đất Mỏ vào xuân" có nội dung ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, ca ngợi đất nước, quê hương Quảng Ninh nói chung và đất Mỏ Cẩm Phả nói riêng.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Móng Cái Chào năm mới 2023”, gồm 2 chương: "Ca ngợi Đảng và Bác Hồ kính yêu" và "Đất nước - Mùa xuân - Tình yêu". Chương trình có các tiết mục ca, múa, nhạc, múa rồng lân đặc sắc, phong phú có nội dung ca ngợi Đảng, Bác Hồ; ca ngợi đất nước, quê hương Móng Cái hội nhập và ngày càng phát triển.

Năm mới đến với huyện Ba Chẽ có ý nghĩa đặc biệt, ghi dấu những thành tựu về đích nông thôn mới. Đêm giao thừa, tại Quảng trường 4/10, đã diễn ra chương trình nghệ thuật với chủ đề “Huyện Ba Chẽ - Chào Xuân Quý Mão 2023” bao gồm 16 tiết mục ca, múa, dân vũ… do các hạt nhân văn nghệ, các câu lạc bộ dân vũ trên địa bàn huyện thể hiện.

Tại TX Quảng Yên, ngay từ đêm giao thừa, đã diễn ra chương trình nghệ thuật mừng Đảng mừng Xuân ở sân vận động phía Bắc cầu sông Chanh. Chương trình có chủ đề “Quảng Yên đón xuân trên con đường đổi mới và phát triển” bao gồm 23 tiết mục nghệ thuật đặc sắc do hơn 100 ca sĩ, diễn viên biểu diễn các thể loại ca, múa nhạc được dàn dựng công phu. Chương trình được chia làm 3 chương: “Ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương đất nước đổi mới”; “mùa Xuân trên quê hương đất nước”; “Chào Xuân Quý Mão, năm mới thắng lợi mới”.

Ngay sau đó, Quảng Yên rộn ràng bước vào những lễ hội đặc biệt là lễ hội Tiên Công. Sáng ngày 25/1 (mùng 4 Tết Quý Mão), lễ hội Tiên Công xã Hiệp Hòa đã được tổ chức trang trọng tại Đồi Cái Re - nơi làng lập bia Tiên Công thờ 14 vị Tiên Công có công khai hoang lập ra làng Yên Trì xưa, nay là xã Hiệp Hòa. Đây là địa phương tổ chức lễ hội sớm nhất so với các địa phương khác trong thị xã, do vậy lượng khách thập phương và con em người dân đi làm ăn xa ở các nơi cũng về tham gia lễ hội với hơn 3.500 nghìn lượt người tham dự…

Người dân dẫn lễ lên miếu Tiên Công, tại TX Quảng Yên.
Người dân dẫn lễ lên miếu Tiên Công, tại TX Quảng Yên.

Sau lễ hội Tiên Công Hiệp Hòa, lễ hội Tiên Công lớn nhất vùng diễn ra tại làng đảo Hà Nam mà trung tâm là xã Cẩm La trong 3 ngày 5, 6 và 7 tháng Giêng năm Quý Mão. Trong khuôn khổ lễ hội có một số hoạt động hưởng ứng như: Chơi đu, tổ tôm điếm, chọi gà, bóng chuyền hơi cùng với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, chương trình mừng Đảng, mừng Xuân, mừng Lễ hội Tiên công năm 2023…

Cũng khai hội vào sáng mùng 5 tháng Giêng, lễ hội cầu ngư Tân An tại TX Quảng Yên đã thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. Đây là một trong những lễ hội lớn trên địa bàn thị xã vào dịp đầu xuân, nhằm động viên, khích lệ ngư dân thi đua lao động sản xuất, phấn khởi ra khơi đánh bắt hải sản, góp phần hoàn thành thắng lợi chỉ tiêu ngành thủy sản.

Ngay sau lễ hội cầu ngư, ngư dân phường Tân An và ngư dân trong toàn thị xã sẽ xuất hành vươn khơi bám biển, làm giàu, góp phần thúc đẩy ngành thủy sản đạt giá trị kinh tế cao. Các hoạt động vui xuân đón Tết không chỉ đáp ứng nhu cầu của nhân dân, tạo không khí hân hoan, niềm tin vào thắng lợi mới, mà còn giúp cho mỗi người dân được thụ hưởng chính những thành quả từ sự phát triển của tỉnh. Đồng thời góp phần kích cầu du lịch ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm mới.

Với lượng khách đến Quảng Ninh tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán, các khách sạn, khu nghỉ dưỡng cũng đón lượng khách tăng. Các địa phương như TX Đông Triều đón gần 86.300 lượt khách, huyện Vân Đồn đón 104.600 lượt khách, Móng Cái đón gần 6.100 lượt khách...Khách lưu trú ước đạt gần 229.600 lượt khách với tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng từ 60-70% và dự kiến sẽ duy trì ổn định trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục

Đà Lạt kỳ vọng các giá trị văn hoá của đồng bào DTTS sẽ góp phần thu hút du khách.

Đà Lạt đưa văn hoá truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số vào phát triển du lịch

(PLVN) - Mô hình văn hóa cồng chiên gắn với phát triển du lịch của cộng đồng của đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Tà Nung (TP Đà Lạt, Lâm Đồng) sẽ được ra mắt trong tháng 4/2024. Mô hình này nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn TP Đà Lạt nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung trước nguy cơ bị mai một, phát huy văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch.

Đọc thêm

Khi người Mông làm du lịch...

Trưởng bản Sin Suối Hồ Vàng A Chỉnh đã phát triển mô hình homestay, đưa bản vùng cao thoát khỏi đói nghèo.
(PLVN) - Mỗi độ xuân về, phong cảnh ở các địa phương miền núi phía Bắc như tươi tắn lạ kỳ với trăm hoa đua nở, tràn trề sức sống. Dưới áng mây lững lờ trôi, giữa cái trùng điệp của màu xanh bạt ngàn núi rừng là sắc hồng của hoa đào và màu trắng của hoa mơ, hoa mận. Rẻo cao đẹp tựa như bức tranh xuân. Hơn hết, trên vùng đất đang từng ngày đâm chồi còn có những con người thầm lặng làm giàu đẹp cho bản làng, thổi bùng lên sức sống nơi đất cằn.

Qua đồng tiền Việt Nam: Khám phá các địa danh nổi tiếng

Hình ảnh Khuê Văn Các trên đồng tiền mệnh giá 100.000 đồng. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Không chỉ là đơn vị thanh toán, những đồng tiền còn thể hiện lịch sử - văn hóa của mỗi đất nước với những hình ảnh in trên đó. Các địa danh trên các tờ tiền của Việt Nam như: Ngôi nhà tranh của Hồ Chủ tịch, Khuê Văn Các, Vịnh Hạ Long, Văn Miếu Hà Nội, Chùa Cầu Hội An... chính là những di tích lịch sử, danh thắng nổi tiếng thu hút đông đảo người dân và khách du lịch trong và ngoài nước.

Mê đắm đảo Mê

Hoàng hôn trên đảo Mê. (Ảnh: Anh Phát)
(PLVN) - Đảo Mê vẫn còn giữ được vẹn nguyên những vẻ đẹp hoang sơ vốn có, sở hữu thiên nhiên xanh mát, không khí trong lành. Được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu ôn hòa, đảo Mê được coi là “hòn ngọc xứ Thanh” đang dần trở thành điểm du lịch - trải nghiệm hấp dẫn, thu hút du khách.

Bay trên dù lượn, khám phá đại ngàn

Bay trên dù lượn, khám phá đại ngàn
(PLVN) - Sáng 22/3, tại Đài tưởng niệm Chư Tan Kra, UBND huyện Sa Thầy phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum tổ chức lễ khai mạc Giải dù lượn mở rộng Khám phá đại ngàn - Sa Thầy 2024.

Tăng kết nối giữa các thành viên TPO để xúc tiến du lịch

Đại diện các thành viên TPO tại Việt Nam cùng đại biểu tham dự hội nghị chụp hình lưu niệm.
(PLVN) - Tăng cường hơn nữa việc kết nối, liên kết giữa các thành viên trong mạng lưới các thành phố du lịch của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (TPO) cũng như hoàn thiện cơ chế hợp tác gắn liền với những cam kết cụ thể để gia tăng giá trị du lich, quảng bá điểm đến… là ý kiến được đề cập nhiều tại Hội nghị khu vực của Tổ chức TPO năm 2024 dành cho các thành viên tại Việt Nam.

Khám phá rừng đá tai mèo trên cao nguyên Tủa Chùa

Khám phá rừng đá tai mèo trên cao nguyên Tả Phìn, Tủa Chùa
(PLVN) - Những lớp đá tai mèo lởm chởm nằm san sát trải dài khắp các thung lũng, uốn lượn giữa lưng đồi trên cao nguyên Tả Phìn (huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên) tạo nên một vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vỹ, đã và đang trở thành điểm đến khám phá hấp dẫn của du khách.

Điện Biên nhộn nhịp đón du khách

Điện Biên nhộn nhịp đón du khách
(PLVN) - Các di tích lịch sử, các thắng cảnh Điện Biên những ngày này rất đông người dân, du khách từ mọi miền đất nước đổ về tham quan, trải nghiệm...

Về miền hoa ban thưởng thức 'Huyền tích UVA'

Quần thể di tích lịch sử chiến trường Điện Biên Phủ
(PLVN) - Show diễn thực cảnh “Huyền tích UVA” là sản phẩm du lịch độc đáo, một trong những điểm nhấn của Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024” do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên chủ trì, phối hợp UBND huyện Điện Biên sẽ mang lại cho du khách trải nghiệm mới, lạ, hấp dẫn.

Khách quốc tế thích thú với chợ tình Sa Pa

Sa Pa nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, những cánh đồng lúa bậc thang và sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc thiểu số. (Ảnh: MIA)
(PLVN) - Không chỉ thu hút bởi những điểm đến thú vị và những mùa hoa rực rỡ. Nét đẹp văn hoá của người dân vùng Tây Bắc cũng là một trong những điểm đặc sắc mà nhiều khách du lịch trong và ngoài nước quan tâm. Sa Pa là thị trấn của những lễ hội, trong đó, đặc sắc nhất có lẽ phải kể đến chợ tình Sa Pa - nơi bắt nguồn cho câu chuyện tình cảm của các cặp trai gái.

Sự kiện Cà Mau - Điểm đến: Quảng bá, giới thiệu tiềm năng thế mạnh của tỉnh

Sự kiện Cà Mau - Điểm đến: Quảng bá, giới thiệu tiềm năng thế mạnh của tỉnh
(PLVN) -  Trên cơ sở những kết quả đạt được của sự kiện “Cà Mau - Điểm đến 2023”, UBND tỉnh vừa ban hành Chương trình sự kiện “Cà Mau - Điểm đến 2024” nhằm tiếp tục quảng bá, giới thiệu tiềm năng thế mạnh của tỉnh thông qua các sự kiện, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và thương mại đến với du khách trong và ngoài nước.

Đề xuất tổ chức Chợ phiên cuối tuần tại Đà Lạt

Ngoài chợ đêm, Đà Lạt sẽ có thêm chợ phiên để thu hút du khách.
(PLVN) - UBND tỉnh Lâm Đồng đang giao các sở, ngành liên quan và UBND TP Đà Lạt xem xét đề xuất tổ chức Chợ phiên nông sản, đặc sản Lâm Đồng vào dịp cuối tuần tại TP Đà Lạt để mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm, thu hút du khách tham quan.

Sắc hoa ban nở giữa lòng thành phố Điện Biên Phủ

Hoa ban nở giữa lòng thành phố Điện Biên Phủ.
(PLVN) - Lên với thành phố Điện Biên Phủ (Điện Biên) dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những hàng hoa ban nở trắng muốt trên các tuyến đường, góc phố hay bên những sân vườn, công viên... Hoa ban nở mang một sắc trắng tinh khôi, một vẻ đẹp thanh tao, thơ mộng, cùng mùi hương thơm quyến rũ đặc trưng của núi rừng Tây Bắc như níu chân du khách, ban nở đúng vào dịp diễn ra ngày hội lớn.