Quảng Nam là nhân tố quan trọng trong Chiến lược phát triển du lịch Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án tổng kết Nghị quyết số 39 và ông Phan Việt Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam chủ trì hội nghị.
Ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án tổng kết Nghị quyết số 39 và ông Phan Việt Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam chủ trì hội nghị.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Ngày 1/7, Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2010 và Kết luận số 25-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39 trên địa bàn tỉnh.

Dự hội nghị có ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án tổng kết Nghị quyết số 39; cùng lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ biên tập xây dựng Đề án tổng kết Nghị quyết số 39.

Những bước tiến ấn tượng

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Phan Việt Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam cho biết, gần 20 năm thực hiện Nghị quyết số 39, 10 năm thực hiện Kết luận số 25, Quảng Nam đã từng bước liên kết, hợp tác phát triển kinh tế - xã hội với các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Tỉnh Quảng Nam từ một tỉnh thuần nông, chậm phát triển đã vươn lên thành một tỉnh khá trong khu vực, có quy mô nền kinh tế đạt gần 103.000 tỷ đồng (năm 2021), tăng gấp 14,5 lần so với năm 2004.

Quang cảnh của hội nghị.

Quang cảnh của hội nghị.

Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng từ 68,9% (năm 2005) lên gần 86% (năm 2021). GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành tăng từ 5,1 triệu đồng/người (năm 2004) lên 67,6 triệu đồng/người.

Năm 2021, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt hơn 23 ngàn tỷ đồng, gấp 15,4 lần so với năm 2005; trong đó, thu nội địa tăng gấp 31,24 lần, thu xuất nhập khẩu tăng 5,5 lần; là một trong 16 tỉnh, thành có đóng góp về ngân sách Trung ương.

Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2022, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam có những tín hiệu phát triển rất khả quan; chỉ số sản xuất trên các lĩnh vực tăng mạnh. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt gần 60 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành), xếp thứ 16/63 tỉnh, thành phố; xếp thứ 3/14 tỉnh, thành phố trong vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (sau Thanh Hóa và Nghệ An).

Tốc độ tăng trưởng (giá so sánh) đạt 12,8% so với cùng kỳ năm 2021, xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, là địa phương có quy mô và mức tăng trưởng kinh tế cao nhất trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tổng thu ngân sách nhà nước thực hiện là 18.681 tỷ đồng (đạt 78,8% dự toán năm) trong đó, thu nội địa đạt hơn 13.600 tỷ đồng (đạt 71,6% dự toán năm).

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường phát biểu khai mạc hội nghị.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường phát biểu khai mạc hội nghị.

Bên cạnh đó, ông Phan Việt Cường nhấn mạnh, Quảng Nam được xem giữ vai trò là nhân tố quan trọng trong Chiến lược phát triển du lịch Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.

Kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhiều hạ tầng chiến lược, như: Sân bay, cảng biển tại Khu kinh tế mở Chu Lai là điều kiện thuận lợi để kết nối Quảng Nam với các tỉnh, thành phố trong cả nước và trở thành đầu mối, “trạm trung chuyển quốc tế” đi các nước trên thế giới.

Lấy phát triển công nghiệp làm trọng tâm, kinh tế biển là trụ đỡ

Tại Hội nghị, đại diện các ban, bộ ngành đã đưa ra nhiều đề xuất, ý kiến để Quảng Nam phát triển trong thời gian tới. Trong đó, tập trung vào các vấn đề quy hoạch phát triển kinh tế biển, chú trọng thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội đối với các huyện miền núi, chú trọng đời sống cho bà con dân tộc thiểu số; tăng cường kết nối du lịch với các tỉnh thành trong khu vực Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, hướng phát triển du lịch xanh, bền vững; cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh…

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, Quảng Nam vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng còn chậm. Tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu theo chiều rộng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao; khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thật sự trở thành động lực để nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của sản phẩm. GRDP bình quân đầu người còn thấp so với cả nước. Công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, thiếu nguyên liệu sản xuất tại chỗ. Môi trường đầu tư chậm cải thiện; cải cách hành chính chưa đồng bộ; phối hợp của các ngành và địa phương trong công tác xúc tiến đầu tư thiếu chặt chẽ….

Ông Trần Tuấn Anh phát biểu tại hội nghị.

Ông Trần Tuấn Anh phát biểu tại hội nghị.

Để phát triển Quảng Nam trong thời gian tới, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đề nghị Đảng bộ tỉnh Quảng Nam thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp. Ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, cần phát huy hơn nữa tiềm năng để phát triển Quảng Nam trở thành tỉnh công nghiệp phát triển mạnh về kinh tế biển. Đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh theo hướng lấy phát triển công nghiệp làm trọng tâm, kinh tế biển là trụ đỡ… khai thác sử dụng hợp lý, hiệu quả không gian biển, tăng cường bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học biển thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phát triển bền vững các tiểu vùng; đẩy mạnh phát triển đô thị, hình thành một mạng lưới đô thị có tầng bậc, liên kết và hỗ trợ phát triển lẫn nhau… Đồng thời, khắc phục các hạn chế, yếu kém và tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư coi đây như những “dư địa” cần được khai thác để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đảng bộ tỉnh Quảng Nam sớm hoàn thành nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, phải có tầm nhìn dài hạn, phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch quốc gia, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch không gian biển quốc gia và là công cụ quản lý, hỗ trợ thu hút đầu tư và quản lý phát triển.

Phối hợp hoàn thiện thể chế và cơ chế để tăng cường liên kết vùng, nhất là với các địa phương Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, chủ động hội nhập, mở rộng giao lưu kinh tế, nhất là các tỉnh Duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên và Tam giác phát triển ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.