Quản lý khai thác công trình thủy nông: Tư nhân hóa, sẽ cắt giảm 1/3 ngân sách?

Hàng ngàn công trình thủy lợi quy mô vừa và nhỏ nếu đấu thầu sẽ cắt giảm được hàng ngàn tỷ đồng cho Nhà nước
Hàng ngàn công trình thủy lợi quy mô vừa và nhỏ nếu đấu thầu sẽ cắt giảm được hàng ngàn tỷ đồng cho Nhà nước
(PLO) - Nhiều chuyên gia nhận định, rộng cửa cho khu vực tư nhân, các thành phần kinh tế khác tham gia quản lý khai thác lợi thế các công trình thủy nông không chỉ tinh giản được bộ máy công kềnh như hiện nay mà còn sàng lọc được nguồn nhân lực có trình độ chất lượng cao, ràng buộc quyền lợi và trách nhiệm của người đứng đầu với hiệu quả sử dụng tiền vốn, tài sản của Nhà nước.
Cố thủ trong “bọc kén” bao cấp
Như Báo PLVN đã thông tin, được giao quản lý hàng ngàn hồ chứa, hàng vạn trạm bơm với mức đầu tư rất lớn nhưng hiện nay trên 90% doanh nghiệp (DN) khai thác các công trình thủy lợi (CTTL) trên cả nước vẫn đang hoạt động theo phương thức giao kế hoạch. Theo PGS.TS. Đoàn Thế Lợi, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý thủy lợi, phương thức giao kế hoạch chính là cơ chế bao cấp, trong khi chúng ta đã xóa bỏ cơ chế này từ cách đây hơn 20 năm nhưng ngành thủy nông lại vẫn đang “cố thủ” thực hiện. 
Tìm hiểu của PLVN cho thấy, theo Nghị định 67/NĐ-CP và Thông tư 41 của Bộ Tài chính ngày 11/3/2013 quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi, dự toán cho các đơn vị thuỷ nông và kinh phí miễn thuỷ lợi phí cho ngân sách cấp huyện được căn cứ vào dự toán ngân sách địa phương được phê duyệt và thông báo mức hỗ trợ kinh phí bù miễn thuỷ lợi phí của Bộ Tài chính.  
“Chi tiêu” khoản tiền hàng ngàn tỷ đồng này, Sở Tài chính được giao làm đầu mối chủ trì, phối hợp với Sở NN&PTNT tổng hợp trình UBND tỉnh phân bổ cho từng đơn vị quản lý thuỷ nông và các huyện. Theo Viện trưởng Lợi, trên cơ sở dự toán đó, hàng năm các DN thủy nông lập ra một kế hoạch để sử dụng. Kế hoạch này sẽ được trình ngược lên Sở NN&PTNT, Sở Tài chính để phê duyệt.  
Kế hoạch một khi được thông qua, DN sẽ được “rót” tiền về tài khoản, sau đó thì cứ thế theo kế hoạch mà triển khai. Tới cuối năm các DN thủy nông sẽ trình cho các sở, ngành nói trên một “sản phẩm” mà họ đã thực hiện là một đống chứng từ và kèm theo là con số diện tích tưới tiêu mà họ báo cáo đã thực hiện. 
“Theo quy định mới thì mức cấp bù thủy lợi phí hiện đã tăng lên từ 1,5 đến 2 lần so với trước, tức là ngân sách chi tiêu ngày càng tăng lên, sẽ không còn là 4.000 tỷ nữa mà là 6.000-7.000 tỷ đồng. Trong khi cơ chế này cho thấy vai trò của cơ quan quản lý chuyên ngành mờ nhạt, cơ quan cấp phát không chịu trách nhiệm đến kết quả cuối cùng thì DN thủy nông thực tế họ triển khai ra làm sao thì các cơ quan này rất khó để mà kiểm soát”- TS. Lợi phân tích.  
Cần thay đổi “luật chơi” để mang lại hiệu quả
Trước thực trạng quản lý yếu kém gây lãng phí ngân sách từ các cơ quan quản lý nhà nước, Chính phủ không chỉ muốn đưa hoạt động dịch vụ thủy lợi vào diện phải thay đổi “luật chơi” từ giao kế hoạch sang đấu thầu, mà còn muốn các DN nhà nước đang được giao quản lý khai thác các CTTL tới đây sẽ được tính toán cổ phần hóa chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường. 
Theo tiêu chí, danh mục phân loại DN ban hành theo Quyết định 37 ngày 18/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ, Nhà nước sẽ “cởi trói” không nắm 100% vốn tại các DN quản lý, khai thác các CTTL có quy mô vừa và nhỏ mà chỉ còn nắm giữ đối với các CTTL lớn. Đây là dấu hiệu cho thấy là các DN thủy nông tại các địa phương có thể sẽ phải đưa vào diện phải cổ phần hóa. 
Theo Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý thủy lợi, trong số ít địa phương mạnh dạn đổi mới cơ chế, thì các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện đấu thầu dịch vụ thủy lợi và vận hành theo cơ chế thị trường triệt để nhất. Theo TS. Lợi, tại tỉnh An Giang, khi cho đấu thầu công khai thì các công ty nhà nước gần như “chết sạch” do cạnh tranh không nổi. 
Nếu như trước đây Cty Thủy nông An Giang được quản toàn bộ hệ thống CTTL của tỉnh thì bây giờ họ chỉ còn quản một vài cống quan trọng, tất cả hệ thống thủy nông vừa và nhỏ đã được các tổ chức dùng nước tư nhân họ quản hết thông qua đấu thầu. 
Đáng chú ý, khi đấu thầu được thực hiện thì ngân sách cấp bù thủy lợi phí hàng năm cũng không còn cấp tràn lan về cho các công ty thủy nông nữa mà Nhà nước thu về, một phần chuyển cho cấp huyện để hỗ trợ cho dân, còn phần lớn giao cho Ban Quản lý của tỉnh để dùng vào việc nạo vét kênh mương, sửa chữa, xây mới các công trình thủy lợi.   
Lấy câu chuyện thời sự xảy ra trên địa bàn quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ mà Nhà nước đã “mất oan” hơn chục tỷ đồng cho duy tu 7km cây xanh qua đấu thầu, TS. Lợi cho rằng: Đấu thầu mà theo kiểu “quân xanh, quân đỏ” như trong trường hợp này chẳng khác gì chỉ định thầu, hay cơ chế đặt hàng trong quản lý khai thác các CTTL hiện nay. 
Theo ông, quản lý khai thác CTTL mặc dù được xếp vào nhóm dịch vụ công ích, tức được Nhà nước hỗ trợ nhưng không có nghĩa là Nhà nước phải chu cấp tất cả, vì thế có nhiều cách làm để đạt hiệu quả cao mà tiết kiệm nhất cho ngân sách. 
“Đơn cử dịch vụ tưới chẳng hạn. Mục tiêu là người dân có nước để tưới. Có 2 tiêu chí để đánh giá để dịch vụ tưới là đủ số lượng và đúng thời gian. Vậy ai làm đạt tiêu chí đó tốt nhất thì tôi chọn thì việc gì cứ phải là Nhà nước. Nhà nước chỉ mong người dân đóng góp được 3.000/ ha tưới thôi, nếu qua đấu thầu phải mất 5.000/ha mà đạt chất lượng chẳng hạn, thì Nhà nước sẵn sàng bù cho dân 2 nghìn thay vì Nhà nước làm tất. Nhưng với cơ chế cấp phát như hiện nay Nhà nước phải làm toàn bộ và phải mất đến 7 nghìn mà thậm chí là 10 nghìn.  Mạnh dạn thực hiện cơ chế đầu thầu sẽ cắt giảm ít nhất được 1/3 số tiền hiện nay Nhà nước đang phải bỏ ra.” – TS. Lợi phân tích.
Theo thống kê trên phạm vi cả nước, đến nay đã xây dựng được hàng ngàn CTTL gồm: 6.648 hồ chứa các loại, khoảng 10 ngàn trạm bơm điện lớn, 5.500 cống tưới tiêu lớn, 234 ngàn kilômét kênh mương, gần 26 ngàn kilômét đê các loại. Về quản lý các CTTL đầu mối, hệ thống thủy lợi liên xã trở lên cả nước hiện có 96 tổ chức quản lý khai thác CTTL là DN trực thuộc cấp tỉnh, 3 DN trực thuộc Bộ NN&PTNT, 7 đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh và 4 chi cục thủy lợi kiêm nhiệm. 

Tin cùng chuyên mục

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

Đọc thêm

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.

Vinachem nỗ lực đưa hàng tới ‘xứ Samba’

Phương thức vận chuyển là một trong những nội dung mà Vinachem và các đối tác phía Brazil đã bàn bạc.
(PLVN) - Trong vòng 6 tháng, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã 3 lần gặp các đối tác phía Brazil tại Santos, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để xúc tiến thương mại cho hàng Việt Nam cập bến thị trường châu Mỹ ngày một nhiều thêm.

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

TS.LS Châu Huy Quang - Giám đốc điều hành công ty Luật Rajah & Tann LCT Việt Nam: Vì một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng

TS.LS Châu Huy Quang - Giám đốc điều hành công ty Luật Rajah & Tann LCT Việt Nam: Vì một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng
Hơn 25 năm hành nghề luật sư (LS) và trọng tài thương mại (TTTM) trong lĩnh vực thương mại quốc tế, TS.LS Châu Huy Quang cũng như Rajah & Tann LCT Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng nể, góp phần xây dựng một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

PJICO tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024, thông qua kế hoạch phát triển mới

PJICO tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024, thông qua kế hoạch phát triển mới
(PLVN) - Ngày 10/4, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO, mã PGI) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã thông qua phương án nhân sự, kế hoạch kinh doanh năm 2024 và định hướng phát triển kinh doanh giai đoạn 5 năm tới. Ông Phạm Thanh Hải tiếp tục được bầu giữ vị trí Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Máy chạy xuyên đêm trên công trường đường dây 500kV mạch 3

Thi công "3 ca, 4 kíp", cả ngày lẫn đêm là khẩu hiệu trên đại công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.
(PLVN) - Giữa màn đêm, đèn phá của máy công trình đủ sáng để những người thợ đủ nhìn mà điều chỉnh các đầu đục phá đá, mở đường tới nơi dựng cột. Ở một số vị trí khác, xe máy vẫn liên tục bơm bê tông vào hố móng dù đêm đã về khuya…

Tự động hóa quy trình kinh doanh: Không còn thời gian để đắn đo!

Theo đại diện FaceNet, tự động hóa không chỉ giúp các DN hoạt động hiệu quả hơn mà còn cải thiện đáng kể trải nghiệm của người dùng cuối. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Theo GlobeNewsWire, thị trường tự động hóa quy trình kinh doanh (BPA) toàn cầu được dự báo sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép là 11,4%. Năm 2023, thị trường BPA được ước tính trị giá khoảng 14,2 tỷ USD, dự kiến tăng 30,2 tỷ USD vào cuối năm 2030. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn đang loay hoay với câu hỏi nên hay không nên…