Quân khu 7: Gần 5.000 tỷ đồng xây dựng doanh trại “xanh, sạch, đẹp”

Vườn rau an toàn do địa phương chuyển giao công nghệ.
Vườn rau an toàn do địa phương chuyển giao công nghệ.
(PLO) - Những năm qua, doanh trại các đơn vị của Quân khu 7 được quy hoạch, xây dựng đẹp như những công viên. Để có được thành quả đó trước hết phải nói đến sự quan tâm đầu tư của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu và của chính quyền địa phương các cấp. Nhưng quan trọng hơn cả vẫn là tinh thần tự lực, tự cường, đóng góp công sức của các lớp thế hệ cán bộ, chiến sĩ Lực lượng Vũ trang Quân khu 7.

Hiện nay, Quân khu 7 có hơn 400 cơ sở doanh trại. Nhìn chung, hệ thống doanh trại các cấp được quy hoạch theo hướng: Cơ bản, thống nhất, hợp lý, phân rõ chức năng các loại hình, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ của đơn vị. Công tác quy hoạch được gắn với nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất quốc phòng, đúng với Luật Đất đai và quy định của Bộ Quốc phòng.  Đáng chú ý là các đơn vị luôn chú trọng quy hoạch, tăng cường diện tích cây xanh, thảm cỏ, cây cảnh; khu thể thao, giải trí; khu chăn nuôi, tăng gia tập trung; khu vệ sinh... Khoa học, phù hợp với quy hoạch doanh trại của từng đơn vị.

Theo Đại tá Tôn Huy Vinh - Chủ nhiệm Hậu cần Quân khu 7, trong 5 năm qua, Bộ Quốc phòng quan tâm đầu tư cho Quân khu gần 5.000 tỷ đồng xây dựng  241 dự án, công trình, cùng với tinh thần tự lực, tự cường, công tác xây dựng, củng cố doanh trại trên địa bàn Quân khu 7 đã có sự thay đổi toàn diện. Hầu hết doanh trại của các cơ quan, đơn vị, địa phương đã được xây mới, cải tạo khang trang, sạch, đẹp. Từ năm 2012 đến nay đã xóa được 68 ngàn mét vuông nhà cấp 4, xây dựng mới gần 340 ngàn m2 nhà các loại, các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng của bộ đội, góp phần xây dựng đơn vị chính quy, vững mạnh toàn diện.

Các chiến sĩ trẻ thu hoạch dưa hấu.
Các chiến sĩ trẻ thu hoạch dưa hấu.

Ngoài tinh thần tự lực, tự cường, Lực lượng vũ trang (LLVT) Quân khu 7 còn nhận được sự đồng thuận, giúp đỡ rất lớn của cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương trong việc hỗ trợ kinh phí xây dựng mới, chỉnh trang doanh trại, bảo đảm nơi ăn, ở, sinh hoạt cho cán bộ, chiến sĩ. Đầu tư kinh phí xây dựng các khu tăng gia sản xuất tập trung gắn với căn cứ hậu cần, kỹ thuật trong khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố; đổi mới phương tiện vận tải, phát triển mạng lưới phân phối xăng, dầu rộng khắp, đáp ứng kịp thời nhu cầu về công tác hậu cần trong mọi tình huống, bảo đảm cho LLVT Quân khu hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong tình hình mới.

 Tính đến nay toàn Quân khu đã đầu tư  xây dựng gần 1200  trụ sở của Ban CHQS xã, phường, thị trấn đạt gần 90% với tổng kinh phí hơn 600 tỷ đồng. Dọc tuyến biên giới, chính quyền các tỉnh Tây Ninh, Long An, Bình Phước đã đầu tư xây mới hàng chục chốt dân quân biên giới, mỗi chốt với kinh phí xây dựng từ 500 - 700 triệu đồng bao gồm nhà ở, hệ thống giao thông hào, công trình phòng thủ và đất canh tác góp phần nâng cao đời sống cho lực lượng dân quân tại chỗ.

 Các tỉnh nội địa công nghiệp phát triển thì xây dựng chốt dân quân ở khu công nghiệp, dân quân phối hợp với lực lượng Công an, bảo vệ tuần tra bảo vệ tài sản của doanh nghiệp và giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Doanh trại Quân khu 7 đẹp như công viên thu nhỏ.
Doanh trại Quân khu 7 đẹp như công viên thu nhỏ.

Thực hiện phương châm: “Xây dựng cơ bản đến đâu, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cảnh quan môi trường đến đó”. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể, các đơn vị đã trồng gần 300 ngàn mét vuông thảm cỏ, gần 60 ngàn cây bóng mát, hơn 200 ngàn cây lấy gỗ và cây ăn quả các loại, ngoài tạo bóng mát còn bổ sung một lượng trái cây đáng kể cải thiện chất lượng bữa ăn hàng ngày của bộ đội.

Thượng tá Nguyễn Bá Tuyến, Trưởng phòng Doanh trại, Cục Hậu cần Quân khu cho biết thêm: “Qua bàn tay tài hoa của các “Nghệ nhân chiến sĩ” nhiều khu công  viên, tiểu cảnh,  vườn hoa, cây kiểng được hình thành. Từ những cây rừng tự nhiên, qua tạo thế, tạo dáng và cấy ghép đã biến thành những cây kiểng đẹp mắt, có giá trị cao, làm cho mỗi cơ sở doanh trại là một “Công viên thu nhỏ”.

 Các vườn tăng gia, hệ thống ao hồ được cải tạo, quy hoạch khoa học, hợp lý. Hệ thống chuồng trại được xây dựng thống nhất, hợp vệ sinh. Các giống vật nuôi cây trồng được chọn lọc nghiên cứu để đem lại hiệu quả và giá trị kinh tế cao, làm cho bộ đội có bữa ăn ngon miệng, ăn hết khẩu phần và đầy đủ thành phần các chất dinh dưỡng, qua đó nâng cao sức khỏe của bộ đội, tích cực tham gia học tập, huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu”. 

Hiện tại, 100% cơ sở doanh trại có nước máy dùng cho ăn, uống hợp  vệ sinh, hơn 90% bếp ăn cấp tiểu đoàn được lắp đặt hệ thống lọc nước tinh khiết, nước uống đóng chai để bộ đội sử dụng không phải đun nấu. Hệ thống nhà ăn, nhà bếp đều được xây mới, doanh cụ, dụng cụ sinh hoạt được quan tâm đầu tư đúng mức, bảo đảm đồng bộ, thống nhất về quy cách, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt. Hệ thống bếp truyền thống nấu bằng củi, trấu, gas đã được thay thế bằng bếp lò hơi hiện đại vừa tiết kiệm chất đốt, thời gian và công sức của bộ đội còn hạn chế tối đa lượng khí thải độc hại ra môi trường.

Trung tướng Phạm Văn Dỹ - Chính ủy Quân khu 7 nhấn mạnh: “LLVT Quân khu 7 cảm ơn sự đóng góp của các địa phương trong xây dựng doanh trại. Chúng ta hãy trân trọng từng công trình được xây dựng, ở đó không phải chỉ là hoạt động huấn luyện, xây dựng đơn vị, rèn luyện chính quy mà còn là nét văn hóa, cái đẹp của con người, cái đẹp của tình đồng đội, của tình quân dân tất cả cùng tỏa sáng”.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...