Phú Thọ: Nhiều làng nghề truyền thống “loay hoay” tìm hướng phát triển

Làng nghề làm nón Nga Sơn vang danh một thời. Ảnh: Xuân Hồng.
Làng nghề làm nón Nga Sơn vang danh một thời. Ảnh: Xuân Hồng.
(PLO) - Nhiều làng nghề truyền thống của Phú Thọ từng vang danh khắp một thời trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay các làng nghề trên địa bàn vẫn đang phải “loay hoay” tìm đầu ra cho sản phẩm, nhất là các thị trường ngoài nước...

Gìn giữ làng nghề truyền thống

Làng nghề truyền thống ủ ấm xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao thời còn hưng thịnh, cả làng có tới hàng nghìn hộ làm nghề ủ ấm, nhưng nay toàn xã chỉ còn gần 20 hộ theo nghề. Sắp tới, nhiều nhà sẽ bỏ nghề này, phần vì sức khỏe không còn, phần vì thu nhập quá thấp nên nhiều người dân không còn tha thiết với nghề.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Hảo, người gần cả đời làm nghề ở xã Sơn Vi cho biết, trong tình hình khó khăn như hiện nay, làng ủ ấm Sơn Vi đang bế tắc đầu ra, thu nhập của người lao động thấp, sản phẩm mang tính chất thủ công nên hình thức không bắt mắt, không đủ sức cạnh tranh với nhiều loại sản phẩm trên thị trường, khiến nhiều người dân bỏ nghề truyền thống. Hiện, Sơn Vi chỉ có những lớp người “ngoại tứ tuần” như ông Hảo vẫn còn theo nghề nhằm giữ nghề truyền thống này…

Nghề ủ ấm Sơn Vi, Lâm Thao, Phú Thọ. Ảnh: PT.
Nghề ủ ấm Sơn Vi, Lâm Thao, Phú Thọ. Ảnh: PT.

Ông Nguyễn Hải Ba, khu1, xã Sơn Nga chia sẻ, nghề làm nón cần sự tỉ mẩn, nhất là công đoạn khâu nón đòi hỏi phải cẩn thận, đôi bàn tay khéo léo lách từng mũi kim đường chỉ, sao cho mềm mại, thẳng đều từ trong ra ngoài, không cẩn thận sẽ rách ngay. Nón khâu xong phải hơ qua lưu huỳnh và phết một lớp dầu thông mỏng để nón không bị mốc trong thời tiết ẩm hay mưa.

Chị Nguyễn Thị Phương, khu Quang Trung, thợ làm nón lành nghề, có kinh nghiệm hơn 30 năm làm nón của Sơn Nga cho hay, bây giờ, người chọn nón để đội không còn nhiều. Vì thế, một chiếc nón vài năm trước bán được từ 70 nghìn đến 80 nghìn đồng thì giờ chỉ còn 50 nghìn đồng thậm chí xuống còn 30 nghìn đồng/chiếc. 

Tuy thu nhập chẳng đáng bao nhiêu nhưng cứ nghĩ đến việc gìn giữ nghề truyền thống cho con cháu sau này nên chúng tôi quyết tâm giữ lấy nghề, dẫu nó không giàu, nhưng cũng thêm thắt chút ít vào thu nhập cho gia đình.

Nghề làm nón Nga Sơn đang tìm đầu ra cho sản phẩm. Ảnh: Xuân Hồng.
Nghề làm nón Nga Sơn đang tìm đầu ra cho sản phẩm. Ảnh: Xuân Hồng.

Để giữ gìn và phát triển nghề làm nón truyền thống, năm 2009, xã Sơn Nga được công nhận làng nghề nón lá truyền thống. Khi đã được công nhận làng nghề, người dân làm nón Sơn Nga chú trọng hơn tới từng công đoạn làm ra một chiếc nón. Ðể tạo ra chiếc nón đẹp, người làm nón phải rất cẩn thận trong việc lựa chọn nguyên liệu.- Chị Nguyễn Thị Phương cho biết thêm.  

Tìm hướng đi cho làng nghề phát triển

Nguồn vốn đầu tư để mở rộng sản xuất kinh doanh hạn chế, chưa có các chính sách hỗ trợ vốn vay của Nhà nước để khuyến khích các làng nghề phát triển. Hiện nay, người nông dân làm gia sản phẩm phải tự tìm kiếm thị trường, hoặc có tư thương đến mua nhưng thường xuyên bị ép giá dẫn đến khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, trong khi đó chính quyền xã cũng gần như “bó tay” bởi chưa tìm được thị trường tiêu thụ…

Trao đổi với PV, ông Hoàng Ngũ Hổ, Chủ tịch UBND xã Sơn Nga cho biết, việc hỗ trợ vốn để phát triển làng nghề không có, dẫn đến việc mở rộng phát triển làng nghề để duy trì nghề truyền thống gặp khó khăn. Ngoài ra, việc quảng bá cho sản phẩm chỉ dừng lại ở những hội chợ quy mô nhỏ, nếu có vươn xa hơn thì vẫn bán chậm vì chủ yếu vẫn phục vụ người dân nông thôn... Do vậy, để phát triển làng nghề, người dân Sơn Nga rất mong muốn được nhà nước có cơ chế hỗ trợ phát triển các làng nghề, nhất là ưu tiên hỗ trợ, tìm kiếm thị trường ngoài nước...

Ông Ngô Trọng Mỹ, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ cho hay, trong thời gian tới, để bảo tồn và phát triển tốt các làng nghề đã được công nhận, các địa phương cần tiếp tục thực hiện các cơ chế khuyến khích, động viên, hỗ trợ người dân tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm duy trì và từng bước mở rộng phát triển làng nghề, củng cố phát triển các cơ sở kinh tế hộ, khôi phục các ngành nghề truyền thống thu hút và tạo được việc làm cho nhiều lao động tham gia như: đan lát, hàng thủ công mỹ nghệ, mộc mỹ nghệ... Chủ động ứng dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm; từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm; tập trung khai thác nguồn nhân lực tại chỗ nhằm thu hút, tạo việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho người lao động tại khu vực nông thôn, góp phần chuyển dịch tích cực cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động gắn với xây dựng nông thôn mới nhằm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Hiện nay, làng nghề truyền thống vẫn đang “loay hoay” tìm chỗ đứng trên thị trường. Hướng đi nào cho các làng nghề này, để giúp người dân “ly nông” không phải “ly hương”, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững…? 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.