Phú Quang - người vẽ Hà Nội bằng âm nhạc

Nhạc sĩ Phú Quang
Nhạc sĩ Phú Quang
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Cả cuộc đời sáng tác của mình, hầu như Phú Quang dành trọn cho tình yêu Hà Nội. Một tình yêu như ông từng thú nhận, say đắm đến cực đoan. Và Phú Quang đã khiến bao người say Hà Nội thông qua những ca từ, âm thanh tuyệt đẹp trong tác phẩm của ông.

Fanpage nhạc sĩ Phú Quang sáng 8/12 đăng: "Ngày mai ta bỏ đi/ Trần gian xin trả lại...". Lời tạm biệt ấy lấy từ một câu hát trong bài Lời rêu của ông. Người nhạc sĩ của Hà Nội đã vĩnh biệt trần gian. Nhưng tình yêu Hà Nội mê say và sâu thẳm của ông vẫn để lại cho đời trong những ca khúc bất hủ.

Nhạc sĩ Phú Quang sinh năm 1949 tại Phú Thọ, quê gốc ở Hà Nội. Trước khi công tác tại các nhà hát, làm việc cho các dàn nhạc ở Hà Nội và TPHCM, ông từng theo học chuyên ngành chỉ huy dàn nhạc tại Nhạc viện Hà Nội.

Phú Quang sở hữu kho tàng 600 ca khúc, đa phần viết về Hà Nội. Nhạc sĩ Phú Quang từng chia sẻ, ông yêu Hà Nội vì Hà Nội là quê hương. Ông là một phần của Hà Nội, nên lẽ đương nhiên như bao người có quê khác, ông thiên vị với Hà Nội.

Ca khúc của ông hầu hết là những dòng hồi ức, nỗi nhớ nhung được viết khi nhạc sĩ tha hương ở Sài Gòn hơn 20 năm. Nhạc sĩ từng nói: "Tôi yêu Hà Nội, tình yêu cực đoan đến nỗi khi nhìn chiếc lá, trong phút ngông cuồng, tôi đã nghĩ lá ở Hà Nội xanh hơn nơi khác". Ông đưa phố cổ, hoa sữa, cây bàng, gió mùa đông bắc, heo may, góc phố quen... vào nhạc của mình, từ đó vẽ nên một Hà Nội trầm mặc, lãng mạn nên thơ. Nhạc sĩ nói dù đi đâu ông cũng mang theo Hà Nội trong lòng. Hà Nội của ông không có xe cộ tấp nập, kẻ bán người mua mà tĩnh lặng, lãng đãng, mơ hồ. Mảnh đất ấy ghi dấu những mối tình đã qua nhưng khó phai mờ ở từng góc phố, quán quen, con đường...

Khó có thể kể hết các ca khúc nổi tiếng viết về Hà Nội của ông. Nếu nói là quen thuộc nhất với người nghe cả nước, có thể kể đến: Em ơi Hà Nội phố (thơ Phan Vũ), Hà Nội ngày trở về (thơ Thanh Tùng), Im lặng đêm Hà Nội (thơ Phan Thị Ngọc Liên), Chiều phủ Tây Hồ...

Những lời hát thế này đã trở thành câu hát quen thuộc ngân trên đôi môi người yêu nhạc Việt:

"Em ơi Hà Nội phố

Ta còn em mùi hoàng lan

Ta còn em mùi hoa sữa

Con đường vắng rì rào cơn mưa nhỏ

Ai đó chờ ai tóc xõa vai mềm

(Em ơi Hà Nội phố)

Ngoài ra, Phú Quang còn được biết đến với nhiều nhạc phẩm khác như Đâu phải bởi mùa thu, Nỗi nhớ mùa đông, Biển nỗi nhớ và em, Mơ về nơi xa lắm, Về lại phố xưa, Nỗi buồn, Thương lắm tóc dài ơi...

Trong nhiều lần chia sẻ với báo chí, ông nói âm nhạc của mình nổi tiếng nhờ nhiều giọng ca trong đó có Ngọc Anh, Bằng Kiều, Thanh Lam, Quang Dũng, Mỹ Linh... Nhạc sĩ Phú Quang không quan trọng ai hát nhạc của mình mà quan trọng cách người đó hát như thế nào. Do đó, trong những đêm nhạc cá nhân sau này, ông hợp tác với một số giọng ca trẻ như Minh Chuyên để thể hiện vì cho rằng giọng hát của cô vừa kỹ thuật vừa truyền cảm.

Tuy nhiên, Phú Quang rất khó tính trong âm nhạc. Ông không phân biệt ai hát nhạc của mình, nhưng không cho phép sự phá cách, sáng tạo quá đà. Ông từng thẳng thừng phê bình cả những nghệ sĩ gạo cội như Thanh Lam, Thu Phương khi hát sai nốt, sai lời hoặc chưa kiềm chế cảm xúc khi thể hiện bài hát.

Nhạc sĩ Phú Quang còn sáng tác khí nhạc, nổi tiếng với bài Khát vọng và viết nhạc cho phim Bao giờ cho đến tháng mười. Ông từng phát hành hơn 15 album: Cho một người tình xa, Trong ánh chớp số phận, Mơ về nơi xa lắm, Ngoảnh lại, Phố cũ của tôi, Điều giản dị, Về lại phố xưa…

Hàng ngàn lời tiễn biệt Phú Quang đã được viết trên mạng xã hội ngày hôm nay, từ bạn bè, người thân và khán giả của ông. “Nhạc sĩ của Hà Nội” là biệt danh mà người yêu nhạc trân trọng dành cho ông. Chính Phú Quang đã khiến người ta yêu mến, thương nhớ Hà Nội hơn, kể cả khi chưa bao giờ đặt chân đến.

Tạm biệt Phú Quang, người vẽ nên những bức tranh tuyệt đẹp về Hà Nội, bằng lời hát và thanh âm.

Đọc thêm

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'
(PLVN) - Đây là khẩu hiệu được hô vang tại diễn đàn “Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ” nhằm thể hiện sự đoàn kết, chung tay cùng thay đổi thúc đẩy bình đẳng giới vì một xã hội bình đẳng, văn minh, hạnh phúc.

'Ngàn xưa âm vọng' tôn vinh di sản tuồng Huế

Trong nghệ thuật tuồng, mặt nạ là điểm nhấn độc đáo tạo nên phần hồn của vở diễn.
(PLVN) - “Ngàn xưa âm vọng” là một sự kiện nghệ thuật tôn vinh di sản tuồng Huế trong dịp Festival Huế, tạo ra một lễ hội đường phố vui tươi, có khả năng thu hút du khách và người dân. Chương trình do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức thực hiện với sự kết hợp giữa các yếu tố nghi lễ, quảng diễn (biểu diễn ở không gian rộng, đường phố) với trình diễn sân khấu, để lại nhiều ấn tượng cho người xem.

59 tên sách được chọn vào chung khảo Giải thưởng Sách quốc gia 2024

Ông Nguyễn Nguyên- Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành thông tin về Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024 (ảnh Thùy Dương).
(PLVN) -  59 tên sách được Hội đồng chung khảo lựa chọn để trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ bảy thuộc sáu lĩnh vực: Chính trị - kinh tế; Khoa học xã hội và nhân văn; Khoa học tự nhiên và công nghệ; Văn hóa, văn học và nghệ thuật; Thiếu nhi; Sách được bạn đọc yêu thích.

“Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”

Phó Chủ tịch UBND TP Lê Khắc Nam phát biểu khai mạc Hội thảo
(PLVN) - Hôm nay (22/11), tại Hải phòng đã diễn ra Hội thảo “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, cùng các GS.TS, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cùng các Viện: triết học, sử học, văn học…

Nhịp cầu Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Chương trình có sự tham gia của hơn 200 nghệ sĩ, ca sĩ.
(PLVN) -  Dân ca Ví, Gặm Nghệ Tĩnh được hình thành và tồn tại qua bao thăng trầm lịch sử, đã minh chứng cho sức sống lâu bền của một sản phẩm văn hóa được sản sinh từ dân gian. Năm 2014 là dấu mốc đặc biệt cho chặng đường hình thành, bảo tồn, phát huy Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ khi được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)
(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 - tôn vinh văn hóa Việt

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 "Ẩm thực kết nối” tôn vinh văn hóa Việt. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với chủ đề "Ẩm thực kết nối”, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 không chỉ là dịp giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa ẩm thực của các quốc gia, mà còn là cơ hội để thúc đẩy tôn vinh các đẹp văn hóa của Việt Nam, thúc đẩy ngoại giao văn hóa, đẩy mạnh hình ảnh quốc gia và mở rộng, phát huy hơn nữa về tinh thần hợp tác quốc tế.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.