Phụ huynh không… 'ngoài cuộc'

Trẻ thiếu sự quan tâm, săn sóc từ gia đình dễ dẫn đến xu hướng bạo lực. (Ảnh minh họa)
Trẻ thiếu sự quan tâm, săn sóc từ gia đình dễ dẫn đến xu hướng bạo lực. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Khi một vụ bạo lực học đường xảy ra, chúng ta thường nghĩ ngay tới thầy cô, nhà trường. Nhưng gia đình mới chính là trường học đầu tiên, nơi hình thành nhân cách và thế giới quan của mỗi con người. Sự thiếu quan tâm, bỏ rơi, thậm chí bị bạo hành từ gia đình đã gieo trong trẻ những hạt mầm tiêu cực, dẫn đến những thói quen, hành vi xấu ở trẻ.

Con cô đơn trong chính ngôi nhà mình

Sau khi đi họp phụ huynh, được cô giáo cho biết con trai 7 tuổi có hành vi đánh các bạn trong lớp học, chị Lê Thị Thảo Vân (kinh doanh nội thất, ngụ phường 6, Tân Bình, TP HCM) rất tức giận. Trở về, chị đã la mắng con trai rất nặng lời, bắt con chép phạt và cấm con không được giải trí trong vòng một tuần. Cậu con trai cũng phải xin lỗi cha mẹ vì đã gây ra những hành vi xấu, khiến cha mẹ phải “mất mặt”.

Tuy nhiên, một thời gian sau đó, vợ chồng chị Vân lại nhận được giấy mời đi họp phụ huynh vì con trai lại đánh bạn học. Sau khi răn dạy lẫn trừng phạt con nhiều lần nhưng con vẫn tái phạm, tình trạng ngày một nặng nề hơn, vợ chồng chị Vân mới nghĩ đến chuyện đưa con đi tham vấn tâm lý. Tại đây, sau khi cháu bé được gợi ý đã nói ra nguyên nhân hành động “bất thường” của mình. Theo cậu bé, cha mẹ cậu đều là những người kinh doanh rất bận rộn, thời gian dành cho con không nhiều. Cậu bé được cho rất nhiều tiền, muốn đi đâu sẽ có người giúp việc dẫn đi, nhưng không mấy khi được cha mẹ đưa đi chơi như chúng bạn, gia đình cũng không có nhiều bữa cơm chung. Việc đưa đón con cha mẹ cậu bé cũng giao cho người giúp việc làm hằng ngày. Những điều này khiến cậu bé 7 tuổi cảm thấy rất buồn và tủi thân. Đặc biệt, ở những buổi họp phụ huynh cha mẹ cậu bé không bao giờ có mặt mà chủ yếu là người giúp việc đi thay. Nỗi bực dọc, ấm ức đó đã tích tụ, khiến cậu bé đánh bạn khi bị bạn chế giễu về chuyện cha mẹ không quan tâm, yêu thương cậu. Sau khi đánh bạn, thấy mẹ đích thân đến họp phụ huynh, nói chuyện với mình nhiều hơn nên cậu bé đã thực hiện lại hành động này nhiều lần nhằm lôi kéo sự chú ý, quan tâm của cha mẹ đối với mình.

Không ít đứa trẻ đã bùng phát bạo lực khi bước vào tuổi ẩm ương, trở thành các “anh chị đại” ngay khi ngồi trên ghế nhà trường bởi những mầm mống này. Trẻ không có sự uốn nắn, gần gũi để biết đâu là đúng, đâu là sai mà tự phát để thể hiện bản thân bằng “nắm đấm”. Bạo lực ngấm ngầm từ sự “buông tay” của người lớn, hoặc từ chính môi trường bạo hành. Khi người lớn không còn là tấm gương bình yên, ấm áp cho trẻ.

Theo chuyên gia tham vấn tâm lý, kiểu suy nghĩ này của trẻ con không hề cá biệt. Trẻ con không chỉ có nhu cầu đầy đủ về vật chất, mà quan trọng hơn hết là được quan tâm, chăm sóc, yêu thương. Trẻ một khi không cảm nhận được tình thương từ bố mẹ, không được quan tâm đúng mức sẽ thấy cô đơn trong chính ngôi nhà của mình. Từ đó, trẻ dễ phát triển suy nghĩ theo hướng lệch lạc, cực đoan. Có những đứa trẻ sẽ trở nên nổi loạn, thích tiêu xài tiền bạc, tụ tập với bạn xấu, tập tành hút thuốc, chửi thề và làm ra những hành vi thường bị người lớn cấm. Có những trẻ thì biểu lộ thành hành vi bạo lực, đánh bạn, ngôn ngữ bạo lực với bạn bè, thậm chí thích tụ tập băng nhóm để bắt nạt bạn bè, trở thành học sinh cá biệt.

Dẫn đến điều này có hai nguyên do, một là trẻ bị cha mẹ “bỏ rơi” về tinh thần, giáo dục. Những suy nghĩ, hành xử sai lầm, lệch lạc của trẻ không được cha mẹ theo sát, uốn nắn kịp thời nên ngày càng phát triển theo chiều hướng xấu, những hành vi bộc phát ban đầu sẽ trở thành thói quen, tính cách. Một nguyên nhân khác cũng phổ biến không kém, như trường hợp đã nói ở trên là trẻ nổi loạn, dùng bạo lực như một cách thu hút sự chú ý, quan tâm của cha mẹ đến mình, mong muốn cha mẹ dành thời gian cho mình nhiều hơn.

Trẻ em bị cha mẹ thiếu quan tâm chăm sóc có thể gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển toàn diện và xây dựng mối quan hệ xã hội lành mạnh. Mặc dù không phải tất cả những trẻ em thiếu quan tâm chăm sóc từ cha mẹ đều trở thành người có xu hướng bạo lực, nhưng có một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa thiếu quan tâm chăm sóc và các hành vi bạo lực của trẻ em. Nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cũng lưu ý rằng trẻ em thiếu sự quan tâm chăm sóc từ cha mẹ có nguy cơ cao hơn trở thành người có hành vi xấu, trong đó có hành vi bạo lực. Một nghiên cứu khác do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và UNICEF thực hiện cho thấy sự thiếu quan tâm chăm sóc từ phụ huynh là một trong những yếu tố góp phần vào tình trạng bạo lực của trẻ em ở Việt Nam.

Bạo hành gia đình là vòng luẩn quẩn, nơi mà đứa trẻ từ nạn nhân rồi sẽ trở thành “thủ phạm” gây ra bạo lực. (Ảnh minh họa)

Bạo hành gia đình là vòng luẩn quẩn, nơi mà đứa trẻ từ nạn nhân rồi sẽ trở thành “thủ phạm” gây ra bạo lực. (Ảnh minh họa)

Nạn nhân trở thành “thủ phạm”

Thực tế, bắt nạt học đường có thể là biểu hiện của sự tức giận hoặc thất vọng do các vấn đề mà họ gặp phải, chẳng hạn như các vấn đề ở gia đình hoặc gặp khó khăn ở trường. Đó có thể là kết quả của việc giáo dục không tốt - một số người không được dạy cách quan tâm cảm xúc của người khác. Đồng thời, trò chơi hoặc phim bạo lực cũng có thể ảnh hưởng đến hành vi của một số người, khiến họ dễ trở thành kẻ bắt nạt.

Bất cứ ai cũng có thể là nạn nhân của bắt nạt. Tuy nhiên, trẻ em hoặc người lớn bị coi là khác biệt hoặc yếu hơn về mặt nào đó có nhiều khả năng bị bắt nạt hơn (ví dụ thừa cân hoặc thiếu cân, có sở thích đặc biệt lạ, bị khuyết tật, khuyết tật thể chất hoặc khuyết tật học tập, có một diện mạo khác…).

Tuy nhiên, một nguyên nhân quan trọng có thể “gieo” mầm mống bạo lực lên trẻ, đó là việc trẻ bị nhận sự bạo hành từ trong gia đình. Đã có nhiều trường hợp thực tế cho thấy, những đứa trẻ gây ra hành vi bạo lực đối với bạn bè, với sinh vật khác như các vụ đánh đạp, lột đồ bạn tàn nhẫn, hay hành hạ vật nuôi, đa phần có nguồn gốc từ việc trẻ từng bị bạo hành trong gia đình, bởi người thân mà ra.

Tình trạng cha mẹ bạo hành con là một vấn đề đáng báo động trong xã hội hiện nay. Những trường hợp này không chỉ gây tổn thương về thể chất mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và phát triển của trẻ. Trẻ em chịu bạo lực từ cha mẹ thường có xu hướng trở thành những đứa trẻ có xu hướng bạo lực trong tương lai.

Một nghiên cứu được công bố trong Tạp chí Y học Trẻ em (Journal of Pediatric Medicine) cho thấy rằng trẻ em bị bạo hành từ gia đình có nguy cơ cao trở thành những cá nhân có xu hướng bạo lực. Nghiên cứu này được thực hiện trên một nhóm trẻ em ở Mỹ và kết quả cho thấy tỷ lệ trẻ em bạo lực là 3,5 lần, cao hơn so với nhóm trẻ không bị bạo hành.

Tại Việt Nam, theo một nghiên cứu do Viện Khoa học Hình sự (Bộ Công an) thực hiện, tỷ lệ bạo hành gia đình trẻ em ở Việt Nam rất cao, chiếm khoảng 60 - 70% trong các trường hợp bạo hành trẻ em. Trong đó, bạo hành từ cha mẹ chiếm tỷ lệ lớn nhất. Nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cũng chỉ ra rằng trẻ em bị bạo hành gia đình có khả năng cao trở thành người bạo lực trong tương lai. Nghiên cứu này cũng lưu ý rằng tình trạng bạo hành gia đình trẻ em ở nước ta chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng và cần có sự quan tâm, can thiệp từ xã hội.

Theo các chuyên gia, khi trẻ cảm nhận những hành vi bạo lực từ cha mẹ, đó không chỉ là sự đau đớn về thể chất mà còn là sự tổn thương tinh thần sâu sắc. Trẻ có thể trở nên sợ hãi, tự ti. Trẻ có thể mất đi lòng tin vào người khác và không biết cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh và đứt gãy kết nối tình cảm. Thay vào đó, trẻ có thể tỏ ra hung hăng, thích gây khó dễ và thể hiện hành vi bạo lực đối với người khác.

Tình trạng cha mẹ bạo hành con có thể tạo ra một vòng luẩn quẩn đau đớn, nơi mà con cái trở thành nạn nhân và cũng là nguồn gốc của bạo lực. Những đứa trẻ nạn nhân của bạo lực thường không biết cách giải quyết xung đột một cách lành mạnh và thường sẽ sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề. Trẻ cũng chưa đủ nhận thức để nhận ra rằng bạo lực chỉ là một cách tạm thời để giải tỏa cảm xúc và không giải quyết được các vấn đề thực sự.

Thực tế, nhiều bậc cha mẹ khi đối diện với việc con có hành vi bạo lực, bạo hành người khác, gây ra những hậu quả không hay thường có xu hướng đổ lỗi cho con, trách móc, thậm chí trừng phạt con mà không tìm hiểu ra nguồn gốc, căn nguyên của sự việc, cũng không ngồi lại soi xét để thấy rằng, trẻ bạo lực hầu hết bắt nguồn từ ứng xử, lối sống của cha mẹ mà ra.

Tuy nhiên, cần nhớ rằng việc trẻ em trở thành người có hành vi bạo lực không chỉ phụ thuộc vào một yếu tố duy nhất mà là sự tác động của nhiều yếu tố kết hợp. Để giải quyết vấn đề này, ngoài sự nỗ lực, tự nhận thức của cha mẹ, cần có sự can thiệp và hỗ trợ tận tâm từ cộng đồng và các tổ chức chính phủ. Việc cung cấp chương trình giáo dục về cách làm cha mẹ và quản lý xung đột là rất cần thiết. Các gia đình cần được hỗ trợ và định hình lại quan hệ gia đình lành mạnh và không bạo lực. Đồng thời, trẻ em cũng cần được cung cấp môi trường an toàn và cơ hội để phát triển kỹ năng xã hội và kiến thức để bày tỏ cảm nhận với cha mẹ, để giải quyết những mối xung đột một cách lành mạnh.

Đọc thêm

Đừng 'bán' sức khỏe vì thịt rừng

Thông điệp bảo vệ động vật hoang dã của ENV được lan tỏa rộng rãi tới người dân trên toàn quốc nhờ hệ thống màn hình của Focus Media. (Ảnh trong bài: Choice và ENV)
(PLVN) - Việt Nam được đánh giá là một trong những “điểm nóng” trung chuyển và tiêu thụ thịt rừng cùng các sản phẩm từ động vật hoang dã khác. Theo chuyên gia của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam), có đến 4.000 tấn thịt rừng được buôn bán bất hợp pháp qua thị trường Việt Nam. Để thay đổi nhận thức và hành vi tiêu thụ thịt rừng qua việc mang đến nhiều góc nhìn mới để phản bác quan niệm lạc hậu cho rằng “thịt rừng sạch sẽ, thể hiện đẳng cấp hay bổ dưỡng cho sức khỏe”, nhiều chiến dịch truyền thông đã được tiến hành.

Lớp học đặc biệt của các cô giáo U80

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (tạp dề vàng) cùng các học viên. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ở độ tuổi U80, khi nhiều cụ ông, cụ bà đang tận hưởng những năm tháng an nhàn của tuổi già, thì vẫn có những người tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp dạy học. Dù là lớp học làm bánh hay lớp học “xoá mù chữ”, điểm chung của những lớp học này là hoàn toàn miễn phí và được khởi nguồn từ tấm lòng nhân ái, tận tụy của các cô giáo đã bước qua tuổi xế chiều.

Tâm lý học đường - Chuyện không của riêng ai

Tình trạng bạo lực học đường gia tăng khiến học sinh cảm thấy lo âu. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tâm lý học đường không chỉ là vấn đề của riêng học sinh, mà còn là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Khi học sinh được chăm sóc và hỗ trợ tốt về tinh thần, các em sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, đóng góp cho cộng đồng và trở thành những công dân có ích trong tương lai.

TIN BUỒN

TIN BUỒN
(PLVN) - Đảng ủy, Ban Biên tập, Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam và gia đình thương tiếc báo tin:

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Dự án sân bay Long Thành: Đề xuất dùng nguồn tiết kiệm làm đường cất hạ cánh thứ 2

Dự án sân bay Long Thành đang được xây dựng. (Ảnh: Thiên Phúc)
(PLVN) - Ngày 15/11, TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đã đề xuất dùng tiền tiết kiệm từ chi phí dự phòng và đấu thầu để xây dựng đường cất hạ cánh thứ 2 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành. ACV cho rằng nguồn tiết kiệm trong quá trình thực hiện dự án thành phần 3 của dự án góp phần quan trọng trong việc đầu tư đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành giai đoạn 1.

Kinh nghiệm phát triển hài hòa từ Bà Rịa - Vũng Tàu

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Bà Rịa - Vũng Tàu từ lâu nay đã ý thức được giá trị quan trọng của nguồn tài nguyên nhân lực, phát huy hiệu quả tài nguyên con người; để thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển; và sử dụng các thành quả phát triển để chăm lo đời sống Nhân dân...

"Cô giáo toàn cầu" Hà Ánh Phượng: Nỗ lực đưa nữ sinh dân tộc thiểu số vươn ra thế giới

Cô giáo Hà Ánh Phượng với mô hình "Lớp học xuyên biên giới" tại Trường THPT Hương Cần.
(PLVN) - Không chỉ tích cực ứng dụng chuyển đổi số để nâng cao chất lượng học ngoại ngữ cho các em học sinh vùng miền núi, đặc biệt là trẻ em gái,  "cô giáo toàn cầu" Hà Ánh Phượng còn phụ trách và khởi xướng nhiều dự án hướng đến sự bình đẳng giới, có sức lan tỏa rộng rãi ở nhiều quốc gia.