Philippines từ chối đề nghị đàm phán có điều kiện của Trung Quốc

Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay
Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay
(PLO) - Philippines đã bác bỏ đề nghị của Trung Quốc về việc bắt đầu các cuộc đàm phán song phương vì điều kiện Bắc Kinh đưa ra là không thảo luận về phán quyết của Tòa trọng tài mới đây theo đó bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Theo AP, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay cho biết ông đã gặp người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị bên lề Hội nghị cấp cao Á – Âu diễn ra hồi cuối tuần trước ở Mông Cổ. Tại cuộc gặp này, theo ông Yasay, ông Vương khăng khăng cho rằng Philippines thậm chí không nên đưa ra bất cứ bình luận nào về quyết định có tính bước ngoặt của Tòa trọng tài thường trực ở The Hague.

Ông Vương “cũng đề nghị chúng tôi sẵn sàng cho các cuộc đàm phán song phương nhưng bên ngoài và không liên quan đến phán quyết trọng tài”, hãng tin ABS-CBN của Philippines dẫn lời ông Yasay thông tin. Đề nghị vô lý này của Trung Quốc đã bị Ngoại trưởng Philippines từ chối với lý do nó không phù hợp với hiến pháp và lợi ích quốc gia của Philippines. “Họ nói với tôi rằng nếu tôi cứ khăng khăng bám lấy phán quyết và thảo luận về phán quyết này cùng với các vấn đề khác thì 2 bên có thể dẫn tới đối đầu” – ông Yasay nói. 

Dù tình hình có vẻ bế tắc nhưng ông Yasay cho hay ông vẫn hy vọng 2 nước có thể tìm ra cách thức để giải quyết tranh chấp lâu nay giữa 2 nước. Tại cuộc gặp mới đây, ông Yasay đã hỏi ông Vương về khả năng người Philippines có thể đánh bắt ở bãi cạn Scarborough, nơi các tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã ngăn chặn và xua đuổi các tàu cá của Philippines kể từ khi chiếm được quyền kiểm soát khu vực này hồi năm 2012. Ông Vương khi đó nói rằng Trung Quốc sẵn sàng thảo luận về khả năng này với Philippines nhưng không trong bối cảnh phán quyết của tòa trọng tài. Theo đài ABS-CBN, 2 ngày sau khi tòa trọng tài ra phán quyết, các tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã lại ngăn cản ngư dân Philippines tiếp cận bãi cạn Scarborough.

Năm 2013, Philippines đã quyết định đưa tranh chấp với Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế sau khi Trung Quốc giành được quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough và không tuân thủ thỏa thuận do Bộ Ngoại giao Mỹ làm trung gian mà theo đó 2 nước sẽ rút các tàu khỏi bãi cạn này để giảm nguy cơ đối đầu nguy hiểm. 

Tòa trọng tài mới đây đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, khẳng định yêu sách này không có cơ sở theo Công ước của LHQ về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Tòa cũng cho rằng Trung Quốc đã vi phạm UNCLOS với việc xây các đảo nhân tạo ở Biển Đông, hủy hoại những rạn san hô và ngăn chặn ngư dân Philippines đánh bắt và thăm dò dầu khí. 

Theo Reuters, thông tin mà ông Yasay đưa ra tại cuộc họp đã cho thấy rõ thách thức mà Philippines phải đối mặt trong thời gian tới để buộc Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Tòa. AFP đưa tin, tại cuộc gặp Đô đốc Mỹ John Richardson ngày 18/7, Đô đốc Ngô Thắng Lợi – Chỉ huy hải quân Trung Quốc – vẫn ngoan cố cho rằng nước này có quyền tiếp tục các dự án xây dựng ở Trường Sa đồng thời đe dọa Hải quân Trung Quốc sẵn sàng đáp trả mọi hành động “xâm phạm quyền lợi hoặc gây hấn” nhằm vào nước này. Một ngày sau đó, Trung Quốc còn tiến hành tập trận ở Biển Đông nhằm thách thức phán quyết của Tòa trọng tài. 

Liên quan đến phán quyết vừa được Tòa trọng tài đưa ra, các Thượng nghị sỹ của 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa thuộc Ủy ban quân vụ và Ủy ban đối ngoại của Thượng viện Mỹ ngày 12/7 đã ra tuyên bố hoan nghênh phán quyết, cho rằng phán quyết này có tính ràng buộc với các bên liên quan. Tuyên bố cũng cho rằng quyết định của Tòa đã mở ra một số cơ hội để tất cả các bên có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông giải quyết tranh chấp ở khu vực một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế.

Bên cạnh đó, các nhà làm luật của Mỹ cũng kêu gọi Thượng viện nước này “thực hiện việc mà 3 đời tổng thống vừa qua, Hải quân Mỹ và Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ từ lâu đề nghị” là phê chuẩn UNCLOS và bảo vệ các lợi ích của Mỹ bằng cách đảm bảo rằng Mỹ là thành viên của thỏa thuận quốc tế quan trọng này..

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.