Phiên chợ 'độc nhất vô nhị' 1 năm họp đúng mùng 1 Tết Nguyên Đán

Người dân mua bán trầu cau ở chợ Gò
Người dân mua bán trầu cau ở chợ Gò
(PLO) -“Đầu xuân hội chợ vui ngày Tết/ Màu sắc chen nhau đủ lớp người/ Người bán, người mua, người xem hội/ Đầy ắp ngày xuân những tiếng cười”. Đó là những câu thơ mà người dân tự hào về chợ Gò ở thôn Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. 

Gắn liền với nhà Tây Sơn

Chợ Gò họp trên một gò đất dưới chân núi Trường Úc, cạnh bờ sông Hà Thành đổ ra đầm Thị Nại. Nơi đây đã sinh thành và nuôi dưỡng nên hồn thơ Xuân Diệu, ông tổ hát bội Đào Tấn, những người con đã làm rạng danh miền “đất võ trời văn” Bình Định. 

Nói là chợ Gò nhưng thật ra chỉ là bãi đất trống rộng, không một cửa hiệu, túp lều, các ngày trong năm cũng không nhóm chợ, mà chợ chỉ họp một phiên duy nhất vào ngày mùng 1 Tết Âm lịch.

Theo những bậc cao niên trong vùng, từ thuở ấu thơ, các cụ đã được ông bà, bố mẹ dắt đi chợ trẩy lộc đầu năm, chứng kiến cảnh nhộn nhịp đông vui của chợ Gò ngày Tết. 

Tương truyền, chợ Gò có nguồn gốc từ thời anh em nhà Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa. Đây là chỗ tập trận của đội quân áo vải. Bộ binh đóng đồn trên núi Trường Úc, thủy quân ở đầm Thị Nại. Để thỏa nỗi nhớ xa quê dịp Tết, các tướng nhà Tây Sơn tổ chức cuộc vui ngay trên bãi thao trường vào mùng 1 Tết. 

Ông Hồ Văn Vạn - Trưởng thôn Phong Thạnh, cho biết: “Tôi nghe các cụ truyền miệng với nhau, hồi ấy nhà Tây Sơn tổ chức vui chơi cho binh lính đến khi mặt trời lặn. Các gia đình binh lính theo đổ về đây, người dân địa phương mang các đồ cây nhà lá vườn bày bán, lâu dần thành lệ. Khi quân Tây Sơn tan rã nơi đây trở thành lễ hội chợ Gò hàng năm”. 

Theo ông Vạn, đến thời Pháp thuộc, vì phải hạn chế tụ họp đông người nên có thời gian chợ phải họp vào buổi tối. Có năm trời mưa lớn, ngập lụt nhưng người dân vẫn xắn quần lội nước đến chợ. Người dân đem hàng đến, không có chỗ cao để ngồi, họ bưng bê đứng bán. Kẻ bán người mua vẫn tấp nập dù phía dưới chân là nước mênh mông.  

“Phiên chợ Gò đã tồn tại suốt mấy trăm năm nhờ ý thức gìn giữ nét mộc mạc của một phiên chợ quê truyền thống. Điều này không chỉ xuất phát từ sự tôn kính của người dân đối với các tướng lĩnh nhà Tây Sơn, mà còn ở những ý nghĩa tốt đẹp, đem đến những niềm vui, cầu mong sự may mắn trong năm mới”, ông Vạn cho biết.

“Mua” lộc, cầu duyên

Khác với những phiên chợ thông thường, chợ Gò giống như một lễ hội vui xuân. Khi tiếng pháo giao thừa vừa dứt, người dân vùng phụ cận mang đến đây những sản vật địa phương của mình như gánh rau, các loại trái cây, thực phẩm, nhưng nhiều nhất vẫn là cau trầu. 

Ai đến trước bày bán hàng trước, ai đến sau thì nối đuôi nhau, cứ thế chủ các gian hàng xếp trật tự mà không lời qua tiếng lại tranh giành như các phiên chợ thường nhật. Họ đem đến bán để lấy lộc đầu năm. Người mua không phải vì thiếu thức ăn, mà là muốn “mua” cái lộc đầu năm.

Bà Hồ Thị Mỹ Hạnh (56 tuổi, ở thôn Phong Thạnh), cho biết: “Chợ Gò tuy một năm nhóm có một ngày, nhưng hơn 30 năm qua, mỗi dịp Tết đến, tôi đều chọn trong vườn nhà mình những buồng cau, lá trầu đẹp nhất rồi gánh ra chợ Gò bán lấy lộc đầu năm.

Theo tục lệ, khách hàng mua 12 lá trầu để tượng trưng 12 tháng trong năm, hai trái cau chín đỏ, một ít vôi Trường Úc và một chùm trái sung với ý nói lên sự sung túc giàu sang của mọi gia đình làm ăn trong năm mới”.

Người ta vẫn nói “miếng trầu là đầu câu chuyện” nên hầu như ai đến chợ chí ít cũng mang về gói trầu cau lấy may. Người mua về đặt lên bàn thờ tiên tổ, nhiều người mua trầu về bói cầu may, nhiều người lại mang trầu cau lên viếng những ngôi mộ trên núi Trường Úc. “Dù chẳng nhiều nhặn gì, mỗi gói cau, trầu chỉ vài ngàn đồng nhưng thiếu là xem như năm ấy không có lộc đầu năm”, bà Hạnh cho biết.

Muối cũng là mặt hàng đắt khách, bởi “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Điều đặc biệt, phiên chợ tuyệt nhiên không ai có sự mặc cả về giá, không cò kè bớt một thêm hai. Tất cả là để họ trao cho nhau chút lộc đầu xuân, chúc phúc cho mọi người, mọi nhà một năm mới an khang thịnh vương. 

Hát bội ở chợ Gò
Hát bội ở chợ Gò

“Hàng chục năm qua, tôi đều dẫn con đi chợ Gò để biết truyền thống quê mình, rồi mua ủng hộ một số người dân trong thôn đến đây bán muối. Còn khi mua trầu cau, tôi và nhiều người khác thường chỉ chọn của những người bán càng cao niên, bởi như vậy mình được hưởng lộc từ sự sống thọ và cái nết chịu thương chịu khó của các cụ”, chị Trần Phương Trà (40 tuổi, ở thôn Trung Tín 1, thị trấn Tuy Phước) chia sẻ.

Có một điều thú vị ở chợ Gò, đó là nhiều đôi trai gái ở tuổi đôi mươi, họ khoác tay nhau cùng mua vài quả cau, lá trầu và chút vôi để cho duyên thắm tình nồng lứa đôi. Nhiều cặp trai gái đã nên vợ thành chồng từ phiên chợ Gò. 

“Thời trẻ, cụ và ông nhà nên vợ nên chồng nhờ đi cầu duyên ở chợ Gò. Với cụ, ở đây ai không đi được chợ Gò xem như chưa ăn Tết. Trước còn khỏe cụ vẫn mang trầu cau ra chợ bán, nay già yếu rồi mỗi khi đến phiên chợ Gò lại nhờ con cháu dẫn ra mua ít cau, trầu xem như lộc may mắn trong năm. Con cháu trong nhà trong Nam ngoài Bắc cứ đúng 30 Tết tụ họp đông đủ, sáng mùng 1 Tết kéo nhau ra chợ Gò vui xuân”, cụ Nguyễn Thị Đào (83 tuổi, ở thôn Phong Thạnh) vui vẻ cho biết.

“Thưởng thức”… “món ruột” đất Võ

Người dân đến chợ Gò không chỉ để mua sắm lấy lộc đầu năm, mà họ còn đến để “thưởng thức” các trò chơi vui xuân mang màu sắc dân gian quy tụ nhiều “tài tử văn nhân” khắp vùng về đây thi thố. Hát bội, hát bài chòi, đi cà kheo, đánh cờ người là những tiết mục được trình diễn trong chợ. 

Theo ông Vạn, sáng mùng 1 Tết, khi anh hiệu trong hội bài chòi cất lên những câu ca mời gọi: “Bài chòi mở hội đầu xuân/ Hội vui đón Tết, hội mừng non sông/ Vui chơi cho phỉ tấm lòng/ Mười hai tháng nữa mới mong tựu tề” thì nhiều người dân và du khách đã hưởng ứng đến chơi, tạo không khí mở đầu rộn ràng niềm vui cho ngày hội xuân.  

Đặc sắc nhất ở chợ Gò vẫn là đi quyền, múa võ - “món ruột” của vùng đất này. “Năm nào, khi được dẫn đi biểu diễn các tiết mục quyền, binh khí, đối luyện ở hội Chợ Gò, các em võ sinh rất hăng hái. Tôi cũng thấy ý nghĩa vì đây là hoạt động góp phần bảo tồn và phát huy võ cổ truyền Bình Định gắn với lễ hội truyền thống địa phương”, võ sư Phan Thị Kim Huệ (xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước) cho biết.

Trong khi hầu hết các chợ Tết quê nơi khác nay đã vắng bóng hình ảnh ông đồ già viết, bán câu đối trên giấy đỏ thắm thì ở chợ Gò tục viết, bán câu đối Tết vẫn còn nguyên vẹn. Những chiếc chiếu hoa được trải ra lối cổng chợ cùng các cụ già râu tóc bạc phơ quần thâm, khăn xếp, thảo những nét chữ kỳ tài diệu bút trên giấy đỏ. Người xem, người mua đều trầm trồ khen ngợi vẻ đẹp của nét chữ, ý hay thâm thúy của câu đối. 

Ông Vạn cho biết: “Ở đây, nghệ thuật chơi chữ và viết chữ đủ cả bốn lối: Triện (vuông), lệ (nghiêng), chân (rõ ràng), thảo (viết thoắng) là sở trường của những nhà nho, ông đồ văn hay chữ tốt. Nhưng lối viết câu đối thảo vẫn được nhiều người ưa thích nhất. Mỗi một vế đối như một bức tranh nghệ thuật độc đáo”.

Dù chỉ nhóm họp một ngày trong năm nhưng với sự sầm uất đa dạng và mang đậm nét văn hóa cổ truyền dân tộc, chợ Gò đã qua mặt hàng ngàn các chợ khác trong nước để lọt vào top “100 phiên chợ độc đáo nhất Việt Nam” được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam xếp hạng.

Ông Nguyễn Đình Thuận - Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước, cho biết: “Có thể khẳng định chợ Gò là hội chợ xuân lớn nhất tỉnh Bình Định. Hàng trăm năm nay, chợ Gò luôn được duy trì như một nét văn hóa cộng đồng của nhân dân địa phương. Với ý nghĩa đó, địa phương đang tiếp tục tìm kiếm, thu thập những chứng cứ lịch sử, đồng thời có đơn gửi lên các cơ quan cấp trên xem xét công nhận chợ Gò là di sản văn hóa phí vật thể quốc gia”.

Đọc thêm

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.

Huyền thoại kép độc hiếm có của làng cải lương

Vai diễn để đời Hội đồng Thăng diễn cùng NSND Bạch Tuyết (cô Lựu) trong vở Đời cô Lựu. (Ảnh: Chụp màn hình)
(PLVN) - Nhờ phong cách ca ngâm và diễn xuất tài tình, NSND Diệp Lang là một trong những huyền thoại của sân khấu cải lương Việt Nam. Đặc biệt, ông gây ấn tượng với khán giả với những vai kép độc diễn như không diễn mà đến thời điểm hiện tại chưa ai có thể thay thế được.

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Lễ hội Sayangva của dân tộc Chơ Ro tỉnh Đồng Nai (ảnh Hoàng Long).
(PLVN) - Khoảng 400 nghệ nhân, nghệ sỹ, đồng bào các dân tộc sẽ tham gia Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc-Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 và Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII-năm 2024 tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.

Truyền thống - Văn hiến - Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại

 Các chuyên gia, các nhà quản lý cho rằng không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô (Ảnh: Xuân Thắng).
(PLVN) - Không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô. Cùng với đó là những thách thức đối với Bảo tàng Hà Nội để tăng cường sức hấp dẫn của các hoạt động sáng tạo và thu hút nhiều đối tượng khách tham quan, đặc biệt là giới trẻ.

Đa cảm xúc với 'Dù chỉ một lần thôi'

"Dù chỉ một lần thôi" của ca sĩ HÚH đa màu sắc, đa cảm xúc (ảnh Thảo Phương).
(PLVN) - “Dù chỉ một lần thôi” của ca sĩ HÚH đa màu sắc, đa cảm xúc, từ sôi động với những màn biểu diễn bốc lửa, cho đến lắng đọng, cảm động qua những bài học về đam mê, gia đình.

117 bộ phim trình chiếu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Với khẩu hiệu: “Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh”, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 hứa hẹn là sự kiện quan trọng không chỉ của điện ảnh mà còn góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội, đất nước Việt Nam đến bạn bè trong nước và quốc tế. Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ca sĩ Ngọc Châm cháy bỏng khi được hát ca khúc mình mê đắm

Ca sĩ Ngọc Châm hy vọng hát bằng trái tim thì sẽ được mọi người yêu mến. (Ảnh: Bình Quách)
(PLVN) - Trong chặng đường hoạt động nghệ thuật rất phong phú của mình, Ngọc Châm ở rất nhiều vai trò, nhưng với "Giai nhân 2", cô sẽ chỉ là ca sĩ để được sống trọn vẹn trong tình yêu âm nhạc của một người ca sĩ, để thỏa nỗi khao khát hát của cô bấy lâu nay, để được hát những gì mình thích, mình yêu, mình say đắm.