Phía Bộ Công thương nêu kinh nghiệm kiểm soát thuốc lá làm nóng tại một số quốc gia

Một bảng hiệu tại Tokyo, Nhật Bản nêu rõ cấm hút thuốc lá điếu nhưng cho phép sử dụng TLLN. (Nguồn ảnh: Shutterstock)
Một bảng hiệu tại Tokyo, Nhật Bản nêu rõ cấm hút thuốc lá điếu nhưng cho phép sử dụng TLLN. (Nguồn ảnh: Shutterstock)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tại phiên giải trình “Trách nhiệm quản lý Nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng” ngày 4/5, bên cạnh việc làm rõ cơ sở pháp lý đối với đề xuất quản lý thuốc lá nung nóng (còn gọi là thuốc lá làm nóng), Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng còn nhấn mạnh, việc đề xuất này cũng dựa trên những cơ sở nghiên cứu khoa học, tính phổ biến của sản phẩm, kinh nghiệm thực tiễn từ các quốc gia tiên tiến với sản phẩm này.

Các nước khu vực châu Á kiểm soát thuốc lá làm nóng như thế nào?

Theo thống kê, đa số các quốc gia thành viên của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) đã cho phép kinh doanh thuốc lá làm nóng (TLLN). Trong số 36 quốc gia OECD, 33 quốc gia quản lý sản phẩm thuốc lá không khói như một sản phẩm tiêu dùng. Dữ liệu thực tế cũng cho thấy, một số ít quốc gia đã áp dụng lệnh cấm đối với TLLN.

Các quốc gia trong khu vực châu Á có bối cảnh tương đồng với Việt Nam cho phép TLLN tiếp cận thị trường hiện có Indonesia, Malaysia, Philippines, Nga. Đầu năm 2023, Đài Loan (Trung Quốc) cũng đã thu hồi lệnh cấm đối với TLLN.

Tại Philippines, TLLN được phép sử dụng. Đến tháng 7/2022, Philippines tiếp tục ban hành Đạo luật Cộng hòa số 11900 (Đạo luật quản lý các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới) nhằm quy định hành lang pháp lý cho việc nhập khẩu, kinh doanh, phân phối, sử dụng và truyền thông cho các sản phẩm TLLN, TLĐT. Theo đó, Đạo luật này công nhận giảm thiểu tác hại thuốc lá (thông qua các sản phẩm mới như TLLN, TLĐT) là một chiến lược nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Còn tại Malaysia, TLLN đã được hợp pháp hóa từ năm 2018 theo Luật Kiểm soát thuốc lá hiện hành. Đến năm 2023, sản phẩm này tiếp tục được phân loại khác biệt so với thuốc lá điếu truyền thống theo quy định kiểm soát sản phẩm thuốc lá hút tại dự Luật Y tế công cộng năm 2023.

Các quốc gia có nền công nghiệp phát triển thuộc khối G7 cho phép hợp pháp hóa TLLN đã qua kiểm nghiệm và kiểm soát quản lý các sản phẩm một cách chọn lọc để chỉ cho phép các sản phẩm phù hợp với sức khỏe cộng đồng lưu hành trong thị trường. Đồng thời, đã có nhiều nước đã công bố các công trình nghiên cứu khoa học độc lập ở cấp quốc gia về sản phẩm này cho thấy chính sách quản lý là phù hợp. Trong đó, Nhật Bản là trường hợp điển hình.

Cụ thể, trước khi có TLLN, tỷ lệ hút thuốc lá điếu tại Nhật Bản giảm chậm. Từ năm 2006 đến năm 2016, tỷ lệ hút thuốc lá điếu trung bình chỉ giảm hơn 0,5% hằng năm. Tuy nhiên, từ năm 2016, khi TLLN được hợp pháp hóa trên toàn quốc, vào năm 2019, Nhật Bản đã giảm tỷ lệ hút thuốc lá điếu được 5,2% (từ 18,3% xuống 13,1%).

175 quốc gia trên thế giới không cấm thuốc lá làm nóng

Đầu năm 2024, theo Báo cáo toàn diện về nghiên cứu và bằng chứng về các sản phẩm thuốc lá mới và mới nổi, cụ thể là TLLN, do WHO công bố tại cuộc họp Hội nghị Các bên về Kiểm soát thuốc lá lần thứ 10 (COP10), trong 195 quốc gia và vùng lãnh thổ, có 69 quốc gia quy định cụ thể về TLLN dưới dạng thuốc lá điếu thông thường, thuốc lá mới, thuốc lá không khói, hay các dạng khác. Có 86 quốc gia khác ngầm quản lý TLLN theo quy định của thuốc lá điếu.

Theo báo cáo này, có đến 175 quốc gia không cấm kinh doanh TLLN mà quản lý bằng nhiều hình thức như cấm sử dụng tại những nơi cấm hút thuốc, dán nhãn cảnh báo sức khỏe đối với điếu TLLN, áp dụng các quy định về quảng cáo, khuyến mại, tài trợ tương tự như thuốc lá điếu.

Một quốc gia được xem là thành công với những chính sách quản lý các sản phẩm thuốc lá không khói như thuốc lá ngậm (snus), TLLN, TLĐT là Thụy Điển. Theo đó, Thụy Điển đã đưa tỷ lệ hút thuốc lá điếu tại quốc gia này từ mức 9,9% xuống còn 5,8% chỉ trong vòng 7 năm từ 2015 đến 2022. Công dân Thụy Điển có thể tiếp cận với các sản phẩm thuốc lá mới như TLLN. Hành lang pháp lý cho phép Chính phủ nước này quy định quản lý chặt chẽ việc kinh doanh, chất lượng sản phẩm, hoạt động quảng cáo cũng như giới hạn độ tuổi sử dụng các sản phẩm này.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng. (Nguồn: Quốc hội TV)

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng. (Nguồn: Quốc hội TV)

Trở lại tình hình Việt Nam, tại phiên giải trình ngày 4/5 vừa qua, khi đề xuất đưa TLLN vào quản lý theo cơ chế thí điểm trong 2 năm và chưa cho phép lưu hành TLĐT, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng nhấn mạnh mục tiêu của Bộ là nhằm quản lý và xử lý các vấn đề liên quan đến TLLN, TLĐT được tốt hơn. Đồng thời, Bộ cũng tuân thủ chỉ đạo của Chính phủ về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản ngành thuốc lá.

Bà Thắng cũng nêu rõ, trong báo cáo của Bộ Công Thương có phân biệt rõ giữa thuốc lá điếu, TLLN và TLĐT. TLLN chứa sợi thuốc lá tương tự như thuốc lá điếu, còn TLĐT chứa dung dịch nicotine. Theo bà Thắng, đây là cơ sở để xác định rõ phạm vi quản lý của từng cơ quan.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết: “Vấn đề phân cấp nguyên liệu thuốc lá, mua bán, chế biến, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, hoặc kinh doanh các loại hàng hóa trên thị trường là trách nhiệm của Bộ Công Thương”.

Các chuyên gia đánh giá, đề xuất của Bộ Công Thương đang dung hòa lợi ích giữa các bên cũng như dựa trên cơ sở pháp lý trong nước, nghiên cứu khoa học thực tiễn của quốc tế.

Đọc thêm

Giao dịch chuyển tiền từ 10 triệu đồng thông suốt sau ngày đầu trục trặc

Các giao dịch chuyển tiền từ 10 triệu đồng đã diễn ra an toàn, thông suốt.
(PLVN) - Thống kê từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), đến 22h ngày 2/7, việc chuyển tiền diễn ra hoàn toàn bình thường, thông suốt…Trong tổng số 13 triệu lượt người đã thực hiện xác thực sinh trắc học sẵn sàng giao dịch trên 10 triệu đồng, mỗi ngày chỉ có 1,8 triệu món giao dịch trên 10 triệu đồng...

Chữ ký số góp phần đảm bảo xác thực an toàn các giao dịch tài chính, ngân hàng

Chữ ký số VNPT-CA của VNPT sử dụng công nghệ mã hóa tiên tiến, đảm bảo bí mật của các dữ liệu khi thực hiện giao dịch trực tuyến và ngăn chặn các hành vi giả mạo, gian lận
(PLVN) - Nhằm đảm bảo an toàn, bảo mật trong giao dịch trực tuyến, từ ngày 1/7/2024, chuyển tiền qua tài khoản trực tuyến hoặc nạp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng phải được xác thực bằng các biện pháp xác thực an toàn, trong đó chữ ký số là một trong những biện pháp xác thực có thể sử dụng để xác thực trong cả 4 loại giao dịch (A, B, C D). Hiện, VNPT-CA đã sẵn sàng hạ tầng kỹ thuật và giải pháp để cung cấp chữ ký số đến người dùng một cách an toàn và thuận tiện nhất.

Ngày mai, giá xăng, dầu thế nào?

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Giá xăng trong nước được dự báo tăng lần thứ 4 liên tiếp tại kỳ điều hành ngày mai (4/7). Mức tăng giá xăng dao động từ 320-400 đồng /lít, còn giá dầu dự báo tăng từ 250-370 đồng/lít.

Cập nhật sinh trắc học: 'Người dễ, kẻ khó'

 Khách hàng “mách mẹo” cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Sau 2 ngày đầu tiên thực hiện quy định nhận diện sinh trắc học (khuôn mặt) theo Quyết định số 2345/QĐ-NHNN về bảo mật các giao dịch tài khoản ngân hàng, đang có 2 luồng ý kiến trái ngược của dư luận về vấn đề này.

Khai mạc triển lãm MTA Vietnam 2024

Khai mạc triển lãm MTA Vietnam 2024
(PLVN) - Triển lãm Quốc tế lần thứ 20 về Cơ khí chính xác và Sản xuất chế tạo - MTA Vietnam 2024 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 2-5/7 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP HCM.