Phát triển nông sản theo chuỗi: Nông dân khó chen chân!

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Sản xuất nông sản “sạch” đòi hỏi suất đầu tư và quy mô sản xuất lớn đang khiến “sân chơi” này vẫn chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn. 

Tỷ lệ “sạch” quá ít

Trong khâu sản xuất nông sản, nhiều địa phương đã áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất sạch vào trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến thực phẩm. 

Sản xuất theo tiêu chuẩn GAP (quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) là một trong những mô hình được cho là đã mang lại hiệu quả nhờ tạo ra được sản phẩm an toàn, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu cho xuất khẩu và các phân khúc thị trường cao cấp trong nước. 

Tuy nhiên, một nghiên cứu của Viện Kinh tế Việt Nam (Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam) chỉ ra tỷ lệ nông phẩm đạt tiêu chuẩn này còn rất nhỏ trong nền nông nghiệp. Sản xuất lúa gạo, tuy đã phát động phong trào “cánh đồng mẫu lớn” trên cả nước để sản xuất theo GAP nhưng diện tích khoảng 20 ngàn ha trong tổng 4 triệu ha trồng lúa, cung cấp 120 ngàn tấn lúa, tương đương 60 ngàn tấn gạo “sạch” hiện còn là con số không đáng kể. 

Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng cây ăn quả trọng điểm của cả nước, song theo cơ quan này, hiện cũng chỉ mới có 0,14% diện tích trong tổng số 300 ngàn ha cây ăn trái được chứng nhận sản xuất theo quy trình Gap. 

Việt Nam được ghi nhận là nước sản xuất chè lớn thứ 2 thế giới và là nước xuất khẩu chè đứng thứ 5 trên thế giới, có 70% các hộ trồng chè đã học hoặc biết trồng chè theo hướng sản xuất an toàn. Tuy nhiên, đa số vẫn làm theo thói quen ngay cả với việc chăm sóc, bón phân, phun thuốc trừ sâu. 100% doanh nghiệp chế biến chè đã ý thức được việc áp dụng ISO và HACCP nhưng tỷ lệ đạt chứng nhận chưa cao, chỉ 30% việc áp dụng các chứng nhận quốc tế về sản xuất bền vững và an toàn như: VietGAP, UTZ, RFA. 

“Tiến trình mở rộng sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, ở ta hiện đang gặp nhiều trở ngại lớn như: sản xuất nông sản “sạch” đòi hỏi suất đầu tư lớn, đòi hỏi quy mô lớn, đòi hỏi trình độ tổ chức sản xuất cao, sự giám sát chặt chẽ về kỹ thuật. Và nông sản “sạch” hiện có giá thành cao trong khi chưa có hệ thống kinh doanh riêng phù hợp nên hạn chế cho người nông dân nhân rộng”- Tiến sĩ Vũ Tuấn Anh, Viện Kinh tế Việt Nam cho biết. 

Rất khó cho nông dân

Theo chuyên gia Tuấn Anh, chưa nói đến việc đầu tư trang bị sản xuất theo phương thức công nghiệp ở các cơ sở sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, tại các cánh đồng do nông thực hiện GAP, chi phí sản xuất sạch thường cao hơn sản xuất theo cách thức thông thường. Chỉ tính riêng chi phí để chứng nhận tiêu chuẩn GAP cho mỗi “cánh đồng lớn” do vài chục hộ nông dân canh tác cũng lên tới hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Khoản này “đội” giá thành lên vài trăm đồng trên mỗi kilôgam thóc. 

“Trong khi đó, nông sản trồng theo GAP như lúa, cây ăn trái, chè… ở một số địa phương do không có đầu mối đưa đến tay người tiêu dùng nên khi được bán ra chợ hoặc thu gom bởi các thương lái thì lại hòa lẫn với các nông sản trồng theo phương thức thông thường, vì vậy cũng chỉ bán với giá thông thường.”- TS. Anh nói.    

Theo ông Tuấn Anh: “Đầu ra tiêu thụ” là trở ngại lớn hiện nay làm tiêu tan sự hào hứng của người sản xuất đối với nông sản “sạch”. Nhưng trong bối cảnh hiện nay chỉ một số ít doanh nghiệp lớn mới có thể xây dựng và kiểm soát được tiêu chuẩn thực phẩm an toàn trong toàn bộ chuỗi: nuôi trồng-sản xuất-chế biến-buôn bán, cung ứng thực phẩm. 

Vị này dẫn chứng, đã có một số chuỗi khép kín do các công ty lớn làm chủ đạo, kiểm soát và áp đặt tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật cho toàn bộ các khâu trong chuỗi như chuỗi chăn nuôi-chế biến thịt của các công ty liên doanh và công ty thực phẩm Vissan, Đức Việt… 

Theo chuyên gia của Viện Kinh tế Việt Nam, mô hình tổ chức có thể thích hợp với nhiều mặt hàng và ở mọi nơi là các siêu thị, khách sạn, nhà hàng lớn giữ vai trò chủ đạo, hợp đồng liên kết với người nông dân, các nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ vận tải, chế biến, thương nghiệp để khớp nối toàn bộ chuỗi liên kết. 

“Mô hình này đã chứng tỏ là khả thi và đang phát huy hiệu quả tốt như trường hợp mô hình “cánh đồng mẫu lớn” do Công ty Bảo vệ thực phẩm An Giang, mô hình liên kết trồng mía-sản xuất đường do Công ty Mía đường Lam Sơn Thanh Hóa, mô hình chăn nuôi bò-sản xuất sữa do Vinamilk tổ chức”- ông Tuấn Anh kỳ vọng. 

Theo Bộ Công Thương, các kênh phân phối hiện đại tổ chức theo chuỗi hiện chiếm khoảng trên 25% lượng tiêu thụ nông sản tươi sống và đang phát triển mạnh cùng với sự ra đời của các cơ sở phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng phân phối nông sản thực phẩm chuyên doanh và các chương trình kết nối cung cầu do bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp tổ chức. Dự báo đến năm 2020 nông - lâm - thủy sản an toàn phân phối tại các kênh phân phối hiện đại có thể chiếm 40% thị phần trong nước. 

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.