Phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn bản sắc dân tộc

Phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn bản sắc dân tộc
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Y Tý là một xã của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, được ví như nàng tiên mới tỉnh giấc giữa núi rừng Tây Bắc. Trong đời sống của đồng bào các dân tộc Y Tý chứa đựng kho tàng văn hóa đa dạng, độc đáo. Những năm qua, tỉnh Lào Cai quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc nơi đây, đồng thời phát triển hạ tầng, gắn với phát triển du lịch bền vững.

Y Tý có bốn dân tộc anh em cùng sinh sống gồm người Hà Nhì, Mông, Dao và Giáy. Đặc biệt, người Hà Nhì Đen chiếm hơn 70% dân số toàn xã, vẫn giữ được những nét văn hóa, sinh hoạt độc đáo.

Những năm trước, bà con nơi đây chủ yếu sản xuất nông nghiệp với cây ngô, cây lúa, vất vả quanh năm nhưng cuộc sống cũng còn vô vàn khó khăn. Vài năm trở lại đây, sau quy hoạch, Y Tý được nhiều người biết đến hơn vì được coi là Sa Pa thứ hai, lượng khách du lịch đến với Y Tý nhiều hơn, nhu cầu về ăn, nghỉ của du khách cũng lớn hơn. Những homestay dần được người dân đầu tư hình thành, phát triển.

Cảnh đẹp Y Tý, ảnh: st

Cảnh đẹp Y Tý, ảnh: st

Để du lịch Y Tý phát triển bền vững nhưng không mất đi vẻ đẹp tự nhiên; đồng thời, giúp người dân nơi đây giảm nghèo bền vững, huyện Bát Xát đang thực hiện chủ trương phát triển mạnh du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Tỉnh Lào Cai định hướng cho người dân tại đây kinh doanh các loại hình dịch vụ phục vụ khách du lịch khi đến với địa phương. Đặc biệt là dịch vụ homestay không chỉ là một sản phẩm du lịch đặc thù, một điểm lưu trú, khi đến đây, du khách còn được trải nghiệm những nét văn hóa đặc sắc và khám phá thiên nhiên, phong tục tập quán của người dân địa phương.

Bên cạnh những thung lũng trên mây và thửa ruộng bậc thang ở độ cao 1.500 m, người người tìm đến nơi đây còn để được ngắm những bản làng với những nếp nhà trình tường nằm san sát bên nhau, dựa vào lưng núi như trong chuyện cổ.

Nhà tường trình bằng đất và hàng rào đá nét văn hoá đặc sắc của dân tộc Hà Nhì tại Y Tý

Nhà tường trình bằng đất và hàng rào đá nét văn hoá đặc sắc của dân tộc Hà Nhì tại Y Tý

Không giống những ngôi nhà sàn thường thấy của đồng bào dân tộc vùng cao, những ngôi nhà trình tường đặc trưng của người Hà Nhì nằm ngay trên nền đất, tường được làm từ đất nện và mái trông xa như hình kim tự tháp.

Ấn tượng nhất trong kiến trúc nhà của người Hà Nhì là các bức trình tường dày 40 – 45 cm, cao 4 – 5 m, với hai vòng trong và ngoài. Những căn nhàtrình tường bằng đất rất dày này sẽ giúp người Hà Nhì giữ ấm vào đông mà vẫn mát mẻ vào mùa hè.

Những ngôi nhà trình tường theo nguyên mẫu của người Hà Nhì vẫn luôn là điều hấp dẫn đối với khách du lịch, đặc biệt là những người đam mê nhiếp ảnh vì hình khối, đường nét riêng biệt.

Chị Trần Thị Oanh,chủ homestay Y Tý Đại Ngàn, tại thôn Lao Chải, xã Y Tý chia sẻ: “Chúng tôi không chỉ sửa chữa nhà trình tường cho phù hợp với cảnh quan, phù hợp với yêu cầu của khách du lịch, mà làm sao để không làm thay đổi vẻ đẹp tự nhiên của những ngôi nhà trình trường, không làm mất đi nét “bản sắc dân tộc” vốn là điểm thu hút khách nhất”

Không chỉ phát triển du lịch, xây dựng dịch vụ homestay còn tạo công ăn việc làm cho người dân bản địa. Nếu trước đây, người dân chủ yếu làm nông nghiệp hoặc sang Trung Quốc làm thuê, cuộc sống mưu sinh vất vả, thì nay người dân có thể làm ăn phát triển trên chính mảnh đất quê hương minh.

Vợ chồng Tráng Xá Mừ phải bươn chải, sang Trung Quốc xây kè, làm đường, mỗi ngày được 80 nhân dân tệ (khoảng 300 nghìn đồng). Khi dịch Covid-19 bùng phát, Mừ ở nhà tìm được việc tại một homestay. Công việc đầu tiên Mừ tiếp cận là dọn dẹp phòng, bưng bê. Chỉ sau mấy tháng, Mừ gần như thành thạo nhiều việc nên thu nhập khá ổn.

“Vừa học vừa làm, lương tháng 6 triệu, còn vợ tôi ở nhà chăn lợn, chăn gà. So với đi làm bên Trung Quốc, làm ở nhà nhàn hơn, giờ giấc đảm bảo”, Mừ nói.

Tráng Xá Mừ thành thạo nhiều công việc, có thu nhập ổn định nhờ phát triển du lịch

Tráng Xá Mừ thành thạo nhiều công việc, có thu nhập ổn định nhờ phát triển du lịch

Bên cạnh đó, du lịch tại Y Tý còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống như các lễ hội, trò chơi dân gian, nghề đan lát thủ công,...Lễ hội đặc biệt của người dân tộc tại Y Tý thu hút du khách như: Lễ hội văn hóa các dân tộc, lễ hội Pút Tồng, lễ hội xuống đồng và Ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc Mông... Bên cạnh đó, các sản phẩm du lịch đặc trưng, mới lạ được hình thành như: Du lịch leo núi, du lịch trải nghiệm, lễ hội mùa Thu... Nhờ hoạt động xúc tiến thúc đẩy du lịch, lượng khách đến với Bát Xát tăng mạnh qua từng năm.

Thôn Choản Thèn, xã Y Tý đã được chọn để phát triển trở thành điểm du lịch cộng đồng. Đây là thôn có diện tích tự nhiên 236 ha, với 323 nhân khẩu; gần 97% là đồng bào người Hà Nhì sinh sống. Nơi đây còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống như các lễ hội, trò chơi dân gian, nghề đan lát thủ công và những ngôi nhà trình tường độc đáo cùng cảnh quan thiên nhiên đặc sắc... Để hỗ trợ bà con, các cơ quan, đoàn thể, chính quyền địa phương đã giúp người dân kiến thức cơ bản về du lịch cộng đồng, tập huấn kỹ năng cách tiếp đón, phục vụ khách du lịch, văn hóa giao tiếp ứng xử, phát triển du lịch cộng đồng bền vững, có trách nhiệm với môi trường tự nhiên.

Ly Xá Gơ ở Choản Thèn thôn kế bên Lào Chải cùng 5 cô gái khác thì thành lập đội văn nghệ biểu diễn mỗi khi có du khách. Ngoài hát, nhóm của Gơ dùng nhạc nền là các bài kéo nhị truyền thống để biểu diễn 5-6 tiết mục múa dân tộc, trong đó một số đã được làm mới để hấp dẫn hơn.

“Trong đội có 6 chị em từ 22-25 tuổi. Khi có khách, các homestay thường gọi sớm, có khi chỉ lao động buổi sáng, chúng em về chuẩn bị cho các tiết mục để tối biểu diễn. Chị em ở trên này đi lao động chân tay, làm nương, rẫy suốt nên khá vất vả nhưng mỗi tối chúng em dành chút thời gian 1-2 tiếng 8-10h đêm lên nhà văn hoá hoặc tập tại nhà tâm sự với nhau và cùng tập múa”, Gơ cho biết. Mỗi tháng nhóm múa của Gơ biểu diễn khoảng 4-5 show và mỗi người được khoảng 250 nghìn đồng tiền công, du khách có thể cho thêm.

Đội văn nghệ của người dân địa phương biểu diễn khi có khách du lịch

Đội văn nghệ của người dân địa phương biểu diễn khi có khách du lịch

Từ năm 2019 - 2020, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai Dự án “Bảo tồn thôn truyền thống dân tộc Hà Nhì tại thôn Choản Thèn” với kinh phí 2 tỷ đồng. Choẻn Thèn cũng được hưởng lợi từ Dự án “Du lịch cộng đồng do phụ nữ Hà Nhì làm chủ” do chính phủ Australia tài trợ với số tiền khoảng 1,5 tỷ đồng.

Những dự án này giúp đồng bào Hà Nhì nơi đây nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế, du lịch gắn với bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch bền vững. Vừa qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã lấy ý kiến tham vấn các sở, ngành liên quan về việc công nhận Choản Thèn là điểm du lịch cấp tỉnh. Từ mô hình của thôn Choản Thèn, thời gian tới sẽ được nhân rộng ra một số thôn, bản khác của xã Y Tý.

Để tạo động lực cho phát triển du lịch, năm 2019 và năm 2020, xã đã vận động người dân cải tạo lại tuyến đường đá cổ kết nối giữa thôn Tả Gì Thàng với thôn Lao Chải phục vụ du khách đi bộ ngắm cảnh. Một số công trình cũng được triển khai làm cho trung tâm xã thêm khang trang, sạch đẹp như bê tông hóa đoạn đường vào chợ phiên Y Tý, cải tạo lại chợ Y Tý; xây dựng rãnh thoát nước; lát gạch hành lang đường trước cổng UBND xã; cải tạo lại toàn bộ nhà văn hóa các thôn, bản; cấp hàng nghìn cây đào cho người dân trồng làm đẹp các tuyến đường thôn.

Cây đương quy - dược liệu quý, nổi tiếng của Y Tý

Cây đương quy - dược liệu quý, nổi tiếng của Y Tý

Sản vật địa phương được bày bán tại các homestay cũng mang lại nguồn thu nhập cho bà con bản xứ

Sản vật địa phương được bày bán tại các homestay cũng mang lại nguồn thu nhập cho bà con bản xứ

Phát triển du lịch nhưng không làm mất đi nét “bản sắc dân tộc” vốn là điểm thu hút khách nhất của Y Tý

Phát triển du lịch nhưng không làm mất đi nét “bản sắc dân tộc” vốn là điểm thu hút khách nhất của Y Tý

Việc phát triển du lịch cộng đồng ở Y Tý vừa giúp nâng cao thu nhập của người dân, đồng thời góp phần vào việc bảo tồn, phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.