Riêng ngày 28/5, khi tiếp tục triển khai công tác tìm kiếm, gia đình ông Phong tiếp tục phát hiện thêm 4 hầm mộ chôn tập thể và cất bốc được thêm ước chừng khoảng hơn 130 bộ hài cốt.
Riêng ngày 28/5, khi tiếp tục triển khai công tác tìm kiếm, gia đình ông Phong tiếp tục phát hiện thêm 4 hầm mộ chôn tập thể và cất bốc được thêm ước chừng khoảng hơn 130 bộ hài cốt. |
Như Pháp luật Việt Nam đã thông tin, hơn 10 ngày trước, ông Phong đã nhờ một người đàn ông 40 tuổi ở phường Quảng Thuận (thị xã Ba Đồn) đến nhà tìm hài cốt và người này đánh dấu thành 5 vị trí. Từ ngày 19/5 đến hết ngày 27/5, ông Phong đã thuê hàng chục người cùng xe múc để đào sâu xuống 5 hầm ở trong sân, quanh vườn nhà và cất bốc được 187 bộ hài cốt. Trong 5 hầm này, hầm ít nhất có 19 bộ hài cốt và hầm nhiều nhất lên đến 63 bộ.
Các mẫu hài cốt sau đó được ông Phong nhanh chóng gửi đi Trung tâm Giám định Sinh học Pháp y - Viện Khoa học Hình sự, Bộ Công an để xét nghiệm ADN để mong muốn được xác định rõ nguồn gốc, thời gian chôn cất của những bộ hài cốt này. Nhưng theo thông tin ban đầu từ Viện Khoa học hình sự phản hồi, thì những mẫu xương được ông Phong gửi đến đã phân hủy hơn 150 năm trước, không thể tiến hành các xét nghiệm cần thiết.
Các mẫu hài cốt đã mềm, vỡ vụn và bị phân hủy nặng. |
Khi cất bốc lên, hầu hết hài cốt đều là những ảnh xương mềm vỡ vụn và bị phân hủy nặng với chiều dài từ 5 – 10cm. Tại một số hầm mộ, những người khai quật còn phát hiện kèm theo di vật chôn theo là các hũ sành với nhiều dấu hiệu rất cổ. “Sau nhiều ngày liên tục tìm kiếm cất bốc, tôi và mọi người đã tốn rất nhiều công sức nên hiện tại phải tạm dừng tìm kiếm…” - ông Phong nói.
Toàn bộ gần 320 bộ hài cốt cất bốc tại vườn nhà ông Phong hiện đã được an táng tại nghĩa địa làng Thổ Ngọa, phường Quảng Thuận theo phong tục địa phương.
Theo lý giải của một số người cao tuổi ở phường Quảng Thuận, những bộ hài cốt này rất có thể là hài cốt của những nghĩa quân tham gia chống Pháp trong phong trào Cần Vương vào cuối thế kỷ 19. Phần đất hiện thuộc sở hữu của gia đình ông Phong được cho là nằm trên vùng nghĩa địa cũ của làng Thổ Ngọa (nay là phường Quảng Thuận và một phần địa phận phường Quảng Thọ), nơi an táng của nhiều nghĩa quân thời chống Pháp sau năm 1858.
Các hũ sành được phát hiện dưới các mộ hố chôn tập thể. |
Các ban ngành chức năng tỉnh Quảng Bình hiện vẫn chưa có bất cứ báo cáo nào để đánh giá hay điều tra gì về việc phát hiện hàng trăm bộ hài cốt này. Theo ông Trần Vũ Khiêm – Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh này, thì Sở có nắm được thông tin này nhưng nhưng việc phát hiện, cất bốc hàng trăm hài cốt này không để lại dấu tích gì để chứng minh đây là mộ cổ hay mộ liệt sĩ nên chưa có căn cứ để khẳng định gì.