Pháp luật về VS ATTP mới chỉ nằm trên giấy?

Pháp luật về VS ATTP mới chỉ nằm trên giấy?
(PLO) - Vụ ngộ độc thực phẩm làm 7 người chết do uống rượu ở Lai Châu được Phó Chủ tịch Quốc hội  Phùng Quốc Hiển đặt ra như lời báo động đỏ về vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) tại buổi làm việc của Đoàn giám sát của Quốc hội làm việc với các bộ, ngành về chính sách pháp luật lĩnh vực ATTP giai đoạn 2011-2016.

Điều nghịch lý là theo như 3 báo cáo (của 3 Bộ: Y tế, Công Thương, NN&PTNT) đều nói đã ban hành quy phạm đầy đủ, tiêu chuẩn, quy trình, định mức ngưỡng an toàn đều có cả và công tác kiểm tra là thường xuyên. Thế nhưng, tình hình ATTP ở rất nhiều địa phương vẫn mức báo động đến giới hạn đỏ.

Cũng cần nói thêm, theo như các bộ hữu trách, công tác kiểm tra rất nhiều, đã tổ chức 150 ngàn đoàn, bình quân 30 ngàn đoàn thanh tra, kiểm tra trên 3 triệu cơ sở sản xuất thực phẩm nhưng ATTP vẫn làm thiên hạ giật mình.

Dẫn lại vụ việc gần đây nhất ở Lai Châu 7 người chết, Phó Chủ tịch Quốc hội hỏi: “Câu chuyện ấy thế nào, đến chết người thì có nghiêm trọng không, xử lý đã đủ độ để đưa tất cả vi phạm đó vào xử lý nghiêm minh, có làm được điều đó không?”. Ông thắc mắc về câu chuyện một xã bán ruốc 120 ngàn/kg (trong đó 2/3 là bột), cả xã biết nhưng khi hỏi lãnh đạo chính quyền không biết. Cái gọi là “hệ thống chính trị” quan liêu đến thế là cùng.

Nhắc lại một chút là năm 2015 dẫn ra nhiều ví dụ về tình trạng thực phẩm nhiễm chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật trong bữa ăn hàng ngày, đại biểu Trần Ngọc Vinh (Quốc hội khóa XII) cảnh báo nguy cơ mất an toàn đối với sức khỏe của người dân đang ở mức trầm trọng. Ông nói một câu nổi tiếng: “Con đường từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao giờ ngắn thế”.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và ngay cả Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng “vi hành” về chuyện ATTP. Tháng 8 năm 2016 khi kiểm tra ở Bắc Ninh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định, vệ sinh ATTP là vấn đề không mới nhưng tình hình chưa chuyển biến được. “Đây vừa là phạm trù tuân thủ pháp luật, vừa là phạm trù đạo đức, văn hóa. Liên quan đến đạo đức, văn hóa thì phải kiên trì, phải dựa trên pháp luật và dựa vào vận động’, ông nhận định.

Chúng ta có một hệ thống pháp luật về vệ sinh ATTP nhưng hầu như mới chỉ nằm trên giấy?

Tất nhiên không phải tất cả những người sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn đều nhẫn tâm tiêu diệt giống nòi Việt. Phần lớn họ hám lợi và mù về pháp luật. Điển hình “mù pháp luật” là bà con nông dân gần như chưa có đủ thông tin về nguồn cung cấp thuốc bảo vệ thực vật nên mua ở đâu, sự độc hại của thuốc bảo vệ thực vật và trách nhiệm pháp luật của họ trước việc dùng thuốc bảo vệ thực vật quá giới hạn trong việc sản xuất thực phẩm. 

Tức là bên cạnh “khoảng trống” về trách nhiệm, có “khoảng trống” rất nguy hiểm về thông tin. Chúng ta nói quá nhiều về “xây” và “chống” nhưng buồn thay, chưa ai lo “xây” và “chống” thì quá “chèo chống”. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.