Pháp luật 'gác cổng' cho quá trình hội nhập văn hóa

Đáng lo ngại, nhiều người trẻ bị “cuồng” nghệ sĩ ngoại quá mức nhưng lại thờ ơ với văn hóa dân tộc. (Ảnh: Dân trí)
Đáng lo ngại, nhiều người trẻ bị “cuồng” nghệ sĩ ngoại quá mức nhưng lại thờ ơ với văn hóa dân tộc. (Ảnh: Dân trí)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Xu thế hội nhập toàn cầu trong những thập kỷ qua đã tạo tiền đề, cơ hội cho Việt Nam giao lưu với các nền văn hóa khác nhau trên thế giới, đồng thời quảng bá sâu rộng về những nét đẹp của văn hóa nước mình cho bạn bè quốc tế. “Dẫn đường” cho quá trình này chính là những chủ trương, tư tưởng chỉ đạo của Đảng ta về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa. Trên cơ sở đó, Nhà nước chủ động ban hành các chính sách, pháp luật về giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế trên lĩnh vực văn hóa.

Nhận thức rõ tính tất yếu và tính hai mặt

Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, PGS.TS Phan Trọng Thưởng, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã nêu nhận định về thực tiễn văn hóa, văn học, nghệ thuật trong tiến trình giao lưu và hội nhập quốc tế trong một bài tham luận như sau: “Quá trình hội nhập còn làm nảy sinh những nghịch lý ở chỗ nó không chỉ tạo ra cho sự phát triển văn hóa mỗi nước những thời cơ thuận lợi mà còn ẩn chứa ngay trong nó những nguy cơ lớn”.

Một mặt, trong tiến trình giao lưu và hội nhập quốc tế, văn hóa mỗi nước có dịp được trao đổi, chọn lọc, tiếp thu những giá trị mới, tích cực, tiến bộ từ các nước khác để làm phong phú, đa dạng thêm cho nền văn hóa nước mình. Quá trình đó sẽ dẫn các quốc gia “gặp gỡ nhau ở những giá trị nhân bản, chân chính với tinh thần tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, cùng hướng tới mục tiêu dân tộc và hiện đại”. Ở mặt ngược lại, PGS.TS Phan Trọng Thưởng cũng chỉ ra một số nguy cơ trong quá trình này, đặc biệt chính là “sự mai một các giá trị văn hóa truyền thống trước sự du nhập, tấn công của các yếu tố văn hóa mới lạ từ bên ngoài vào; sự hòa tan bản sắc riêng độc đáo vốn có của mỗi nền văn hóa thành một sản phẩm lai tạp, hỗn loạn, không còn có cơ sở để nhận diện, mất đi những yếu tố làm nên căn cước văn hóa của mỗi dân tộc”.

Sức ảnh hưởng của hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực hoạt động văn hóa trong thời kỳ đổi mới vừa qua cho thấy ý thức chủ động, tích cực của nước ta trong quá trình giao lưu và hội nhập. Theo đó, ngành Văn hóa nước nhà đã tận dụng nhiều cơ hội thuận lợi để giới thiệu nền văn hóa đặc sắc của dân tộc tới nhiều nước khác nhau trên thế giới và ngược lại. Cụ thể, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định, chương trình giao lưu, hợp tác văn hóa với các nước trên nguyên tắc tin cậy, tăng cường hiểu biết văn hóa của nhau, tuân thủ pháp luật của mỗi nước, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, công nhận toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, bầu trời, biển đảo và chế độ chính trị xã hội. Thông qua các hiệp định, chương trình văn hóa, Việt Nam đã tổ chức Ngày văn hóa, Tuần văn hóa, Lễ hội văn hóa - du lịch Việt Nam… ở nhiều nước nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, nhiều nước trên thế giới cũng đã chủ động tổ chức Ngày văn hóa, Tuần văn hóa của nước họ ở Việt Nam, nhằm tăng cường sự hiểu biết về văn hóa, đất nước, con người của nhau.

Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin, khoa học và công nghệ trong bối cảnh Cách mạng công nghệ 4.0, trình độ sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của nhân dân ta đã có nhiều cải thiện đáng kể. Dễ thấy nhất là trong tất cả các lĩnh vực văn hóa như: âm nhạc, điện ảnh, thời trang, phát thanh - truyền hình, sách báo… đều đang chuyển đổi số một cách sâu rộng và toàn diện để nhân dân dễ dàng tiếp cận. Đồng thời, thông qua các nền tảng số, nhân dân Việt Nam cũng có thể chủ động tìm hiểu, tiếp cận với các nền văn hóa khác nhau trên thế giới để làm giàu thêm đời sống văn hóa, tinh thần.

Song, đi kèm với những cơ hội là rất nhiều bất cập trong xã hội, cùng với nhiều thách thức, vấn đề đặt ra cho những người quản lý văn hóa. PGS.TS. Phan Trọng Thưởng nhận định, đó là “các dấu hiệu thiên về du nhập hơn là hội nhập”. Minh chứng tiêu biểu trong lĩnh vực âm nhạc là tình trạng hâm mộ mù quáng của một bộ phận giới trẻ. Họ chạy theo nhạc nước ngoài như một “mốt” thời thượng, đến mức không cần hoặc không biết đến những giá trị âm nhạc trong sáng của dân tộc, thậm chí coi thường nó. Cũng theo PGS.TS Phan Trọng Thưởng, đây “có thể được xem là sự “què quặt” của thị hiếu âm nhạc.

Một thực trạng đáng buồn khác trong nghệ thuật sân khấu là phần lớn thế hệ thanh, thiếu niên có xu hướng quay lưng lại với nghệ thuật truyền thống, coi đó là cổ hủ, lỗi thời. Nguy hiểm hơn nữa là tình trạng một số đoàn nghệ thuật, một số nghệ sĩ, hoặc vô tình hoặc hữu ý, cố gắng “đổi mới để cải biến nghệ thuật dân tộc thành một thứ nghệ thuật lai căng, chứng minh những thị hiếu thấp kém, làm mai một truyền thống nghệ thuật, truyền thống văn hóa đẹp đẽ của cha ông”.

Như vậy, nếu không gìn giữ bản sắc truyền thống trong tiến trình hội nhập quốc tế sẽ dẫn đến các hậu quả; văn hóa dân tộc không được bảo lưu và phát huy; bị lu mờ, mai một bởi văn hóa ngoại nhập; người dân bị mất gốc về văn hóa, mất khả năng cảm nhận nét đẹp của văn hóa truyền thống, nghèo nàn về đời sống tinh thần…

Tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại

Nhận thức rõ tính tất yếu và tính hai mặt của quá trình hội nhập, Đảng ta đã ban hành nhiều quyết sách quan trọng về văn hóa. Tiêu biểu là Nghị quyết số 03- NQ/TW ngày 16/7/1998 của Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đáng nói, trước năm 2013, trong các văn kiện của Đảng mới nói đến hội nhập kinh tế quốc tế, còn đối với văn hóa, các văn kiện dùng cụm từ giao lưu, hợp tác văn hóa với nước ngoài.

Đến khi Bộ Chính trị khóa XI ra Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 về hội nhập quốc tế, đã đề cập đến việc hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực, nêu rõ quan điểm chỉ đạo: “Hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy phát triển văn hóa, xã hội; hội nhập trong các lĩnh vực phải được thực hiện đồng bộ trong một chiến lược hội nhập quốc tế tổng thể với lộ trình, bước đi phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực của đất nước”. Tiếp theo đó, năm 2014, Đảng ta ban hành Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW) về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, chính thức đưa ra nhiệm vụ “Chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”.

Những chủ trương, tư tưởng chỉ đạo nêu trên của Đảng là cơ sở để Nhà nước chủ động ban hành các chính sách, pháp luật về giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế trên lĩnh vực văn hóa, phù hợp với điều kiện của đất nước cũng như với các xu hướng trên thế giới. Ngay sau khi Đảng có chủ trương chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, Thủ tướng Chính phủ đã ký các văn bản pháp lý quan trọng. Tiêu biểu như: Quyết định số 1984/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án cung ứng dịch vụ phát thanh - truyền hình qua mạng Internet phục vụ người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2015 - 2020 (31/10/2014); Quyết định số 210/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (8/2/2015); Quyết định số 1755/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (08/09/2016)… Gần đây nhất là Quyết định số 1909/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 (12/11/2021).

Hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật trong lĩnh vực văn hoá trong bối cảnh hội nhập là nhiệm vụ quan trọng của ngành Văn hoá và cũng là yêu cầu cấp thiết của thực tế. Pháp luật vừa là công cụ góp phần thúc đẩy quá trình chủ động tiếp thu, chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại; vừa “gác cổng” cho nền văn hoá nước nhà khỏi sự xâm nhập của những văn hoá phẩm độc hại, phản động, không phù hợp thuần phong mỹ tục của dân tộc, đe doạ đến đời sống xã hội và đất nước.

Đọc thêm

Bộ sách giúp hiểu đúng về cảm xúc và hạnh phúc

Bộ sách giúp hiểu đúng về cảm xúc và hạnh phúc
(PLVN) - Trong thời đại biến động như hiện nay, chúng ta được dạy nhiều kỹ năng để “bắt kịp” thế giới, nhưng dường như ít có ai dạy ta cách khai mở chính mình. Để rồi, nhiều người dần cảm thấy xa lạ với cảm xúc của bản thân, thậm chí là có những lầm tưởng sai lầm về hạnh phúc.

Cẩn thận trước những xu hướng chữa lành tiêu cực

Mỗi người cần kiên nhẫn thay đổi các thói quen xấu. (Ảnh minh họa - Nguồn: Koi Fitness)
(PLVN) - Cuộc sống áp lực khiến nhiều người phải sử dụng đến các phương pháp chữa lành như thiền định, đi du lịch, làm thiện nguyện, chăm sóc thú cưng... Tuy nhiên, thay vì hướng đến một cuộc sống lành mạnh, một số người lại “ăn thùng, uống vại”, mua sắm quá độ, lên mạng Internet thâu đêm để giải tỏa căng thẳng. Thay vì chữa lành, những cách giảm stress này đang ảnh hưởng đến sức khỏe của chính họ.

Các quốc gia đẩy mạnh thu hút du khách Việt

Các quốc gia đẩy mạnh thu hút du khách Việt
(PLVN) - Với sự kết hợp giữa nền văn hóa đặc sắc, cảnh quan hấp dẫn, chính sách du lịch thuận lợi cùng tour đặc sắc, Hàn Quốc và Singapore đang trở thành hai điểm đến quốc tế hàng đầu của du khách Việt trong những năm gần đây.

Sông Hàn bùng nổ cảm xúc đêm đội Bồ Đào Nha so tài với đội Vương quốc Anh

Sông Hàn bùng nổ cảm xúc đêm đội Bồ Đào Nha so tài với đội Vương quốc Anh
(PLVN) - Tối 21/6, đông đảo khán giả tại khán đài DIFF 2025 và người dân cùng hướng lên bầu trời trên sông Hàn, tận hưởng đêm thi có số lượng pháo hoa nhiều nhất vòng loại, với hai màn trình diễn tràn ngập bất ngờ của đội thi đến từ Bồ Đào Nha và Vương quốc Anh. Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hoà Bình tham dự sự kiện.

Muay châu Á 2025 chính thức khởi tranh tại Thái Nguyên

Muay châu Á 2025 chính thức khởi tranh tại Thái Nguyên
(PLVN) - Ngày 21/6, Giải vô địch châu Á Muay 2025 chính thức khai mạc tại Nhà thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh Thái Nguyên, đánh dấu lần đầu tiên một giải Muay cấp châu lục được tổ chức tại Việt Nam. Giải quy tụ nhiều võ sĩ xuất sắc khu vực tranh tài ở nhiều nội dung thi đấu.

Nghề báo trong điện ảnh - 'mỏ vàng' còn bỏ ngỏ

“Mặt nạ da người” - bộ phim khắc họa hình ảnh người làm báo được khán giả đánh giá cao. (Ảnh trong phim)
(PLVN) - Trong nền điện ảnh Việt Nam hiện nay, các đề tài về tình yêu, hình sự, tâm lý xã hội hay gia đình vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Thế nhưng, một điều dễ nhận thấy là phim về nghề báo - một nghề nghiệp giàu kịch tính, đầy trăn trở và có chiều sâu xã hội - lại xuất hiện rất hiếm hoi, thậm chí gần như bị bỏ quên. Đây là điều gây tiếc nuối cho cả giới làm nghề báo và khán giả yêu điện ảnh.

Có một Tản Đà nhà báo

Có một Tản Đà nhà báo
(PLVN) - Công chúng nhớ đến Tản Đà, là nhà thơ, nhà văn, nhưng với báo chí, Tản Đà lại vừa có cá tính, tài hoa, vừa ngang tàng khiến cho Hoài Thanh - Hoài Chân gọi ông là “tiên sinh”, một người có phẩm cách đi giữa đời sống gió bụi, xô bồ nhưng giữ được sự thanh thản.

Thanh âm của sự thật

Tranh minh họa. (Nguồn: ST)
(PLVN) - Nam quyết định đến trung tâm bảo trợ xã hội. Anh không đến với tư cách nhà báo. Chỉ là “anh Nam”, người tình nguyện trò chuyện với trẻ.

Cha tôi và nghề báo

Cha tôi và nghề báo
(PLVN) - Cuộc đời họa phúc khôn lường, đôi khi ta phải cảm ơn nghịch cảnh, bởi nghịch cảnh lại là bước ngoặt để cuộc đời rẽ sang trang khác, tốt đẹp hơn. Ít nhất, đối với gia đình tôi điều này hoàn toàn đúng. Một biến cố không vui trong sự nghiệp của cha mẹ, lại là cánh cửa để con bước đến với nghề báo.

Mãn nhãn chương trình nghệ thuật đặc biệt tôn vinh Báo chí Cách mạng Việt Nam

Mãn nhãn chương trình nghệ thuật đặc biệt tôn vinh Báo chí Cách mạng Việt Nam
(PLVN) - Tối 20/6, tại Nhà hát Lớn Hà Nội diễn ra Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025). Thông qua ngôn ngữ nghệ thuật đương đại, các nghệ sĩ tham gia chương trình tái hiện những dấu ấn lịch sử một thế kỷ của Báo chí Cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ, xây dựng và phát triển Tổ quốc.

Cuốn sách định hướng quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa

Đại tá, PGS.TS Trần Nam Chuân - nguyên cán bộ Viện Chiến lược, Bộ Quốc phòng nhận định về ý nghĩa của dự án sách "Con đường tương lai". (ảnh BTC)
(PLVN) - Tập 1 của bộ sách “Con đường tương lai” làm rõ những vấn đề quan trọng đối với sự phát triển bền vững và định hướng quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa; đưa ra những chiến lược và giải pháp cụ thể nhằm giải quyết các thách thức mà Việt Nam đang đối mặt, đồng thời đề xuất những hướng đi mới cho tương lai. Sau khi ra mắt, tập sách này đã được sự quan tâm đặc biệt từ các nhà nghiên cứu và độc giả.

Lễ công bố vương miện Hoa hậu Biển Việt Nam Toàn cầu 2025 tại Quảng Ninh

Lễ công bố vương miện Hoa hậu Biển Việt Nam Toàn cầu 2025 tại Quảng Ninh
(PLVN) - Tối ngày 18/6, tại TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ công bố vương miện Hoa hậu Biển Việt Nam Toàn cầu 2025. Đây là một trong những dấu mốc quan trọng mở màn cho hành trình tìm kiếm biểu tượng nhan sắc tiêu biểu, hội tụ vẻ đẹp tri thức, tinh thần hội nhập và khát vọng vươn xa của phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới.

Tàu Thống Nhất của Việt Nam dẫn đầu danh sách những tuyến tàu hỏa đẹp nhất thế giới

Tuyến đường sắt Bắc - Nam của Việt Nam (Ảnh: Scenic Vietnam/Shutterstock).
(PLVN) - Hành trình Bắc – Nam bằng tàu Thống Nhất không chỉ là một chuyến đi qua dải đất hình chữ S, mà còn là cuộc phiêu lưu độc đáo giữa thiên nhiên kỳ vĩ và chiều sâu văn hóa, vừa được tạp chí danh tiếng Lonely Planet vinh danh đứng đầu trong danh sách "24 chuyến tàu hỏa tuyệt vời nhất hành tinh" năm 2025.

Khai thác “kho tàng” văn học tạo ra sản phẩm giải trí chất lượng

Hình ảnh MV âm nhạc “Gối gấm” của ca sĩ Phương Mỹ Chi lấy ý tưởng từ nhiều tác phẩm văn học Việt Nam. (Ảnh cắt từ video)
(PLVN) - Hơn 10 năm trở lại đây, các tác phẩm văn học Việt Nam đang góp phần làm nên thành công của nhiều bộ phim điện ảnh, truyền hình, MV ca nhạc nổi tiếng, show diễn múa đương đại nghệ thuật. Đây là một “địa hạt” hứa hẹn sẽ đem lại ý tưởng cho nhạc sĩ, biên kịch, đạo diễn... tạo ra các sản phẩm giải trí giá trị.