Pháp chật vật đối phó “dịch” nông dân tự tử

Nhiều nông dân Pháp đã lâm vào tình cảnh khốn cùng đến mức phải tự tử
Nhiều nông dân Pháp đã lâm vào tình cảnh khốn cùng đến mức phải tự tử
(PLO) - Các gia đình sống ở nông thôn, nhà chức trách, cơ quan y tế cộng đồng và các nhà nghiên cứu ở Pháp đang chật vật tìm cách đẩy lùi vấn nạn gia tăng những vụ tự tử ở các nông dân của nước này.

“Dịch” âm thầm gia tăng

Ông Jean-Pierre Le Guelvout là một nông dân nuôi bò sữa ở Brittany, miền nam nước Pháp. Lúc cao điểm, ông nuôi đến 66 con bò. Tuy nhiên, khi giá sữa giảm nhanh, ông lâm vào tình trạng nợ nần. Áp lực sinh kế và trả nợ đã khiến ông bị trầm cảm, sức khỏe sụt giảm nhanh chóng. Cuối cùng, vào một ngày tháng 12 lạnh lẽo vào năm ngoái, ông đã tự dùng súng bắn vào ngực tại nhà riêng, chấm dứt cuộc đời khi mới vừa bước sang tuổi 46. 

Cái chết của ông Le Guelvout là một phần của “dịch” tự tử đang âm thầm lây lan trong tầng lớp nông dân ở Pháp, khiến các gia đình sống ở nông thôn, nhà chức trách, giới chức cơ quan y tế và các nhà nghiên cứu ở nước này phải chật vật tìm cách đối phó. Theo giới chức Pháp, những người nông dân là nhóm người có nguy cơ tự tử đặc biệt cao vì bản chất công việc của họ vốn cô lập, ít gắn kết với những người khác. Cùng với đó là sự thiếu thốn về tài chính và đòi hỏi thể chất cao.

Theo số liệu thống kê mới nhất được Viện Sức khỏe cộng đồng Pháp công bố hồi năm 2016, trong giai đoạn 2007 - 2011, ở Pháp đã có tổng cộng 985 nông dân tự tử. Tỉ lệ này cao hơn 22% so với mức trung bình cả nước. Kể từ năm 2011 đến nay, số trường hợp tử tự như vậy vẫn tiếp tục tăng. Đó là còn chưa kể có nhiều ý kiến cho rằng các con số được thống kê thấp hơn nhiều so với thực tế. “Các bác sỹ cấp giấy chứng tử có thể đã tránh khẳng định tử tự là nguyên nhân tử vong vì một số công ty bảo hiểm sẽ không chấp nhận bồi thường cho bạn đời của người quá cố nếu người đó tự tử. Thêm vào đó là do quan niệm văn hóa của người theo đạo Thiên Chúa”, bác sỹ Véronique Maeght-Lenormand – người đang phụ trách một chương trình ngăn chặn nạn tử tử trên phạm vi toàn quốc của Hội Nông dân Pháp Mutualité Sociale Agricole - lý giải.

Đâu là nguyên nhân?

Sở dĩ vụ tự tử của ông Le Guelvout được nhiều người biết đến vì trước đó ông đã khá nổi tiếng khi tham gia chương trình truyền hình giúp nông dân tìm kiếm bạn đời có tên “L’Amour Est Dans le Pré”. Nhưng theo thống kê của cơ quan y tế Pháp, ông này cũng là đại diện cho nhóm những người nông dân có khả năng tự tử cao nhất – những người đàn ông từ 45 tới 54 tuổi và đang làm công việc chăn nuôi gia súc, gia cầm. “Ở tuổi đó, những người nông dân bắt đầu gặp những vấn đề nhỏ về sức khỏe. Họ cũng bắt đầu nghĩ về tương lai của trang trại mà họ đã gắn bó cả đời và có thể nảy sinh tâm lý chán nản”, bác sỹ Maeght-Lenormand phân tích. 

Bên cạnh đó, ông Nicolas Deffontaines – một nhà nghiên cứu tại Cesaer, một trung tâm chuyên nghiên cứu về kinh tế và các vấn đề xã hội học ở khu vực nông thôn – cho rằng áp lực về tài chính, nợ nần là những nguyên nhân khác đẩy nhiều người vào tình trạng thất vọng. Theo ông Deffontaines, nhiều nông dân đã vay tiền để đầu tư vào trang trại của họ nhưng do công việc không thuận lợi nên áp lực tài chính mà họ phải đối mặt ngày càng nặng nề hơn. Đặc biệt, việc Liên minh Châu Âu chấm dứt các quy định về hạn ngạch đối với nông dân trong ngành sữa vào năm 2015 đã khiến sản lượng của nhiều sản phẩm gia tăng nhanh chóng. Các hiệp hội trang trại ở Pháp nói rằng giá sữa đã giảm xuống dưới mức cần thiết để có thể duy trì một trang trại chứ chưa nói đến có lời. 

Tiếp sau đó, EU còn áp đặt lệnh trừng phạt lên Nga, khiến các nông dân mất đi một thị trường xuất khẩu sữa đáng kể. Vì nhiều trang trại sữa buộc phải đóng cửa nên số lượng bò bị giết mổ cũng tăng lên, kéo theo việc giá thịt cũng giảm. Góp phần khiến tình cảnh của người nông dân trở nên bi đát hơn còn có yếu tố sản lượng tiêu thụ thịt của người Pháp vào năm 2013 đã giảm 23% so với năm 1998. 

Đi tìm lời giải

7 năm trước, Chính phủ Pháp đã bắt đầu các biện pháp để đối phó với sự gia tăng tỉ lệ tự tử ở nông dân nước này. Bộ trưởng Pháp lúc bấy giờ Bruno Le Maire đã nâng vấn đề lên tầm quốc gia. Kể từ đó, nhiều bước đi đã được giới chức Pháp thực hiện với sự phối hợp của tổ chức nông trại nước này. Ví dụ, trong năm 2014, một đường dây nóng có tên Agri’écoute (Lắng nghe nông dân) đã được công bố để giúp các nông dân gặp vấn đề được lắng nghe và giải tỏa tâm lý. Ngoài ra, các nhóm đa ngành cũng đã được thành lập để giúp nông dân trong các vấn đề về tài chính, y tế, pháp lý và các vấn đề gia đình khác. Năm 2016, những đơn vị này đã theo đuổi 1.352 vụ việc liên quan đến những người nông dân trên khắp nước Pháp. 

Ông Maeght-Lenormand ở Hiệp hội Nông dân Pháp cho hay, các hoạt động của các nhóm đa ngành như vậy thường tập trung vào những nông dân độc thân hay các góa phụ. Song, việc xây dựng lòng tin là không dễ dàng. Nhiều nông dân vẫn ngại nói về những khó khăn mà họ gặp phải. “Họ có văn hóa lao động và nỗ lực rất mạnh mẽ và thường không mấy khi phàn nàn”, bà Véronique Louazel, làm việc trong một cơ quan của chính phủ chuyên hỗ trợ nông dân, tổng kết lại sau khi gặp gỡ 27 nông dân đang gặp khó khăn để tìm cách giúp đỡ họ.

Trong bối cảnh như vậy, nhiều người nông dân thời gian qua đã từ bỏ công việc mà họ từng gắn bó cả cuộc đời như một cách giải thoát. Ông Cyril Belliard, 52 tuổi là một người như vậy. Theo lời kể của ông này, ông bắt đầu làm nông dân từ năm 1996 ở Vendée, phía tây nước Pháp. Nhưng gần đây, ông nhận thấy những con dê của mình chết dần chết mòn vì một căn bệnh bí ẩn nào đó mà cả ông lẫn bác sỹ thú y đều không biết. Nợ nần vì thế cứ dần chất lên, đến mức ông phải đối mặt với những rắc rối về mặt pháp luật. “Tôi đã phải sống trong một căn nhà di động để không mất tiền thuê nhà. Cả gia đình, bao gồm tôi, vợ tôi và các con tôi sinh hoạt, ăn, ngủ trong một không gian chỉ có 35m2”, ông kể. 

Là cha của 3 đứa con nhưng ông Belliard khi đó buộc phải sống nhờ nguồn thực phẩm từ các quỹ từ thiện và sự hỗ trợ của Hiệp hội Nông dân Pháp. Đến cuối cùng, sau nhiều ngày đấu tranh, vào tháng 3 vừa qua, ông Belliard đã quyết định bán trang trại của mình cho một nông dân trẻ. Hiện giờ, ông đã xem xét việc chuyển đổi nghề nghiệp nhưng việc rời bỏ cuộc sống nông trại thực sự không hề dễ dàng. 

Tin cùng chuyên mục

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

Đọc thêm

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong tổng số 140 dự án BOT giao thông được triển khai trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) ban hành, hiện có 8 dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) còn vướng mắc cần xử lý, được chia thành 3 nhóm. Đây là số liệu được Thứ trưởng Bộ GTVT báo cáo tại buổi làm việc do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, ngày 24/4.

Tập trung gỡ vướng cho các công ty nông, lâm nghiệp

Công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, khó khăn. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 25/4, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.

200 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng

Khách mời tham quan các công nghệ xuất hiện tại triển lãm
(PLVN) - 200 doanh nghiệp đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đã mang những công nghệ tiên tiến nhất của mình đến trưng bày tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam cập nhật những công nghệ thân thiện với môi trường. 

Vinachem nỗ lực đưa hàng tới ‘xứ Samba’

Phương thức vận chuyển là một trong những nội dung mà Vinachem và các đối tác phía Brazil đã bàn bạc.
(PLVN) - Trong vòng 6 tháng, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã 3 lần gặp các đối tác phía Brazil tại Santos, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để xúc tiến thương mại cho hàng Việt Nam cập bến thị trường châu Mỹ ngày một nhiều thêm.

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

Ngành Dầu khí duy trì đà tăng trưởng ấn tượng

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nơi cung cấp hơn 30% nhu cầu xăng dầu hàng năm cho thị trường trong nước. (Ảnh: PVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh giá dầu thế giới chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề phức tạp của chính trị toàn cầu nhưng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cùng các đơn vị thành viên vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định.

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!
(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.