Phạm vi hoạt động của nhân viên y tế tại cơ sở giáo dục

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định phạm vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và nội dung đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ khám bệnh, chữa bệnh của nhân viên y tế làm việc tại cơ quan, đơn vị, tổ chức mà không thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Dự thảo nêu rõ phạm vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của nhân viên y tế tại cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở giáo dục như sau:

Nhân viên y tế xử trí, sơ cấp cứu trong tình huống khẩn cấp bao gồm cấp cứu tai nạn thương tích và các tình huống sơ cấp cứu khác (tiêu chảy, ngất, chảy máu cam, sốt, cơn hen cấp, động vật, côn trùng cắn, đốt, hút; dị vật đường thở, sặc sữa; đuối nước, ngộ độc thực phẩm, ngộ độc hơi khí độc, say nắng, say nóng, đột quỵ, bỏng, điện giật, sét đánh).

Bên cạnh đó, nhân viên y tế thực hiện theo chỉ định của bác sỹ có giấy phép hành nghề; khám, chữa bệnh từ xa theo hướng dẫn của chuyên gia y tế tuyến trên; thực hiện tiêm (chích), thay băng, cắt chỉ, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, lấy máu xét nghiệm.

Nhân viên y tế khám, chữa bệnh một số bệnh tật thông thường cụ thể như sau, đối với các bệnh thường gặp của người lao động, nhân viên y tế khám phát hiện sớm triệu chứng của các bệnh truyền nhiễm, bệnh liên quan đến nghề nghiệp và tư vấn cho người lao động đến khám, điều trị tại các cơ sở y tế tuyến trên; khám, chữa bệnh: viêm kết mạc dị ứng cấp, viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng khác; tiêu chảy, táo bón; viêm da tiếp xúc dị ứng.

Đối với các bệnh, tật thường gặp của học sinh, sinh viên, nhân viên y tế khám phát hiện sớm triệu chứng của các bệnh truyền nhiễm; các bệnh tật học đường (cận thị, loạn thị, còi xương, suy dinh dưỡng, béo phì, cong vẹo cột sống) và tư vấn cho phụ huynh, học sinh, sinh viên đến khám, điều trị tại các cơ sở y tế tuyến trên; khám, chữa bệnh: viêm kết mạc dị ứng cấp, đau mắt đỏ; viêm mũi họng, viêm amidan, tiêu chảy, táo bón, viêm da tiếp xúc dị ứng, các bệnh về răng miệng học đường.

Thời gian điều trị, xử trí ban đầu và chuyển tuyến trong trường hợp cần thiết.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.