Cần chính sách ưu đãi khuyến khích nhân lực trạm y tế xã

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) - Cần có các chính sách ưu đãi trong thu hút, tuyển dụng để khuyến khích cán bộ y tế làm việc lâu dài ở y tế cơ sở (YTCS), nghiên cứu rút gọn nhiệm vụ của trạm y tế xã, nghiên cứu mô hình trạm y tế xã theo hướng là đơn vị độc lập...

Đó là một số giải pháp mà các đại biểu đưa ra tại Hội thảo “Y tế cơ sở làm nền tảng trong chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân” do Hội Y học dự phòng Việt Nam tổ chức tại TP Đà Nẵng mới đây.

Báo cáo về thực trạng tổ chức mạng lưới và cung ứng dịch vụ YTCS, Hội Y học dự phòng Việt Nam cho biết, theo số liệu thu thập của Bộ Y tế và Nhóm đối tác y tế năm 2015, mạng lưới YTCS đã bao phủ rộng khắp cả nước. 

Cụ thể, 460/693 huyện/quận đã có mô hình chia tách riêng bệnh viện đa khoa huyện và trung tâm y tế (TTYT) huyện, trong đó TTYT huyện chỉ thực hiện chức năng y tế dự phòng và quản lý trực tiếp trạm y tế xã. 233/693 TTYT huyện ở 19 tỉnh, thành phố thực hiện 2 chức năng y tế dự phòng và khám chữa bệnh.

Trên toàn quốc, có 99% xã, phường, thị trấn đã có nhà trạm: Trong đó, 78% trạm y tế xã có bác sĩ làm việc; 96% trạm y tế xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi; 78% thôn bản, tổ dân phố trong cả nước đã có nhân viên y tế hoạt động; 95,9% số thôn, bản ở khu vực nông thôn, miền núi.

Về nhân lực, nhân lực tuyến YTCS đã tăng 44%. Giai đoạn 2010-2013, nhân lực YTCS tiếp tục tăng thêm 16%. Từ năm 2013, Việt Nam đã thực hiện dự án 585 “Thí điểm đưa bác sĩ trẻ về công tác tại vùng khó khăn” đã góp công giải quyết vấn đề thiếu nhân lực ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa…

Để đẩy mạnh phát triển mạng lưới YTCS cả nước, các đề án, nghị quyết đã được đề ra. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020, ít nhất 90% số trạm y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, thực hiện được tối thiểu 80% danh mục dịch vụ kỹ thuật của tuyến xã; 95% TTYT huyện thực hiện được tối thiểu 80% danh mục dịch vụ kỹ thuật của tuyến huyện...

Đến năm 2025, 100% số trạm y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và thực hiện được đầy đủ các nội dung của chăm sóc sức khoẻ ban đầu, thực hiện được tối thiểu 90% danh mục dịch vụ kỹ thuật của tuyến xã...

Chia sẻ thực trạng của YTCS địa phương mình, BS. Đặng Thanh Minh, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang, cho biết hiện nay nhiệm vụ của YTCS quá nhiều, phạm vi rộng trong khi nhân lực lại ít, trình độ hạn chế, các cán bộ phải kiêm nhiệm quá nhiều việc nên chất lượng khám chữa bệnh thấp.

Mặt khác, cơ chế quản lý còn khá bất cập, trạm y tế xã không phải đơn vị tài chính độc lập nên hoàn toàn thụ động trong việc quản lý nhân lực, tài sản, tài chính; cơ sở vật chất xuống cấp, trang thiết bị nghèo nàn, lạc hậu không đáp ứng được chất lượng hoạt động...

Từ đó, BS. Minh đề xuất Bộ nên nghiên cứu mô hình trạm y tế xã theo hướng là đơn vị độc lập để chủ động trong hoạt động chuyên môn và tài chính. Nghiên cứu rút gọn hơn về nhiệm vụ của trạm y tế xã, không nên quá nặng về khám chữa bệnh tại trạm. 

Chia sẻ giải pháp về nguồn nhân lực, đại diện Đà Nẵng cho rằng các tỉnh thành nên có chính sách ưu tiên, đãi ngộ đặc biệt trong thu hút, tuyển dụng để khuyến khích cán bộ y tế làm việc lâu dài ở YTCS. Có chương trình đào tạo phù hợp dành cho cán bộ y tế làm việc ở YTCS, tăng cường đào tạo cán bộ y tế là người địa phương, đẩy mạnh đào tạo đội ngũ bác sĩ gia đình cho trạm y tế xã để triển khai có hiệu quả chăm sóc và quản lý sức khoẻ người dân tại nhà, tại cộng đồng.

Còn BS. Nguyễn Thanh Dân, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Cà Mau thì góp ý nên tập trung đào tạo chuyên sâu hệ y tế dự phòng, cần phải có các chuyên ngành như: Dịch tễ, bệnh nghề nghiệp, sức khoẻ cộng đồng, y tế trường học... Đối với đặc thù địa phương, mong muốn Bộ sẽ quan tâm nhiều hơn đối với y tế khóm, ấp, có thể đưa vào biên chế hoạt động của hệ thống y tế, đẩy mạnh đào tạo nhân lực cũng như quan tâm kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động của y tế khóm, ấp.

Tin cùng chuyên mục

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Đọc thêm

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.

Câu chuyện bảo hiểm y tế khi đồng bào 'lên vùng'

Chị Rơ Ô H’Hóp trong một buổi truyền thông về bệnh lao.
(PLVN) - Việt Nam là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, năm 2020 có trên 172.000 người mắc và 10.400 người chết vì bệnh lao tại Việt Nam…

Ngành Y tế nỗ lực bảo đảm nguồn cung vaccine cho người dân

Chương trình TCMR làm thay đổi về cơ bản cơ cấu bệnh tật ở trẻ em Việt Nam. (Ảnh: Cục Y tế dự phòng)
(PLVN) - Được đánh giá là một trong những chương trình về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng thành công nhất hiện nay ở Việt Nam, Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe trẻ em cũng như người dân trên cả nước. Thành quả này có được nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của ngành Y tế, đặc biệt trong việc thực hiện các giải pháp đảm bảo nguồn cung vaccine ổn định cho người dân, ngay cả trong bối cảnh khan hiếm vaccine.

Hóa giải 'nỗi oan' vaccine gây bệnh

Tiêm vaccine đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. (Ảnh: Sở Y tế Nghệ An)
(PLVN) - Trong bối cảnh các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, sởi, bạch hầu và ho gà đang gia tăng, tiêm chủng đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên, những thông tin sai lệch về vaccine đã gây ra không ít lo ngại, khiến công tác tiêm chủng, nâng cao sức đề kháng cho người dân gặp nhiều khó khăn.

Đừng cổ súy lối sống thuận tự nhiên, bài trừ tiêm vaccine

Tiêm vaccine không chỉ là quyền lợi cá nhân, đó còn là nghĩa vụ xã hội. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Những năm qua, trào lưu sống thuận tự nhiên lan rộng, thu hút một bộ phận người tin rằng cơ thể con người có khả năng “tự chữa lành”, không cần đến thuốc hay can thiệp y tế. Biến tướng nguy hiểm nhất của xu hướng này chính là việc bài trừ vaccine một cách cực đoan, lan truyền những kiến thức y tế lệch lạc trong cộng đồng.

Chủ động đối phó dịch bệnh mới nổi, tái nổi

Cả nước đối mặt với sự gia tăng liên tục ca mắc sốt xuất huyết tại các thành phố lớn thời gian qua. (Ảnh: VNVC).
(PLVN) - Thế giới đang đối mặt với nguy cơ gia tăng các bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái bùng phát. Những căn bệnh này xuất phát từ mối tương tác giữa con người, động vật và hệ sinh thái, không chỉ đe dọa sức khỏe cộng đồng mà còn gây ra những hệ quả nghiêm trọng đối với kinh tế, xã hội. Việt Nam, với đặc điểm khí hậu nhiệt đới và nền kinh tế đang phát triển, cũng không nằm ngoài nguy cơ này.

Thầy thuốc trẻ tình nguyện thời số hóa

Chương trình khám sức khỏe miễn phí tại lễ mít tinh. (Ảnh : B.Anh)
(PLVN) - Chương trình “Tiếp cận y tế toàn diện” là sáng kiến không chỉ thể hiện khát vọng nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe mà còn khẳng định vai trò trung tâm của thế hệ trẻ. Đặc biệt là các thầy thuốc trẻ, trong sự nghiệp phát triển bền vững của ngành Y tế Việt Nam.