'Phải xem khó khăn của DN tư nhân là khó khăn của bộ, ngành mình'

'Phải xem khó khăn của DN tư nhân là khó khăn của bộ, ngành mình'
Thủ tướng đề nghị các bộ, ban, ngành Trung ương liên quan cần lắng nghe và đối thoại định kỳ tại các diễn đàn với các khu vực doanh nghiệp (DN) tư nhân Việt Nam; giải quyết kịp thời những vướng mắc cấp bách, có lộ trình xử lý những vấn đề dài hạn; luôn đồng hành với DN, xem những khó khăn của DN là khó khăn của bộ, ngành mình.

Phát biểu kết luận tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam hôm nay, 31/7, Thủ tướng cho rằng, những kết quả khảo sát niềm tin của doanh nhân lần đầu tiên được Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam thực hiện trong phiên họp này đã cho thấy những tín hiệu khả quan khi niềm tin của nhà đầu tư đang dần được cải thiện rõ nét.

Trước 1.000 DN tư nhân, Thủ tướng khẳng định: “Chính phủ vẫn luôn nhất quán với mục tiêu đã đặt ra là xây dựng Chính phủ kiến tạo, đồng hành cùng DN, bảo vệ đến cùng mọi quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư, phù hợp với các nguyên tắc của WTO, các hiệp định song phương cũng như cam kết của Chính phủ đối với các bạn”.

Thủ tướng cho rằng, Chính phủ kiến tạo và hành động thì tư nhân cũng phải đổi mới, bỏ cách làm ăn kiểu cũ, rập khuôn, thiếu chuẩn mực. DN tư nhân phải không ngừng thay đổi, nâng cao năng lực cạnh tranh, tránh tự mãn, dễ bằng lòng, phấn đấu đạt mục tiêu nâng tỉ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân lên từ 50–60% GDP.

DN nên đặt tầm nhìn xa hơn ra thế giới, từ đó, tập trung sản xuất, hoạt động trong các lĩnh vực mà thế giới có nhu cầu lớn và thường xuyên như nông nghiệp, thực phẩm, hàng tiêu dùng, du lịch… thay vì tình trạng phổ biến hiện nay là chỉ chú trọng phục vụ các DN lớn khác của Việt Nam dưới dạng nhà cung cấp hoặc nhà thầu phụ với giá trị gia tăng thấp.

DN cần mạnh dạn hợp tác quốc tế hơn nữa, tránh tình trạng tự ti về kinh nghiệm, về quy mô nguồn vốn mà không dám hợp tác cởi mở, công bằng với các công ty toàn cầu ở các phương diện như mua bán, chuyển giao công nghệ, hợp tác sản xuất hoặc tiêu thụ sản phẩm ra thị trường nước ngoài…

Nhắc lại câu nói của người xưa rằng “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, nếu muốn đi xa hãy cùng đi”, Thủ tướng nhấn mạnh, mục tiêu kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế đòi hỏi nỗ lực hành động rất lớn của các tác nhân liên quan. Chính phủ cam kết sẽ liên tục cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng bình đẳng, minh bạch, an toàn và thân thiện, tạo mọi điều kiện để DN, đặc biệt là các DN tư nhân, DN nhỏ và vừa, DN khởi nghiệp phát triển thuận lợi.

Thủ tướng đề nghị các bộ, ban, ngành Trung ương liên quan cần lắng nghe và đối thoại định kỳ tại các diễn đàn với các khu vực DN tư nhân Việt Nam; giải quyết kịp thời những vướng mắc cấp bách, có lộ trình xử lý những vấn đề dài hạn; luôn đồng hành với DN, xem những khó khăn của DN là khó khăn của bộ, ngành mình.

“Phải có cả tâm lẫn tài. Tâm thôi không đủ mà cần phải nâng cao năng lực để bắt nhịp và thích ứng với đòi hỏi của kinh tế tư nhân”, Thủ tướng nêu rõ. Công tác quản lý phải đi kịp sự phát triển, nhất là trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trước hết là thể chế chính sách phải phù hợp, phải sửa đổi kịp thời hơn.

Với các địa phương, Thủ tướng mong muốn cần liên kết, chia sẻ cơ hội và giới thiệu cho nhau những nhà đầu tư mà tỉnh bạn có lợi thế, tránh cạnh tranh bằng mọi giá, thu hút đầu tư theo kiểu giẫm đạp lên nhau, không phát huy được lợi thế so sánh đặc thù của địa phương mình. Tạo dựng sẵn các nguồn lực như đất đai, cơ sở hạ tầng, cơ chế chính sách đặc thù… để nhà đầu tư không phải chờ đợi.

Các địa phương cần thu hồi những dự án, đất đai, tài nguyên và cả cơ chế chính sách đối với những nhà đầu tư yếu kém để trao cho những nhà đầu tư mới có năng lực, cam kết dài hạn và đồng hành cùng địa phương và cùng với Chính phủ.

Đặc biệt, Thủ tướng nhắn nhủ ngành ngân hàng cần nhận thức việc DN khó khăn tiếp cận nguồn vốn có phần trách nhiệm của mình. Các DN làm ăn được mới có dòng tiền về ngân hàng, ngân hàng cùng DN phát triển.

"Hơn lúc nào hết, ngành ngân hàng cần hiểu rõ, thấu đáo các quy trình sản xuất, khó khăn, thách thức đối với DN. Cần phải tư duy theo hướng này và cụ thể hóa bằng những cơ chế cho vay linh hoạt", Thủ tướng nói.

Đối với DN tư nhân, cần liên kết, gắn kết, cùng phát huy thế mạnh, lợi thế của nhau, xác định các mũi nhọn cụ thể, tránh phong trào, dàn hàng ngang; nắm rõ thị trường, hiểu thị trường; lường trước những rủi ro, khó khăn; đổi mới sáng tạo, năng động, tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế.

“Ở Việt Nam thường có câu, ‘Cây đa dựa thần, thần dựa cây đa’. Chính các bạn, các bộ, ban, ngành và DN sẽ là tiền đề quan trọng để đất nước phát triển như các tiêu chí mà chúng ta đã đưa ra hôm nay”, Thủ tướng nói và khẳng định các bộ, ngành, các cơ quan liên quan, các địa phương trong cả nước sẽ tiếp tục cải cách, đổi mới theo định hướng mà Đảng, Nhà nước đã đề ra với những nhiệm vụ chính như cải cách hành chính tốt hơn nữa.

Tạo thuận lợi cho DN, tạo dựng môi trường thuận lợi, hỗ trợ DN khởi nghiệp, DN đổi mới sáng tạo. Bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của các DN. Tiếp tục có các biện pháp giảm chi phí kinh doanh, bảo vệ các lợi ích hợp pháp của DN.

Để thực hiện điều đó, ngoài những nỗ lực của bộ máy hành chính, Chính phủ rất cần sự hỗ trợ, đóng góp công sức, trí tuệ của mọi tầng lớp nhân dân trên tinh thần chia sẻ công–tư.

Thủ tướng tin tưởng rằng Hội doanh nhân trẻ Việt Nam dưới sự định hướng của Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai định kỳ những chương trình hoạt động, tham mưu, tư vấn, khuyến khích với Chính phủ và những cơ quan liên quan trong các vấn đề kinh tế cũng như trong chính sách khác.

Tin cùng chuyên mục

Các chiến sĩ thi đua trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vui mừng công kênh Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại lễ mừng công ngày 13/5/1954. (Ảnh từ Sách ảnh Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp).

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng của lòng nhân

(PLVN) - Ông là vị tướng trẻ tuổi nhất, được lãnh tụ Hồ Chí Minh phong hàm Đại tướng đầu tiên theo cách rất đặc biệt khi mới 37 tuổi. Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 đến đại thắng mùa Xuân năm 1975 mãi mãi được ghi vào sử sách những mốc son chói lọi gắn với tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp…

Đọc thêm

Cần quy định rõ “kinh tế hóa” ngành tài nguyên, khoáng sản

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, cần nghiên cứu để quy định rõ việc xử lý trong trường hợp khoáng sản đó gồm nhiều loại khoáng sản khác nhau. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản tại phiên họp vừa diễn ra, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý theo nguyên tắc thị trường, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Phản bác các luận điệu xuyên tạc về công tác cán bộ

Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã bàn về công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2026 - 2031. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Nhờ những chủ trương đúng đắn, sáng suốt và sự lãnh đạo quyết liệt, linh hoạt của Đảng, công tác cán bộ của nước ta thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, lợi dụng những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc, bôi nhọ, nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.