Sửa đổi, bổ sung nhiều chế độ hỗ trợ cho nạn nhân bị mua bán người

Phiên họp thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
Phiên họp thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Sáng 28/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, với 454/455 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,78% tổng số đại biểu, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).

Theo đó, Luật gồm 8 chương, 63 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) quy định về phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi mua bán người và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người; tiếp nhận, xác minh, xác định, hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong phòng, chống mua bán người; hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người.

Về nguyên tắc phòng, chống mua bán người, Luật quy định tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân; lấy nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân làm trung tâm; bảo đảm bình đẳng giới. Giải cứu, tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân kịp thời, chính xác, giữ bí mật thông tin và không xúc phạm, kỳ thị, phân biệt đối xử đối với nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

Đồng thời, bảo đảm nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân được sử dụng ngôn ngữ mà họ có thể hiểu được và được hưởng chế độ hỗ trợ phù hợp với tín ngưỡng, tôn giáo của họ trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam, phù hợp với độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, đặc điểm cá nhân của họ. Tùy từng trường hợp cụ thể và theo quy định của pháp luật có liên quan, nạn nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật là hệ quả trực tiếp của hành vi mua bán người có thể không bị xử lý hành chính hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi này…

Luật cũng quy định rõ quyền và nghĩa vụ của nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

Cụ thể, nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, có những quyền sau: Đề nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ mình, người thân thích của mình theo quy định của Luật này khi bị xâm hại, bị đe dọa xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác có liên quan đến phòng, chống mua bán người; Được thông tin về quyền, lợi ích hợp pháp của mình và các biện pháp phòng ngừa mua bán người; Được hưởng chế độ hỗ trợ theo quy định của Luật này hoặc từ chối nhận hỗ trợ; Được bảo vệ bí mật thông tin, dữ liệu về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, nơi cư trú, nơi làm việc và thông tin khác theo quy định của pháp luật; Được cơ quan, người có thẩm quyền cấp giấy tờ, tài liệu xác nhận nạn nhân; Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; Được từ chối áp dụng biện pháp bảo vệ và quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Về nghĩa vụ, nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân có các nghĩa vụ sau: Chấp hành đầy đủ yêu cầu của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong quá trình áp dụng các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ; Cung cấp thông tin liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền; Thực hiện yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền trong phát hiện, điều tra, xử lý vụ việc mua bán người và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Nạn nhân là công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam được hưởng chế độ hỗ trợ: Hỗ trợ nhu cầu thiết yếu; Hỗ trợ y tế; Hỗ trợ phiên dịch; Hỗ trợ pháp luật; Trợ giúp pháp lý; Hỗ trợ chi phí đi lại; Hỗ trợ tâm lý; Hỗ trợ học văn hóa; Hỗ trợ học nghề, tư vấn, tạo điều kiện để có việc làm; Trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn.

Tùy từng trường hợp, người dưới 18 tuổi đi cùng nạn nhân là công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam; người đang trong quá trình xác định là nạn nhân là công dân Việt Nam và người dưới 18 tuổi đi cùng đang ở nước ngoài; người đang trong quá trình xác định là nạn nhân là công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam và người dưới 18 tuổi đi cùng ở trong nước; nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân là người nước ngoài bị mua bán tại Việt Nam sẽ được hưởng chế độ hỗ trợ tương ứng.

Luật cũng quy định Bộ Công an chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người và 5 Bộ (Quốc phòng, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Ngoại giao, Tư pháp) là những Bộ có tính đặc thù trong công tác phòng, chống mua bán người.

Đọc thêm

Kiểm tra công tác chuẩn bị Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Bảo đảm trang nghiêm, trọng thị trong lễ khai mạc

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến phát biểu chỉ đạo tại buổi kiểm tra.​
(PLVN) - Sáng qua (27/11), tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội), Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (BQP), Trưởng Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam (QPQTVN) lần thứ 2, kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức triển lãm. Lễ khai mạc triển lãm sẽ có sự tham gia trình diễn của 2.150 cán bộ, chiến sĩ đến từ các đơn vị trong và ngoài Quân đội. Buổi lễ diễn ra trong khoảng 1 giờ, gồm 30 phút dành cho chương trình nghệ thuật, 30 phút cho phần lễ chính.

'Cuộc cách mạng' về tổ chức bộ máy

'Cuộc cách mạng' về tổ chức bộ máy
(PLVN) -  Vấn đề tinh gọn tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả; từ bộ máy của Đảng đến bộ máy Nhà nước; từ Trung ương đến địa phương; là vấn đề đặc biệt hệ trọng, có thể coi đây là một “cuộc cách mạng” về tổ chức bộ máy. Nhưng không thể không làm, nếu không làm sẽ tiếp tục lãng phí nguồn lực, Việt Nam khó bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình.

Cần tái giám sát việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã - Bài 3: Bảo đảm thực thi đầy đủ các mục tiêu đề ra trong sắp xếp đơn vị hành chính

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long. (Ảnh: Nguyễn Thủy)
(PLVN) -  Để có cái nhìn tổng thể, toàn diện hơn về thực trạng của quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cả nước tính đến nay, Báo Pháp luật Việt Nam đã trao đổi với Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long.

Cải cách thủ tục hành chính: Tạo động lực phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, công tác cải cách TTHC luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Hôm qua (26/11), tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ đã có buổi làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với 3 Bộ (Quốc phòng, Ngoại giao, Thông tin và Truyền thông) và 8 địa phương (Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Hải Dương, Tây Ninh) về công tác cải cách thủ tục hành chính.

Chính thức áp thuế 5% đối với phân bón

Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Chiều 26/11, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.

Đại biểu Quốc hội lo ngại tình hình tội phạm công nghệ cao

Đại biểu Dương Khắc Mai. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Ngày 26/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án TANDT, Viện trưởng VKSNDTC; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án… Nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại trước tình hình tội phạm vi phạm, nhất là tội phạm công nghệ cao.

Một số chỉ tiêu công tác chưa đạt theo yêu cầu của Quốc hội

Toàn cảnh phiên làm việc sáng 26/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Sáng 26/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội đã nghe và thảo luận tại hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.