Cần có quy định bắt buộc về trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp

Các đại biểu họp phiên làm việc sáng 27/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
Các đại biểu họp phiên làm việc sáng 27/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Sáng 27/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Nội dung về bảo hiểm thất nghiệp nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội.

Phát biểu tại phiên họp, Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Đoàn Bình Dương) cho biết, dự thảo Luật quy định trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng hoặc trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động được phép sử dụng tiền của mình để nộp vào quỹ bảo hiểm để được hưởng các chế độ…

Đại biểu cho rằng, quy định này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và có thể gây bức xúc cho người lao động, vì doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm mà người lao động phải tự nộp. Trong trường hợp này, Đại biểu đề nghị bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường của người sử dụng lao động nếu không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho người lao động. Đồng thời có quy định về chế tài xử phạt cụ thể đối với các hành vi vi phạm. “Từ đó cho thấy rằng việc đóng bảo hiểm thất nghiệp không chỉ là quyền lợi của người lao động mà còn là nghĩa vụ pháp lý bắt buộc của người sử dụng lao động”, Đại biểu Trân nhấn mạnh.

Theo Đại biểu, trong trường hợp doanh nghiệp không đóng hoặc nợ bảo hiểm thất nghiệp, cơ quan bảo hiểm có thể tạm ứng để người lao động không bị gián đoạn quyền lợi và bổ sung quy định buộc doanh nghiệp hoàn trả toàn bộ số tiền bảo hiểm thất nghiệp đã bị trốn đóng kèm lãi suất tương ứng.

Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Còn từ góc độ doanh nghiệp, Đại biểu đề nghị xem xét áp dụng cơ chế giãn, hoãn hoặc giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp cho các doanh nghiệp gặp khó khăn tài chính, đặc biệt trong các tình huống kinh tế khó khăn, thiên tai, dịch bệnh nhằm xây dựng một hệ thống pháp luật chặt chẽ, hiệu quả hơn trong việc quản lý bảo hiểm thất nghiệp; đảm bảo sự cân bằng giữa quyền lợi của người lao động và khả năng tuân thủ của doanh nghiệp, hướng tới một môi trường lao động công bằng và bền vững.

Đại biểu Trần Thị Thu Hằng (Đoàn Đắk Nông) cũng băn khoăn về tính khả thi của quy định tại khoản 5 Điều 58 khi áp dụng vào thực tiễn chưa cao bởi vì khi cơ quan bảo hiểm xã hội thu được số tiền mà doanh nghiệp chậm đóng hoặc trốn đóng mới trả lại cho người lao động thì khả năng thu hồi quá lâu. Do đó, đề nghị cần xem xét lại quy định này cho phù hợp. Trong trường hợp vẫn giữ quy định này thì phải có thời hạn giữ, thời hạn trả tiền cụ thể, rõ ràng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động.

Liên quan đến mức hưởng trợ cấp thất nghiệp, Đại biểu Điểu Huỳnh Sang (Đoàn Bình Phước) cho biết, hiện nay, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng chỉ bằng 60% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp gần nhất trước khi thất nghiệp, tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng.

Đại biểu Điểu Huỳnh Sang. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Đại biểu Điểu Huỳnh Sang. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Theo Đại biểu, mức trợ cấp này không đủ chi phí cá nhân cho người lao động, chứ chưa kể đến chi phí gia đình, vì hầu hết doanh nghiệp đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức lương tối thiểu vùng (khoảng 4 triệu đồng/tháng), mức trợ cấp chỉ khoảng 2,5 triệu đồng/tháng. Vì vậy, Đại biểu đề nghị cần rà soát, tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 60% lên 75% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, để phù hợp với thực tiễn cuộc sống hiện nay.

Cho rằng Cơ quan chủ trì soạn thảo cần xem xét lại đối với quy định về đóng bảo hiểm thất nghiệp, Đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh (Đoàn Quảng Nam) cho rằng, việc quy định yêu cầu người lao động phải bỏ ra trước một khoản tiền để đóng đủ số tiền người sử dụng lao động chưa đóng mới được hưởng bảo hiểm thất nghiệp là không hợp lý. Đại biểu đề nghị cần trích từ Quỹ bảo hiểm xã hội hoặc Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, để người lao động được hưởng chế độ sớm nhất và bảo hiểm xã hội cần có trách nhiệm thu hồi số tiền chậm đóng, trốn đóng…

Về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, theo Đại biểu Trinh, quy định không cho phép người lao động bị sa thải, buộc thôi việc được hưởng trợ cấp thất nghiệp là chưa hợp lý. Đại biểu đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, xây dựng quy định này theo hướng cho phép đối tượng này được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đầy đủ bằng chứng về việc bị từ chối việc làm do lý do bị sa thải, buộc thôi việc trước đó.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Tiếp thu, giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cảm ơn các đại biểu Quốc hội đã quan tâm, dành nhiều thời gian, công sức, trí tuệ, góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi). Ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra và các cơ quan liên quan sẽ phối hợp tiếp tục bổ sung làm rõ để trình kỳ họp tới.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu rõ, vấn đề việc làm chịu tác động bởi nhiều hệ thống pháp luật. Việc sửa đổi luật cần tiếp tục vừa rà soát, vừa bổ sung nhưng cũng dự lường những vấn đề mới và đưa ra một số vấn đề có tính chất vượt trội để hoàn thiện thể chế, khung khổ pháp lý, với mục tiêu thúc đẩy xây dựng thị trường lao động Việt Nam đồng bộ, linh hoạt, đa dạng, bền vững và hội nhập, trọng tâm là tạo ra việc làm đầy đủ và chất lượng cao, cũng như năng suất lao động cao hơn. Đây là vấn đề trọng tâm trong Luật này cần đặt ra và nhìn nhận một cách nghiêm túc về thị trường lao động Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định, trên cơ sở dự thảo và góp ý của các đại biểu Quốc hội, Cơ quan soạn thảo tiếp tục hoàn thiện theo hướng bổ sung làm rõ hơn, thể chế phải góp phần quản trị, đặc biệt là tạo ra khung khổ pháp lý tạo việc làm đầy đủ, chất lượng và năng suất lao động cao.

Đọc thêm

'Cuộc cách mạng' về tổ chức bộ máy

'Cuộc cách mạng' về tổ chức bộ máy
(PLVN) -  Vấn đề tinh gọn tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả; từ bộ máy của Đảng đến bộ máy Nhà nước; từ Trung ương đến địa phương; là vấn đề đặc biệt hệ trọng, có thể coi đây là một “cuộc cách mạng” về tổ chức bộ máy. Nhưng không thể không làm, nếu không làm sẽ tiếp tục lãng phí nguồn lực, Việt Nam khó bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình.

Cần tái giám sát việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã - Bài 3: Bảo đảm thực thi đầy đủ các mục tiêu đề ra trong sắp xếp đơn vị hành chính

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long. (Ảnh: Nguyễn Thủy)
(PLVN) -  Để có cái nhìn tổng thể, toàn diện hơn về thực trạng của quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cả nước tính đến nay, Báo Pháp luật Việt Nam đã trao đổi với Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long.

Cải cách thủ tục hành chính: Tạo động lực phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, công tác cải cách TTHC luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Hôm qua (26/11), tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ đã có buổi làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với 3 Bộ (Quốc phòng, Ngoại giao, Thông tin và Truyền thông) và 8 địa phương (Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Hải Dương, Tây Ninh) về công tác cải cách thủ tục hành chính.

Chính thức áp thuế 5% đối với phân bón

Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Chiều 26/11, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.

Đại biểu Quốc hội lo ngại tình hình tội phạm công nghệ cao

Đại biểu Dương Khắc Mai. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Ngày 26/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án TANDT, Viện trưởng VKSNDTC; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án… Nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại trước tình hình tội phạm vi phạm, nhất là tội phạm công nghệ cao.

Một số chỉ tiêu công tác chưa đạt theo yêu cầu của Quốc hội

Toàn cảnh phiên làm việc sáng 26/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Sáng 26/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội đã nghe và thảo luận tại hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.

Cần tái giám sát việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã - Bài 2: Giải quyết khó khăn trong sắp xếp đơn vị hành chính

Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành, nhất trí thông qua các Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2025 của 21 tỉnh, TP. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030, nhiều địa phương đã có sự cân nhắc kỹ lưỡng, lựa chọn phương án tối ưu nhất để việc sắp xếp đạt kết quả tích cực, thuận lợi cho hoạt động của đơn vị hành chính mới, tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp Nhân dân. Việc sắp xếp kịp thời nhằm ổn định tổ chức bộ máy và tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp ở cơ sở. Tuy nhiên, qua thực tiễn sắp xếp cho thấy còn nhiều khó khăn trong triển khai.

Tổng Công ty Đông Bắc nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh

Lãnh đạo BQP và các đại biểu tham quan các mô hình, sáng kiến trong thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của TCty Đông Bắc. (Ảnh trong bài: Lam Hạnh).
(PLVN) -   Đột phá đổi mới, ứng dụng công nghệ vào phát triển sản xuất, TCty Đông Bắc nỗ lực xây dựng đơn vị trở thành doanh nghiệp (DN) top đầu Việt Nam trong sản xuất, kinh doanh than, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, gắn với củng cố quốc phòng, xây dựng Quân đội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Tuyên bố chung Việt Nam - Bulgaria

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Bulgaria Rumen Radev chụp ảnh chung, sáng 25/11. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Bulgaria tiến hành chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 - 28/11/2024. Nhân dịp này, hai bên đã ra Tuyên bố chung khẳng định các cam kết của lãnh đạo cấp cao hai nước trong việc đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh và nhu cầu, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, phát triển bền vững tại mỗi khu vực và thế giới.

Báo chí gặp khó vì thiếu quảng cáo

Phiên làm việc chiều 25/11 tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Các đại biểu Quốc hội nhất trí với việc nới diện tích quảng cáo trên báo in sẽ giúp cho các cơ quan báo chí thực hiện tốt hơn cơ chế tự chủ tài chính và tốt hơn trong hoạt động của mình. Tuy nhiên, thực tế hiện nay vấn đề khó khăn nhất với các cơ quan báo chí không phải vì thiếu diện tích quảng cáo mà là thiếu quảng cáo.