Cần tái giám sát việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã - Bài 3: Bảo đảm thực thi đầy đủ các mục tiêu đề ra trong sắp xếp đơn vị hành chính

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long. (Ảnh: Nguyễn Thủy)
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long. (Ảnh: Nguyễn Thủy)
(PLVN) -  Để có cái nhìn tổng thể, toàn diện hơn về thực trạng của quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cả nước tính đến nay, Báo Pháp luật Việt Nam đã trao đổi với Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long.

Đã quyết liệt triển khai, tiến hành sắp xếp số lượng lớn các đơn vị hành chính

Xin Thứ trưởng cho biết tình hình sắp xếp đơn vị hành chính đến thời điểm hiện nay?

- Thực hiện Kết luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về tiếp tục sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030, trong thời gian qua, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương; sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các địa phương đã chủ động, tích cực quán triệt và triển khai xây dựng Kế hoạch, Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã; chủ động làm tốt công tác tuyên truyền tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp Nhân dân và hệ thống chính trị ở địa phương. Đến nay, các địa phương có thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 đã hoàn thành hồ sơ Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên địa bàn.

Với vai trò là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025, Bộ Nội vụ đã khẩn trương tiến hành các quy trình thủ tục, thẩm định và trình Chính phủ, trình UBTVQH xem xét việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã của các địa phương. Đến thời điểm hiện nay, Bộ Nội vụ đã cơ bản hoàn thành thành việc trình Chính phủ, trình UBTVQH các hồ sơ Đề án sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã của các địa phương.

Kết quả cụ thể: Một là, UBTVQH đã thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã của 38 tỉnh, TP. Theo đó, thực hiện sắp xếp và thành lập đối với 30 ĐVHC cấp huyện và 781 ĐVHC cấp xã, sau sắp xếp giảm 7 ĐVHC cấp huyện và 383 ĐVHC cấp xã.

Hai là, đối với 13 địa phương còn lại, trong đó có 12 địa phương vừa được UBTVQH xem xét, thông qua ngày 14/11/2024 và hồ sơ Đề án của tỉnh Ninh Bình đã được Chính phủ trình UBTVQH để trong thời gian sớm nhất UBTVQH sẽ tiếp tục xem xét thông qua.

Tính toàn bộ 51 tỉnh, TP thực hiện sắp xếp thì trong giai đoạn 2023 - 2025, cả nước thực hiện sắp xếp đối với 38 ĐVHC cấp huyện và 1.176 ĐVHC cấp xã; sau sắp xếp giảm 9 ĐVHC cấp huyện và 562 ĐVHC cấp xã.

Việc thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 đã được triển khai tích cực, bảo đảm tiến độ để các địa phương có thời gian triển khai các Nghị quyết của UBTVQH về sắp xếp ĐVHC và chuẩn bị tốt công tác tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 và bầu cử đại biểu QH, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031. Quá trình triển khai, các địa phương đã rà soát, nghiên cứu, cân nhắc kỹ lưỡng, lựa chọn phương án tối ưu nhất để thực hiện ngay sắp xếp ĐVHC thuộc diện sắp xếp trong giai đoạn 2023 - 2025. Một số địa phương đã quyết liệt trong triển khai thực hiện, tiến hành sắp xếp số lượng lớn các ĐVHC thuộc diện sắp xếp và sắp xếp thêm đối với các ĐVHC thuộc diện khuyến khích.

Tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp Nhân dân

Đoàn công tác liên ngành của Bộ Nội vụ làm việc với TP Hải Phòng về các Đề án thực hiện sắp xếp, thành lập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố giai đoạn 2023 - 2025. (Ảnh: tcnn.vn)

Đoàn công tác liên ngành của Bộ Nội vụ làm việc với TP Hải Phòng về các Đề án thực hiện sắp xếp, thành lập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố giai đoạn 2023 - 2025. (Ảnh: tcnn.vn)

Những khó khăn, vướng mắc từ thực tế sắp xếp ĐVHC là gì, thưa Thứ trưởng?

- Sắp xếp ĐVHC là một nhiệm vụ chính trị lớn, hệ trọng và tác động sâu rộng đến hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) và Nhân dân tại các địa bàn thực hiện sắp xếp. Do vậy, trong quá trình triển khai thực hiện, các địa phương phản ánh một số khó khăn, vướng mắc như sau:

Một là, thực tế việc sắp xếp ĐVHC giai đoạn 2019 - 2021 vẫn còn tồn đọng một số nội dung chưa giải quyết dứt điểm như: số lượng CBCC dôi dư lớn gây khó khăn cho các địa phương trong việc bố trí, sắp xếp và giải quyết chế độ, chính sách; việc xử lý trụ sở dôi dư còn kéo dài do phải tiến hành quy trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thủ tục định giá tài sản, thanh lý, đấu giá tài sản, chất lượng đô thị ở một số ĐVHC đô thị hình thành sau sắp xếp với ĐVHC nông thôn chưa được bảo đảm… Do vậy cũng phần nào gây khó khăn cho các địa phương khi tiếp tục triển khai sắp xếp ĐVHC giai đoạn 2023 - 2025, đặc biệt là đối với các địa phương có số lượng lớn ĐVHC thuộc diện sắp xếp và phải giải quyết số lượng CBCCVC, người lao động dôi dư, trụ sở công dôi dư lớn trong giai đoạn 2023 - 2025.

Hai là, trong quá trình triển khai thực hiện còn một số địa phương chậm tiến độ so với yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của việc thực hiện sắp xếp, do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan như: Một số địa phương còn chưa quyết liệt trong chỉ đạo, chưa nỗ lực, quyết tâm trong triển khai chủ trương sắp xếp ĐVHC tại địa phương; Trong quá trình triển khai thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã các địa phương đồng thời thực hiện mở rộng không gian đô thị, thành lập ĐVHC đô thị để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nên phải thực hiện việc rà soát điều chỉnh quy hoạch và phân loại đô thị, đánh giá chất lượng đô thị, dẫn đến quá trình thực hiện kéo dài.

Ba là, một số địa phương đã xây dựng phương án thực hiện sắp xếp, nhưng trong quá trình triển khai thực hiện còn gặp phải một số khó khăn nên phải đề nghị chưa thực hiện sắp xếp hoặc phải để lại một số ĐVHC chưa thể sắp xếp như: tỉnh Lai Châu đã xây dựng phương án tổng thể sắp xếp với 3 ĐVHC cấp huyện và 2 ĐVHC cấp xã nhưng sau đó tỉnh đề nghị chưa thực hiện sắp xếp trong giai đoạn này; tỉnh Phú Thọ đã xây dựng phương án tổng thể thực hiện sắp xếp với 80 ĐVHC cấp xã nhưng đến khi triển khai thực hiện, tỉnh chỉ xây dựng hồ sơ Đề án sắp xếp với 30/77 ĐVHC cấp xã, đề nghị không thực hiện sắp xếp với 7 đơn vị do có yếu tố đặc thù và chưa thực hiện sắp xếp đối với 40 ĐVHC đơn vị; tỉnh Quảng Bình để lại 6 ĐVHC cấp xã chưa sắp xếp do chưa nhận được sự đồng thuận của cử tri trên địa bàn…

Bốn là, UBTVQH đã ban hành Nghị quyết số 50/2024/UBTVQH15 ngày 22/8/2024 quy định một số nội dung liên quan đến việc bảo đảm yêu cầu phân loại đô thị và tiêu chuẩn của ĐVHC để thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025. Nghị quyết này đã tháo gỡ một số vướng mắc liên quan đến rà soát, đánh giá, phân loại đô thị để bảo đảm tiến độ thực hiện sắp xếp ĐVHC giai đoạn 2023 - 2025. Tuy nhiên, đến nay, một số địa phương vẫn chưa thể hoàn thành các thủ tục liên quan đến quy hoạch đô thị, phân loại đô thị và đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị nên phải đưa ra khỏi phương án sắp xếp đối với một số ĐVHC đô thị như ở các tỉnh Lạng Sơn, Yên Bái, Thái Nguyên…; có địa phương như tỉnh Điện Biên, Bình Phước đã xây dựng phương án sắp xếp nhưng chưa bảo đảm quy định về quy hoạch và phân loại đô thị nên đến nay chưa thể thực hiện phương án sắp xếp trong năm 2024.

Từ góc độ của ngành Nội vụ, theo Thứ trưởng, cần giải pháp gì để bảo đảm thực thi các mục tiêu mà Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH đề ra?

- Để bảo đảm thực thi đầy đủ các mục tiêu Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH của UBTVQH đã đề ra, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện đồng bộ một số giải pháp như sau:

Một là, ngay sau khi UBTVQH thông qua Nghị quyết về sắp xếp ĐVHC, các địa phương cần khẩn trương ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của UBTVQH về sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã của địa phương. Trong đó: Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền về Nghị quyết sắp xếp ĐVHC để tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp Nhân dân; Thực hiện ngay việc kiện toàn sắp xếp bộ máy, thực hiện phương án bố trí CBCCVC, người hoạt động không chuyên trách; Tiến hành giải quyết chế độ, chính sách cho CBCCVC, người hoạt động không chuyên trách dôi dư, sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công dôi dư; Nhanh chóng giải quyết chuyển đổi giấy tờ, cho cơ quan, tổ chức và công dân trên địa bàn… để sớm ổn định tổ chức và hoạt động tại ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp.

Hai là, để tiếp tục thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã đối với các ĐVHC cấp huyện, cấp xã chưa thực hiện sắp xếp do chưa hoàn thành các thủ tục liên quan đến quy hoạch đô thị, chưa tổ chức lập đề án phân loại đô thị, rà soát tiêu chí phân loại đô thị và đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo (tại Văn bản số 829/TTg-NC ngày 17/10/2024) về việc tiếp tục thực hiện sắp xếp theo quy định tại Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15. Theo đó, các địa phương cần khẩn trương triển khai thực hiện các quy trình thủ tục bảo đảm hoàn thiện hồ sơ Đề án gửi cơ quan thẩm định trước ngày 31/12/2024.

Ba là, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết bố trí, sắp xếp CBCCVC, người hoạt động không chuyên trách dôi dư và giải quyết trụ sở công dôi dư sau sắp xếp ĐVHC của các địa phương, bảo đảm đúng theo lộ trình tại Đề án và bảo đảm đúng quy định tại Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15.

Bốn là, tổ chức sơ kết việc thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025; nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch đô thị; hoàn thành việc xây dựng các quy định, hướng dẫn để tổ chức thực hiện việc xây dựng Quy hoạch tổng thể ĐVHC các cấp giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 làm căn cứ triển khai thực hiện sắp xếp ĐVHC trong giai đoạn tiếp theo.

Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

(Còn tiếp)

Tin cùng chuyên mục

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Đọc thêm

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.

Công nghệ số là vấn đề sống còn của báo chí

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Nguyễn Đức Lợi. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) - Thực tiễn cho thấy công nghệ số ảnh hưởng đầu tiên, mạnh mẽ và sâu rộng tới lĩnh vực báo chí, truyền thông. Việc sử dụng công nghệ số để làm báo đã trở thành vấn đề sống còn của báo chí.

Nhà máy Z114 nâng cao tiềm lực sản xuất vũ khí

Lãnh đạo Tổng cục CNQP và Đoàn công tác kiểm tra, xem xét một số sản phẩm quốc phòng trưng bày do Z114 sản xuất. (Ảnh trong bài: Lam Hạnh).
(PLVN) -  Quán triệt Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng (CNQP) đến 2030 và những năm tiếp theo, Nhà máy Z114 (tên giao dịch là Cty TNHH Một thành viên Cơ khí - Hóa chất 14, thuộc Tổng cục CNQP) phấn đấu trở thành đơn vị nòng cốt của cụm CNQP miền Nam.

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ xát thực tế

PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà phát biểu tham luận tại Hội thảo Thương mại quốc tế trong bối cảnh mới: Cơ hội và thách thức cho nông sản Việt. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) -  Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc xây dựng đội ngũ luật sư công hỗ trợ Chính phủ giải quyết các tranh chấp phát sinh từ việc tham gia một số quan hệ quốc tế là rất quan trọng. Trước những yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế, việc đào tạo đội ngũ luật sư công không chỉ dừng lại ở trau dồi kiến thức chuyên sâu mà còn cần rèn luyện thêm nhiều kỹ năng nhờ tăng cường cọ xát thực tế.

Bảo đảm “đúng vai, đúng thẩm quyền” trong xây dựng pháp luật

Hình ảnh Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. (Ảnh trong bài: Quochoi.vn).
(PLVN) -  Trong những năm qua, công tác xây dựng pháp luật đã có bước tiến rất dài, hệ thống pháp luật của chúng ta đã cơ bản đồng bộ, hoàn thiện và đóng góp rất tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn mới, tư duy xây dựng pháp luật cần phải có sự đổi mới có tính bứt phá để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Chủ tịch nước Lương Cường: Phụ nữ Việt Nam tiếp tục làm rạng danh đất Việt

Chủ tịch nước Lương Cường: Phụ nữ Việt Nam tiếp tục làm rạng danh đất Việt
Chiều 6/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã có cuộc gặp mặt thân mật với đoàn đại biểu phụ nữ cao tuổi tiêu biểu đại diện cho trên 9 triệu phụ nữ cao tuổi toàn quốc trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc do Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam và Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phối hợp tổ chức lựa chọn, tôn vinh.