Phải đảm bảo đời sống của người dân hậu dự án thủy điện

Người dân tại khu tái định cư Thủy điện Sơn La lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống mới
Người dân tại khu tái định cư Thủy điện Sơn La lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống mới
(PLO) - Đây là ý kiến của ông Thào Xuân Sùng, Phó trưởng ban Dân vận Trung ương khi đề cập đến thực trạng tỉ lệ hộ nghèo ở các vùng tái định cư các dự án thủy điện đang tăng cao, thậm chí có nơi người dân đòi về nơi ở cũ vì nơi ở mới không đủ điều kiện đảm bảo đời sống cho gia đình họ...
Đảm bảo đời sống người dân vùng thủy điện “hơn hoặc bằng nơi ở cũ” là mục tiêu được Đảng, Nhà nước xác định khi xây dựng các công trình thủy điện. Vì vậy, một hệ thống chính sách đã được ban hành, khâu tổ chức thực hiện nhìn chung khá nghiêm túc.
Tuy nhiên, qua khảo sát của Ban Dân vận Trung ương (TƯ), ông Thào Xuân Sùng - Phó trưởng ban Dân vận TƯ cho biết vẫn có những nơi người dân “đòi” về nơi ở cũ vì nơi ở mới không đủ điều kiện đảm bảo đời sống cho gia đình họ, thậm chí có nơi chính quyền “đem con bỏ chợ” sau khi dân nhường đất để thực hiện các dự án thủy điện.
Chính quyền nhiều nơi “hứa rồi để đấy”
Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến công tác hỗ trợ, đền bù giải phóng mặt bằng các dự án tái định cư thủy điện, nhất là đầu tư cho đồng bào tái định cư có cuộc sống ở nơi tái định cư tốt hơn nơi ở cũ, cả về nơi ở lẫn nơi sản xuất. Song thực tế vẫn có tình trạng “chỉ hứa rồi để đấy”, phải không thưa ông?
- Đáng tiếc phải thừa nhận là có tình trạng như vậy. Cá nhân tôi cũng thấy cuộc sống của bà con vùng hậu thủy điện rất khó khăn. Ban Dân vận TƯ đã khảo sát và nhận thấy một số nơi cấp ủy, UBND các cấp, Ban quản lý dự án… thực hiện trách nhiệm chưa đầy đủ, tham mưu, tổ chức tái định cư có nơi, có lúc làm chưa tốt, nếu không nói là chưa vì dân. Vì thế, hiện nay có một số vùng, khu tái định cư, đồng bào thiếu những điều kiện cần thiết để sinh sống như đất xấu và ít hơn nơi ở cũ; thiếu nước sinh hoạt, thiếu nước tưới ẩm, thiếu sự giúp đỡ, hướng dẫn của cán bộ có kiến thức về sản xuất, kinh tế để làm ăn, sinh sống.
Thậm chí người dân vùng hậu thủy điện còn chịu nghịch lý là “thiếu cả điện”. Thực sự đau lòng khi những người dân đã vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc phải di dời khỏi nơi ở, bắt đầu một cuộc sống mới ở nơi mới nhưng lại không có điện để sử dụng. 
Trong quá trình khảo sát, để tìm rõ lý do vì sao cuộc sống của người dân tái định cư không những không hơn nơi ở cũ mà thậm chí thiếu thốn mọi bề, chúng tôi đã tìm Ban quản lý dự án thì không thấy. Hỏi lãnh đạo một số UBND thì đều nhận được câu trả lời: dự án của nhiệm kỳ trước, họ không nắm được. Nói một số dự án di dân tái định cư thủy điện “đem con bỏ chợ” thì hơi quá, nhưng thực tế có một bộ phận đồng bào muốn trở về nơi cũ vì lời hứa của chính quyền không được thực hiện.
Từ câu chuyện đời sống của người dân vùng hậu thủy điện cho thấy, khi người dân đặt niềm tin vào các cơ quan công quyền thì các cơ quan công quyền phải có trách nhiệm đáp lại niềm tin đó, không thể chỉ hứa suông. Ông có đồng tình như vậy?
- Tôi hoàn toàn đồng tình vì đồng bào dân tộc thiểu số đã hy sinh lợi ích của riêng họ cho những mục đích lớn lao của đất nước, phải trân trọng những đóng góp của họ. Tôi nhắc lại, chăm lo, đảm bảo đời sống cho người dân thuộc diện tái định cư thủy điện luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm. Các biện pháp, chủ trương đều đã được ban hành, không có lý do gì không thực hiện nghiêm túc.
Mà xét đến cùng thì đó là trách nhiệm của cán bộ đối với dân, mình đã hứa thì phải thực hiện, nếu không thực hiện thì đừng hứa. 
Ông Thào Xuân Sùng, Phó trưởng ban Dân vận Trung ương
 Ông Thào Xuân Sùng, Phó trưởng ban Dân vận Trung ương
Giải pháp tối ưu là 
kiểm tra, giám sát
Ngay tại diễn đàn Quốc hội, nhiều Đại biểu Quốc hội đã nhiều lần thể hiện những bức xúc, lo lắng về đời sống của người dân vùng hậu thủy điện. Theo ông, những việc nào cần phải làm ngay để không còn những câu chuyện như vậy?
- Khi ban hành các chủ trương, giải pháp cho người dân vùng hậu thủy điện, TƯ đều lấy ý kiến và được các địa phương đồng ý. Như vậy không có lý do gì mà địa phương không thực hiện tốt các chủ trương, giải pháp đó. Ngay các dự án khi được phê duyệt đều qui định rõ, Ban Quản lý dự án giúp Chủ tịch tỉnh đôn đốc thực hiện, còn chủ đầu tư, công ty thi công - bên B đã ký kết rồi thì phải thực hiện.
Như vậy, phải xem xét Ban Quản lý dự án, chủ đầu tư thực hiện có đúng trách nhiệm không? Nói chung, chúng ta phải làm rõ trách nhiệm, đôn đốc, giám sát hai cơ quan này. Cùng với đó, phải nắm rõ, đồng bào dân tộc thiểu số chỉ sản xuất nông nghiệp thuần túy, trình độ thấp nên diện tích đất đai phải bảo đảm quy mô nhất định; đồng thời phải dạy nghề cho bộ phận cư dân tái định cư, tạo công ăn việc làm… Khi chúng ta làm tốt những vấn đề đó, tôi tin người dân sẽ được thụ hưởng những chính sách mà TƯ đã ban hành.
Để chặn tình trạng“đem con bỏ chợ” đối với vùng hậu thủy điện, có ý kiến cho rằng cần phải siết chặt khâu giám sát hậu tái định cư. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
- Nếu chưa đến mức phải thanh tra thì rõ ràng rất cần sự kiểm tra, giám sát của các cấp, nhất là cấp TƯ để đôn đốc cấp dưới, vì tất cả mọi việc đều liên quan đến người dân của địa phương. Đơn cử như Dự án di dân, tái định cư Thủy điện Sơn La, khi các Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân tổ chức giám sát, kiến nghị, cấp ủy các cấp sẽ ra văn bản chỉ đạo chấn chỉnh khắc phục ngay và UBND các cấp sẽ thông qua Ban Quản lý dự án, sở, ngành tiến hành khắc phục. Đây là giải pháp tốt nhất.
Giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể cũng rất quan trọng.  Tôi cho rằng Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần tổ chức, chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc các cấp tổ chức giám sát hậu di dân tái định cư các công trình thủy điện. Bằng phương thức của Mặt trận “ba bám, bốn cùng” với bà con, Mặt trận sẽ nắm được chính xác vấn đề đã đạt được, chưa đạt được, nguyên nhân chủ quan, khách quan, từ đó kiến nghị các cấp có thẩm quyền thực hiện đúng các chủ trương, giải pháp. Có như vậy, bộ phận nhân dân yếu thế này sẽ được chăm lo lợi ích mà người ta xứng đáng được nhận. 
Trân trọng cảm ơn ông!

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang
Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 11/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam
(PLVN) - Sáng 10/1, trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.