“Ông Tây” bỏ trời Âu đến rừng Quảng Trị sống cùng người Vân Kiều

Một gia đình người Bru – Vân Kiều.
Một gia đình người Bru – Vân Kiều.
(PLO) - Tháng 10/2018, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam khai mạc trưng bày “Thần linh, tổ tiên và thầy cúng: Người Bru - Vân Kiều ở dãy Trường Sơn”.  Khoảng 70 bức ảnh về cuộc sống và tín ngưỡng của người Bru - Vân Kiều được giới thiệu trong đợt trưng bày này. Và câu chuyện về người tạo nên cuộc trưng bày này là câu chuyện thú vị không kém.

Một điểm nhấn rất thú vị trong trưng bày đó là sự xuất hiện của Giáo sư Vargyas Gábor, nhà nhân học văn hóa xã hội người Hungary, tác giả của 70 bức ảnh và của cuốn sách “Bất chấp định mệnh: Văn hóa và phong tục người Bru - Vân Kiều”. Đây là công trình khảo cứu thứ nhất của ông về người Bru-Vân Kiều được xuất bản bằng tiếng Việt. 

Một câu hỏi đặt ra là hành tinh năm châu bốn biển, tại sao Giáo sư Vargyas Gábor lại chọn cộng đồng người Bru - Vân Kiều? Nét văn hóa dân tộc độc đáo nào của cộng đồng Bru - Vân Kiều đã thu hút vị giáo sư đến từ phương trời xa xôi đến vậy?

Phong tục cưới nhiều lần bậc nhất 

Có lẽ, trước tiên, những câu chuyện về người Bru - Vân Kiều sẽ là thông tin hay nhất để trả lời câu hỏi này. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Bru - Vân Kiều ở Việt Nam có dân số 74.506 người. Người Bru - Vân Kiều vốn là cư dân nông nghiệp có trình độ tương đối phát triển, xưa tập trung tại vùng trung Lào.

Sau họ di cư đi các nơi. Một số đi theo hướng tây bắc sang Thái Lan, một số đi theo hướng đông tụ cư tại vùng miền núi phía tây Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Họ dựng làng xung quanh hòn núi Vân Kiều (núi Viên Kiều) nên được gọi là Bru - Vân Kiều. Ngôn ngữ thuộc nhánh Tây Katuic, nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme. 

Văn hóa của người Bru-Vân Kiều đặc sắc, thể hiện ở phong tục hôn nhân, nghệ thuật âm nhạc truyền thống, ở kiến trúc và trang phục.

Một trong những nét văn hóa khá đặc trưng của người Bru - Vân Kiều ở Hướng Hóa - Quảng Trị là “Tục lệ trao kiếm của chú rể cho cô dâu trong ngày cưới”. Khi phía chú rể sang nhà gái đón dâu, ngoài một số lễ vật mang theo yêu cầu từ trước thì thanh kiếm, chiếc nồi đồng và đồng bạc trắng là ba thứ không thể thiếu. Khi thủ tục trao kiếm hoàn tất, cô dâu mới được rời khỏi nhà mình về nhà chồng. 

Theo quan điểm của người Bru - Vân Kiều, thanh kiếm biểu hiện cho sự gắn bó khăng khít giữa vợ và chồng. Chuôi kiếm và lưỡi kiếm là hai bộ phận không thể tách rời nhau, cũng như đôi vợ chồng khi đã cưới nhau thì không thể thiếu 1 trong 2 người. Ngoài ra, thanh kiếm còn tượng trưng cho sức mạnh của chàng trai, là nơi cha mẹ cô dâu có thể yên tâm trao gửi con gái mình cho chàng rể... 

Trước đây, dù người Bru - Vân Kiều không có nghề kim loại, nhưng nếu sinh được bao nhiêu con trai họ cũng phải chuẩn bị từng ấy thanh kiếm để đi hỏi vợ cho con. Khi thanh kiếm đã trao cho nhà gái, nó trở thành thứ tài sản quý giá của gia đình cô. Những gia đình khó khăn chỉ cần 1 thanh kiếm làm bằng sắt đơn giản là được.

“Ông Tây” bỏ trời Âu đến rừng Quảng Trị sống cùng người Vân Kiều ảnh 1
Lễ cúng của người Bru – Vân Kiều

Quý nhất là thanh kiếm có bao kiếm được bọc bằng bạc trắng; đầu, thân và đuôi kiếm được chạm khắc hoa văn cầu kỳ và tinh xảo. Cùng với thanh kiếm là chiếc nồi đồng và bạc trắng thể hiện sự giàu có, no đủ của gia đình. Nồi đồng càng to càng thể hiện sự giàu có và sự tôn trọng của nhà trai đối với nhà gái.

Ngày nay, tục trao kiếm vẫn diễn ra nhưng không có điều kiện như trước là mỗi chú rể có một thanh kiếm trao cho nhà gái. Người ta có thể mượn kiếm nhau hoặc có dòng họ làm một thanh kiếm để cho các chàng trai trong dòng họ cùng dùng. Mặt khác, thay vì nhà gái cất giữ kiếm như tài sản quý thì họ có thể trả lại nhà trai khi lễ cưới kết thúc hoặc được trang trọng để trên bàn thờ của dòng họ.

Trong lễ cưới của người Bru - Vân Kiều, khi về nhà chồng, cô dâu còn phải trải qua tục rửa chân, tục lệ ăn cơm chung và tục lệ đạp bếp. Tuy nhiên, tục trao kiếm vẫn là thiêng liêng nhất. 

Cũng liên quan đến lễ cưới, người Bru - Vân Kiều ở Quảng Bình còn có tục ba lần cưới. Người Bru - Vân Kiều bao lâu nay vẫn nổi tiếng là dân tộc cưới nhiều lần bậc nhất bởi đối với họ, trong đời sống hôn nhân, nếu chưa cưới được ba lần thì dù có chết đi, giữa người chồng và người vợ vẫn chưa thể được coi là vợ chồng. 

Cụ thể, đến tuổi đôi mươi, các chàng trai người dân tộc Bru - Vân Kiều bắt đầu rủ nhau đi “bắt” dâu. Đây là nghi lễ khởi đầu hành trình ba lần cưới trong đời của họ. Phong tục cưới lần hai và ba cũng gần giống lần đầu nhưng lễ vật giá trị hơn, bao gồm cả bò và lợn.

Thời gian tổ chức lễ cưới lần hai, lần ba không cố định. Khi nhà trai có của ăn, của để, đủ tiền sắm lễ vật thì cưới. Vậy nên chuyện nhiều trai Bru – Vân Kiều phải chờ đến mấy chục năm sau mới cưới xong vợ là chuyện bình thường.

“Ông Tây” bỏ trời Âu đến rừng Quảng Trị sống cùng người Vân Kiều ảnh 2
Người Bru - Vân Kiều trong lễ hội trỉa lúa lấp lỗ

Có những trường hợp vợ chồng người Bru–Vân Kiều gần 50 tuổi mới cưới đủ ba lần. Rồi có những trường hợp chưa kịp cưới nhau xong thì người chồng hoặc người vợ đã nhắm mắt xuôi tay. Trường hợp này con cái phải có trách nhiệm làm lễ cưới cho bố hoặc mẹ với người đã khuất để được cưới đủ số lần theo tục lệ đã định.

Một năm rưỡi “bỏ phố về rừng”

Quay lại với câu chuyện của Giáo sư Vargyas Gábor. Ông là thành viên Hội đồng khoa học Viện Dân tộc học, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học nhân văn, Viện Hàn lâm Khoa học Hungary. Ông đồng thời là Chủ nhiệm Chương trình đào tạo Tiến sĩ Nhân học tại Khoa Dân tộc học và Nhân học văn hóa châu Âu, ngành Khoa học nhân văn, Đại học Pécs, Hungary. Lĩnh vực nghiên cứu của ông là văn hóa các tộc người ở Đông Nam Á và châu Đại Dương. 

Giáo sư Vargyas Gábor đã thực hiện nhiều chuyến điền dã dân tộc học ở nhiều quốc gia như Papua New Guinea, Trung Quốc, Thái Lan, Lào… Ở Việt Nam, Giáo sư đã sống cùng với cộng đồng người Bru - Vân Kiều tại Quảng Trị (1985 - 1989) để từ đó viết nên cuốn sách “Bất chấp định mệnh: Văn hóa và phong tục người Bru - Vân Kiều”.

Chia sẻ tại buổi khai mạc trưng bày “Thần linh, tổ tiên và thầy cúng: Người Bru - Vân Kiều ở dãy Trường Sơn” tại Bảo tàng Dân tộc học, Giáo sư Vargyas Gábor kể lại mình đặt chân đến Việt Nam lần đầu tiên trong đời vào năm 1985. Ông đã dành hơn một năm rưỡi trong khoảng thời gian từ năm 1985 đến 1989 để ở Tây Nguyên, tại một ngôi làng của người Bru - Vân Kiều quanh khu vực Hướng Hóa, Khe Sanh ở Quảng Trị.

Giáo sư người Hungary nhớ lại: “Lúc đó rất lãng mạn. Tôi chuyển đến nhà của một gia đình người Bru - Vân Kiều, những người đã giúp tôi trở thành thành viên của gia đình họ. Tôi đã sống, ngủ, ăn và làm việc với họ, chia sẻ cùng họ niềm vui và nỗi buồn. Tôi học ngôn ngữ của họ và dành tất cả thời gian và năng lượng để tìm hiểu về văn hóa Bru - Vân Kiều với góc nhìn của người trong cuộc”. 

“Ông Tây” bỏ trời Âu đến rừng Quảng Trị sống cùng người Vân Kiều ảnh 3
Giáo sư  Vargyas Gábor ký tặng sách trong trưng bày  “Thần linh, tổ tiên và thầy cúng: Người Bru Vân Kiều ở dãy Trường Sơn” tại Bảo tàng Dân tộc học

“Để đến được ngôi làng, tôi phải đi bộ cả ngày trên đường rừng và vượt qua sông trên những chiếc cầu treo. Ở đó không có điện, cửa hàng, đài hay tivi, điện thoại, bưu điện hoặc trạm y tế và nếu có tiền cũng hầu như không sử dụng được. Trong chuyến thực địa này, tôi đã làm việc 14 - 16 giờ và đi bộ trung bình 5 - 10 km mỗi ngày, sụt hơn 20kg. Tôi không rời khỏi làng trong vòng 10 tháng, tôi cũng chỉ nhận được hai lá thư từ gia đình mình…”. 

Cuốn sách “Bất chấp định mệnh: Văn hóa và phong tục người Bru - Vân Kiều” của Giáo sư Vargyas Gábor là công trình khảo cứu thứ nhất được xuất bản bằng tiếng Việt về người Bru - Vân Kiều. Các bài viết trong sách đề cập đến các khía cạnh khác nhau như lịch sử dân tộc, liên kết dân tộc, nghi lễ, tang lễ, các khía cạnh của văn hóa dân gian...

Cuốn sách đầu tiên ông viết về tộc người này có tựa đề “A la recherche des Brou perdus, population montagnarde du Centre Indochinois”, do Nhà xuất bản Olizane Genf, Paris phát hành năm 2010.

Trưng bày “Thần linh, tổ tiên và thầy cúng: Người Bru - Vân Kiều ở dãy Trường Sơn” tại Bảo tàng Dân tộc học mở cửa đến ngày cuối cùng của tháng 1/2019 như một lời tri ân với những người Bru – Vân Kiều của vị Giáo sư người Hungary. 

“Và giờ tôi đang ở đây, 30 năm sau, kể lại những gì tôi đã làm trong những năm đó và sau đó. Hiếm khi có một dịp đặc biệt như vậy trong cuộc đời của một nhà khoa học xã hội hay nhà nghiên cứu: Trưng bày về những bức ảnh thực địa, được thực hiện ở Bảo tàng Dân tộc học, có lẽ là uy tín bậc nhất ở Đông Nam Á.

Đồng thời có một tập hợp các bài viết khoa học của tôi về văn hóa và tín ngưỡng của người Bru - Vân Kiều bằng tiếng Việt được xuất bản thông qua đơn vị xuất bản nổi tiếng của Việt Nam. Nhiệm vụ của tôi không phải là đánh giá tất cả những điều này có ý nghĩa gì đối với dân tộc học hay khoa học xã hội Việt Nam.

Nhưng điều đó có ý nghĩa đối với tôi, tôi đã nhận thức được: Đó là sự trân trọng đối với sự nghiệp khoa học của tôi ở Việt Nam”, Giáo sư Vargyas Gábor bày tỏ. 

Chương trình trưng bày  “Thần linh, tổ tiên và thầy cúng: Người Bru - Vân Kiều ở dãy Trường Sơn” do Đại sứ quán Hungary tại Hà Nội phối hợp với Bảo tàng thực hiện, mở cửa đến cuối tháng 1/2019.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.