"Nữ chiến binh" 81 tuổi chống mafia bằng… ảnh

"Nữ chiến binh" 81 tuổi chống mafia bằng… ảnh
 Năm nay 81 tuổi, nữ nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Italia đã có những trải nghiệm sâu sắc trong cuộc chiến chống lại mafia. “Công việc của tôi là tố cáo cái ác và tôn vinh cái đẹp. Tôi cũng muốn cười, muốn yêu, muốn tận hưởng cuộc sống chứ, nhưng chúng tôi buộc phải đối mặt với những tình huống khủng khiếp”, “nữ chiến binh” này tâm sự.

Nỗi ám ảnh chết chóc

Với gia tài đồ sộ là hơn 600.000 bức ảnh, bà Letizia Battaglia, người Sicily, Italia không đơn thuần là mô tả một cách hoàn hảo những gì mình đã chứng kiến mà còn nhớ như in những gì đã diễn ra bên ngoài những khung hình đó. Bà vẫn nhớ mùi máu cũng như những tiếng la hét tuyệt vọng tại hiện trường. “Những giây phút đó tôi không hề cảm thấy sợ hãi. Tôi  cảm thấy tức giận, bởi vì nó không hẳn chỉ là chuyện một người giết hại người khác. Tại Palermo, không khí như có chiến tranh và kẻ thù không đến từ một nơi nào khác mà là tình trạng huynh đệ tương tàn”.

Bước sang tuổi 81 nhưng nữ nhiếp ảnh gia này vẫn cầm máy. Những năm tháng chạy theo các vụ giết chóc luôn ám ảnh người phụ nữ ấy. “Tôi nhớ mỗi khi có cuộc điện thoại gọi đến báo, chúng tôi vội lao ra khỏi nhà bằng chiếc Vespa... Chúng tôi không biết tại sao phải chạy nhanh như thế, chỉ biết rằng có chuyện đã xảy ra. Giờ nghĩ về nó tôi vẫn cảm thấy lợm giọng vì bao lần tôi đã gặp người chết. Cái chết do bạo lực thật là khủng khiếp. Cảnh tượng và mùi vị ấy thật không gì diễn tả được”.

Trong cuốn sách ảnh đen - trắng “Anthology” mà nữ nhiếp ảnh gia Letizia Battaglia phát hành tại Mỹ vào tháng 9-2016, bà đã chọn ra 168 bức ảnh từ kho lưu trữ khổng lồ của mình. Trong số đó, ấn tượng nhất có lẽ là hình ảnh của những thẩm phán và cảnh sát bị mafia giết hại ngay trong xe ô tô, những vệt máu tươi còn loang loáng trên mặt đất. “Chúng tôi biết tất cả những người này. Đó là thẩm phán Giovanni Falcone và Paolo Borsellino, những người đã thiệt mạng trong khi chống mafia vào năm 1992. Các thẩm phán tốt nhất, các cảnh sát tốt nhất, những người tốt nhất đã bị giết. Tôi không thể chấp nhận được việc đó”.

Liên tục bị đe dọa và cảnh báo

Thập niên 1950 - 1960, Battaglia là một nhà hoạt động xã hội, dẫn đầu cuộc biểu tình và làm mọi việc có thể để chống lại mafia, tham nhũng và bất công. Đến năm 1965, vùng Palermo đã bị các tổ chức tội phạm Cosa Nostra kiểm soát. Với ước mơ trở thành nhà văn, bà đã viết tác phẩm đầu tiên nhưng khi biên tập viên yêu cầu nộp ảnh đi kèm, bà đã mua một máy ảnh và dấn thân vào sự nghiệp chống mafia bằng nhiếp ảnh. 

Năm 30 tuổi, Battaglia ly hôn khi đã có 3 cô con gái. Sau giai đoạn đó, bà là nhiếp ảnh gia nữ duy nhất làm công việc này. Bà đã nhận vô số lời đe dọa và cảnh báo không chỉ từ bọn tội phạm mà còn từ các chính trị gia và doanh nhân đồng lõa với việc tham nhũng.

Năm 1993, khi Thủ tướng Italia Giulio Andreotti bị truy tố vì thông đồng với mafia, cảnh sát đã tìm thấy trong kho lưu trữ ảnh của nữ nhiếp ảnh gia Battaglia 2 tấm ảnh cho thấy Thủ tướng có quan hệ với giới xã hội đen. Dù bị chỉ trích nhưng sau này ông đã được tha bổng.

Tuy vậy, bà Battaglia cũng nhận được khá nhiều giải thưởng cho công việc đặc biệt của mình. Bà là người phụ nữ đầu tiên nhận được giải Nhiếp ảnh Nhân văn W. Eugene Smith Grant cùng nhiều giải thưởng cho sự nghiệp của mình tại Hoa Kỳ và châu Âu.

Bà cho rằng trong những năm qua, mafia đã thay đổi để thích nghi với tình hình mới. “Tội phạm không còn giống như thời các ông trùm trong bộ phim Bố già trước kia. Hiện chúng buôn lậu ma túy, cocaine, vũ khí. Mafia không còn giết cảnh sát và thẩm phán như trước kia. Các vụ việc không còn là đổ máu nữa mà là tham nhũng và nhiều hình thức tinh vi hơn”.

Tuổi đã cao nhưng Battaglia vẫn chưa có ý định dừng “cuộc chơi”. Bà hy vọng sẽ mở được một trường đào tạo nhiếp ảnh ở Palermo và tính đến chuyện viết sách, như ước mơ thời trẻ.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.