Nỗi niềm vụ sứa ở Đồ Sơn

Trước đây, ngư dân Đồ Sơn không mặn mà  đánh bắt sứa bởi giá trị kinh tế không cao. Sứa chủ yếu được dùng để muối bán cho người  địa phương với giá rất rẻ.

Trước đây, ngư dân Đồ Sơn không mặn mà  đánh bắt sứa bởi giá trị kinh tế không cao. Sứa chủ yếu được dùng để muối bán cho người  địa phương với giá rất rẻ. Vài năm gần đây, khi một số doanh nghiệp Trung Quốc vào thu mua và chế biến tại chỗ, đánh bắt sứa đem lại thu nhập khá cao. Tuy nhiên, do không chủ động được đầu ra và công nghệ chế biến, cả ngư dân lẫn con sứa Đồ Sơn phải chịu nhiều thiệt thòi…

 

Những miếng sứa trắng như bông
Những miếng sứa trắng như bông

Khi sứa “lên ngôi”

 

Hồi nhỏ, cứ vào dạo cuối năm và 2 tháng sau Tết âm lịch, tôi lại háo hức chờ bà, đi chợ mua sứa về ăn. Chỉ cần nấu bát nước chấm, thêm một chút rau sống là có bữa cải thiện vừa lạ, vừa ngon. Mấy năm gần đây, rất ít người bán sứa muối. Thỉnh thoảng gặp người bán rong, nhưng chỉ toàn miếng không ngon. Ngon nhất là phần chân sứa thì chẳng bao giờ được ăn nữa. Những người bán rong cho biết,  chân sứa được thu mua chế biến để xuất khẩu sang Trung Quốc.

 

Mang cả sự tò mò lẫn băn khoăn, chúng tôi đến Đồ Sơn dịp cuối tháng Giêng vừa qua. Đây là thời gian thời gian cao điểm của vụ sứa. 4 giờ chiều, trên bến cá phường Ngọc Hải tấp nập các loại xe vào ra chở sứa. Dưới bến, tàu thuyền xếp hàng chờ chủ hàng vào thu mua. Một chủ tàu cho biết, hằng năm, cứ vào vụ sứa là ngoài biển không có cá. Có lẽ, loài này tiết ra chất nào đó khiến các loài cá sợ hãi phải dạt sang nơi khác. Trước đây, khi vào mùa sứa chỉ còn cách đi đánh bắt tôm cá tận những vùng biển xa không có sứa. Nếu khai thác sứa bán cho các gia đình muối bán, giá thấp mà số lượng mua vào có hạn, chẳng thu được bao nhiêu. Do vậy, ngư dân rất ghét loài sứa. Với họ, vụ sứa là khoảng thời gian buồn nhất trong năm.

 

Tàu, thuyền bắt sứa về đến bến là đã có người trực sẵn thu mua
Tàu, thuyền bắt sứa về đến bến là đã có người trực sẵn thu mua

Khoảng 4 năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc sang thu mua và chế biến tại chỗ, con sứa Đồ Sơn thực sự lên ngôi. Trung bình 1 tàu với 5 ngư dân, 1 ngày có thể đi biển được 2 chuyến, mỗi chuyến trung bình khai thác 700-800 con sứa, có chuyến tới hơn 1.000 con. Với giá thu mua như hiện nay 6.000 đồng bộ chân sứa, một ngày một ngư dân kiếm được số tiền trong mơ 1-2 triệu đồng- lớn hơn nhiều so với đánh bắt tôm cá.

 

Một vụ sứa kéo dài hơn 2 tháng, mỗi ngư dân có thể thu nhập trên dưới 100 triệu đồng. Do vậy, nhà nhà, người người ở Đồ Sơn đổ xô đi khai thác sứa. Con sứa thực sự làm cuộc sống của nhiều gia đình ở đây“đổi đời”, có tiền đóng mới, sửa sang tàu bè, mua sắm thêm ngư cụ, mua ti vi, xe máy xịn, sửa sang nhà cửa.

 

Còn đó những nỗi niềm

 

Theo  xe thu mua sứa, chúng tôi đến khu vực chế biến sứa tại cảng cá số 3 phường Ngọc Hải. Trong khu vực, có hơn 20 gia đình chuyên thu mua, chế biến chân sứa. Tại gia đình chị Hoàng Thị Thái, hàng chục công nhân đang phân loại và đóng gói chân sứa. Trong gian phòng khách bên ngoài, có 2 thanh niên Trung Quốc đang nói chuyện qua điện thoại. Cậu công nhân trong xưởng cho biết, đây là những người do doanh nghiệp bên Trung Quốc cử đến trực tiếp chế biến sứa. Mỗi xưởng có 2-3 người, họ không biết nói tiếng Việt, khi vắng người phiên dịch, chỉ dùng chân tay để…“trò chuyện” và chỉ đạo công việc. Chị Thái cho biết, gia đình chị và các hộ thu mua, chế biến chân sứa chung quanh chỉ là…làm thuê. Các doanh nghiệp Trung Quốc cử người sang thuê nhà xưởng chế biến, máy móc. Phèn để muối sứa cũng do họ mang sang. Chân sứa được phân loại rồi cắt nhỏ sau đó cho vào các lò quay làm sạch nhớt trong khoảng 9 giờ. Sau đó đến công đoạn ngâm phèn và muối trong các bể 4-5 ngày. Khi sứa chín, cho vào các thùng cùng với muối chở về Trung Quốc. Chân sứa vốn nhũn nhưng trải qua  chế biến rất giòn và trắng.

 

Sứa sau hơn một tuần sơ chế được đóng thùng, xuất khẩu sang Trung Quốc
Sứa sau hơn một tuần sơ chế được đóng thùng, xuất khẩu sang Trung Quốc

Các công đoạn quan trọng đều do người Trung Quốc trực tiếp làm. Họ giữ bí mật về công thức chế biến và các loại phụ gia, chỉ thuê nhà xưởng, công nhân thu mua, sơ chế và đóng hộp. Mỗi công nhân được trả 1.000 đồng cho chế biến 1 bộ chân. Thu nhập mỗi người trên 3 triệu đồng/ tháng, nhưng công việc rất vất vả, có khi 2-3 ngày không được nghỉ ngơi.

 

Anh Hoàng Gia Thành, chủ hộ cho thuê nhà xưởng ở khu vực cảng cá số 3 phường Ngọc Hải cho biết, trong thời gian xem người Trung Quốc chế biến, anh và một số người học được các “ngón nghề” của họ. Hồi trong năm, khi các doanh nghiệp Trung Quốc chưa cử người sang, gia đình anh chế biến được hơn 10.000 con sứa nhưng khi bán, họ trả giá rẻ. Anh buộc phải bán, bởi nếu không bán cho họ, chỉ còn nước đổ xuống biển. Đành cắn răng chịu lỗ vụ tự chế biến sứa và…tiếp tục cho thuê nhà xưởng.

 

Do độc quyền nguồn đầu ra nên giá do các doanh nghiệp Trung Quốc quy định. Năm 2009, giá 10.000- 12.000 đồng/con, năm nay, họ chỉ trả 6.000 đồng/con. Anh Thành cho biết, nhiều hộ gia đình ở phường Vạn Sơn và Ngọc Hải cũng tự chế biến sứa nhưng chẳng thu được lãi nhiều bởi giá thu mua của các doanh nghiệp Trung Quốc rất thấp. Trong khi đó, phần chân sứa được sơ chế ở đây họ đem về chế biến thành nhiều món ăn ngon rồi xuất khẩu sang Mi-an-ma, Anh, Hồng Kông… với giá cao.

Chuyên gia kỹ thuật Trung Quốc sang tận Đồ Sơn thu mua và mượn người sơ chế sứa
Chuyên gia kỹ thuật Trung Quốc sang tận Đồ Sơn thu mua và mượn người sơ chế sứa

 

Thay lời kết

 

Mặc dù có thu nhập cao hơn hẳn so với đánh bắt tôm, cá nhưng nhiều ngư dân cũng như các gia đình cho thuê nhà xưởng chế biến sứa ở Đồ Sơn chưa hài lòng, bởi chịu nhiều thiệt thòi. Họ chẳng biết giá trị thực của con sứa ra sao khi các doanh nghiệp Trung Quốc độc quyền cả đầu ra lẫn kỹ thuật chế biến sứa thành những món ăn cao cấp. Nên chăng chính quyền quận, thành phố và các doanh nghiệp thu mua, chế biến thủy hải sản trong nước vào cuộc, từ đầu tư vốn, công nghệ chế biến đến tìm kiếm và bảo đảm  nguồn đầu ra ổn định cho thứ đặc sản này. Chỉ khi đó, con sứa ở Đồ Sơn mới thực sự lên ngôi và ngư dân Đồ Sơn mới được hưởng “vị ngọt” thực sự do con sứa đem lại.

 

Hà Vân

Ảnh: Giang Chinh

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.