Nơi lưu giữ nỗi đau bạo hành

QTV - Có 1 'bảo tàng' mà những hiện vật của nó là minh chứng cho nạn bạo hành gia đình.

QTV - Có 1 'bảo tàng' mà những hiện vật của nó là minh chứng cho nạn bạo hành gia đình.

Theo địa chỉ, chúng tôi lần tìm đến một con ngõ nhỏ trên phố Cầu Giấy, phải mất thời gian khá lâu mới tìm đến được “Bảo tàng bất hạnh”. Bảo tàng này lưu giữ những hiện vật bạo hành thân xác và tinh thần của biết bao người phụ nữ được gọi bằng cái tên "Bảo tàng của những người phụ nữ bất hạnh''.

Hành hạ vợ hơn cả... phát xít 

Trong những đồ vật được trưng bày ở bảo tàng, có câu chuyện của một người phụ nữ, năm nay đã lên chức bà nhưng vẫn là nạn nhân của ông chồng độc đoán, ghen tuông đến mù quáng. Trong bức thư đẫm nước mắt, chị viết: Chị đã từng là một nữ y tá dũng cảm trong chiến tranh nhưng trong đời thường, chị phải “đầu hàng” ông chồng bạo hành. “Có lần, tôi mặc quần lót bỗng thấy bị bỏng rát, phải ngâm người vào chậu nước hai tiếng đồng hồ mà không hiểu vì sao. Xem lại cái quần nhỏ thì thấy còn sót lại mấy hạt ớt vàng. Ông ấy ghen kiểu thế đấy! Đến con trai ông ấy còn phải bảo: “Ba ơi, ba dã man hơn cả phát xít”.

Chung cảnh ngộ, cũng là một người phụ nữ đã ngoài 60, nhưng chị vẫn bị chồng ghen nên đánh chửi  suốt ngày. Ông chồng có kiểu hành hạ về tinh thần có một không hai là làm hẳn một tập thơ để chửi vợ, những “câu thơ” khiến ai đọc thấy cũng phẫn nộ thay cho chị. Thậm chí, có lần nghi ngờ vợ có quan hệ bất chính, người chồng viết tên của vợ và 'tình địch' rồi lập bàn thờ mua nhang về thắp, tế sống hai cái tên.

Nơi lưu giữ nỗi đau bạo hành, Tin tức, Eva tám chuyện, bao hanh gia dinh, bao hanh phu nu, danh dap vo, vo chong, mau thuan vo chong

Câu chuyện về nữ y tá trong chiến tranh là nạn nhân của bạo hành gia đình

Chị V (thị trấn Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội) đã viết trong bức thư đầy nước mắt: “Khi tôi đã tâm sự và nói ra được những lời này thì cuộc đời tôi đã là một chặng đường dài đầy bạo lực và nước mắt. Từ khi chúng tôi lấy nhau đến bây giờ là 22 năm chung sống. Hàng chục năm trời tôi bị bạo lực cả về thể xác và tinh thần. Anh ấy cứ uống rượu say là đánh tôi. Có lần còn dìm đầu tôi xuống chuồng lợn. Có lần anh ấy lấy cái búa đinh đập đầu tôi, may mà bố mẹ tôi sang kịp, nếu không chắc tôi cũng chẳng còn sống mà ngồi viết những dòng này…”

Khi đến bảo tàng, người viết bị ám ảnh nhất với một 'hiện vật' là chiếc ghế. Chủ nhân của nó cùng cực, bất lực chỉ biết gửi nỗi niềm lên… chiếc ghế: “Ghế sinh ra chỉ để ngồi/ Ai ngờ ghế cũng đổi đời, đổi danh/ Đồng lõa với kẻ bạo hành/ Lúc thì ném, khi lại phang vào người/ Tôi mong ghế chỉ để ngồi/ Ghế đừng đồng lõa với người vô lương…”.

Nơi lưu giữ nỗi đau bạo hành, Tin tức, Eva tám chuyện, bao hanh gia dinh, bao hanh phu nu, danh dap vo, vo chong, mau thuan vo chong

Câu chuyện đầy nước mắt của một nạn nhân bạo hành gia đình

Còn 'hiện vật' chị N.T.T (Hà Nội) gửi đến nhóm “cùng chia sẻ” là một chiếc… bô nhựa. Chiếc bô ấy gắn với câu chuyện đau lòng chị phải chịu đựng bởi gã chồng độc đoán: “Lúc đau ốm, tôi rất mong muốn nhận được sự chăm sóc của chồng. Và chồng tôi đã chăm tôi ngoài sức tưởng tượng. Ngoài những “món” như chửi, đánh con, đập phá… thì chồng tôi còn dùng cái bô, ngày ngày dùng cho con đi đại tiện để “bồi dưỡng” khi tôi ốm đau, anh ta bảo: “Tao để cái bô đấy cho mày ngửi, cho chết mẹ mày đi!”, rồi anh ta đóng sập cửa buồng lại, để “thuốc bổ” không phát tán được. Hành hạ vợ, đánh con tàn nhẫn, tôi đau đớn tột cùng…”. Sau nhiều ngày suy nghĩ, chị T quyết tâm viết đơn tố cáo ông chồng nhẫn tâm, để các cơ quan chức năng lên tiếng, bắt gã chồng vũ phu trả lại hạnh phúc cho chị.

Cũng có chị gửi đến chiếc kìm với những dòng tâm sự: Chỉ vì tôi đi tập văn nghệ phong trào trong làng mà chồng tôi dùng chiếc kìm để bóp nát ngón tay tôi. Sau lần dùng kìm đó, anh thấy “hiệu quả” nên những lần tiếp theo không vừa ý điều gì là anh lại mang kìm ra kẹp chảy máu tay vợ. Có người bị chồng đổ cả ớt vào “vùng kín”…

Hơn 40 đồ vật vô tri, bình thường, chỉ đơn giản là vật dụng trong nhà, thế nhưng nó đã bị các ông chồng thú tính biến thành dụng cụ để bạo hành, đánh đập vợ con.

Nơi lưu giữ nỗi đau bạo hành, Tin tức, Eva tám chuyện, bao hanh gia dinh, bao hanh phu nu, danh dap vo, vo chong, mau thuan vo chong
Nơi lưu giữ nỗi đau bạo hành, Tin tức, Eva tám chuyện, bao hanh gia dinh, bao hanh phu nu, danh dap vo, vo chong, mau thuan vo chong

Những 'hiện vật' đau lòng của nạn bạo hành gia đình

Nơi sẻ chia của những người vợ bất hạnh

Ngoài những hiện vật, tại đây còn có “CLB chia sẻ” để cho chị em phụ nữ gặp những chuyện éo le tìm đến sẻ chia và nương thân.

Có phụ nữ bị chồng ghen nên anh đã xích chị bằng sợi xích chó và dấu kín trong phòng. Rất may, chị được người hàng xóm phát hiện rồi giải thoát. Cuối cùng chị phải chạy đến đây để nương náu và tố cáo tội ác của chồng.

'Bảo tàng bất hạnh' như một ngôi nhà thứ 2 của những người phụ nữ bị chồng bạo hành, họ tìm đến đây để cảm  thấy mình được chia sẻ về mặt tinh thần, cùng cảm thông, giúp nhau vượt qua khó khăn.

Tại CLB “Cùng chia sẻ”, không ít ông chồng ban đầu phản đối, tìm mọi cách ngăn cản vợ. Thế nhưng, nhờ được các chị em giúp đỡ, những người vợ vốn nhẫn nhịn trước đây đã không còn cam chịu như cũ khiến nhiều ông chồng độc ác phải thay đổi. Có người chồng còn tình nguyện đưa đón vợ tới CLB sinh hoạt. Đó là một trong những biến chuyển tiếp thêm nghị lực cho những người phụ nữ bấy lâu vẫn giữ sự bất hạnh cho riêng mình.

Nơi lưu giữ nỗi đau bạo hành, Tin tức, Eva tám chuyện, bao hanh gia dinh, bao hanh phu nu, danh dap vo, vo chong, mau thuan vo chong

Nhìn những 'hiện vật' này không ai cầm được nước mắt

Bà Nguyễn Thu Thúy, Giám đốc Trung tâm tư vấn về thông tin tư liệu bạo lực giới,  cho biết: “Những người phụ nữ tìm đến đều là những phụ nữ bất hạnh nhất thế kỷ 21. Họ không chỉ bị đánh đập, đau đớn về thể xác, cái mà họ chịu đựng, và là điều bất hạnh nhất đó là sự chà đạp và bạo lực về tinh thần”. Theo bà Thúy, những người phụ nữ bất hạnh, nạn nhân của những cuộc bạo hành phải gọi điện đến Trung tâm đấy là khi sự chịu đựng của họ đã đến cùng cực, họ mới dám tâm sự và kể ra những sự thật mà bấy lâu nay họ vẫn âm thầm cam chịu. “Nếu chị em bị bạo hành vẫn im lặng, cam chịu và nhẫn nhịn vô hình chung đã trở thành thứ “kích thích” và “bảo vệ” những hành vi xâm hại đến tinh thần và thể xác của những người chồng độc ác”.

Nhìn những hiện vật này - hiện thân của những dòng tâm sự đau xé lòng, tôi không thể tưởng tượng nổi trong thế kỷ này lại có những người phụ nữ bất hạnh như thế. Họ có một gia đình, nhưng người chồng đó không mang lại cho họ tình thương, tình yêu mà là sự khiếp đảm, nỗi sợ hãi về tinh thần, thể xác.

Không dễ gì để những người phụ nữ đó nói lên suy nghĩ và kể lại được nỗi khổ tâm của mình. Vì thế có lẽ, căn phòng nhỏ này là bảo tàng có một không hai lưu giữ nỗi đau của những người phụ nữ bất hạnh nhất thế kỷ 21

Theo eva.vn

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.